Phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo

3.2.1.3. Phát triển nông nghiệp

Phát triển một số mơ hình mới về phát triển kinh tế nơng thơn, có gắn kết với kinh tế đô thị theo hướng cụm ngành liên kết. Một số cụm ngành có tiềm năng phát triển ở Quảng Nam là: trang trại – du lịch, tiểu thủ công nghiệp – làng nghề - du lịch, thực phẩm sạch – du lịch, mây tre đan.

Quy hoạch phát triển ngành nông lâm ngư nghiệp thành các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp và thị trường tiêu dùng đô thị theo thế mạnh và điều kiện tự nhiên của từng huyện: ví dụ vùng rừng lấy gỗ làm nguyên liệu giấy; vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt – nước lợ; vùng cung cấp rau sạch, vùng chăn nuôi lợn sữa và các sản phẩm gia cầm….

Nghiên cứu phát triển một số mơ hình làng xã phù hợp với từng đặc điểm vị trí, địa hình và quan hệ với đơ thị, cụ thể có các mơ hình sau:

- Mơ hình Làng xã đơ thị hố: có vị trí nằm kề các khu vực đô thị như thành phố Tam Kỳ, Hội An và các thị trấn công nghiệp như Núi Thành.

- Mơ hình làng nơng nghiệp kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt cá: phát triển từ các làng chài ven biển ven sông Trường Giang, các làng ven bờ Vịnh bên trong cảng Kỳ Hà thuộc xã Tam Giang, Tam Hiệp, Tam Hoà. Các làng xã mơ hình này giúp quan trọng duy trì nguồn nhân lực lao động có kinh nghiệm, kết hợp sản xuất, cung cấp thủy sản với việc gìn giữ mơi trường, và có khả năng kết hợp du lịch. - Mơ hình làng nơng nghiệp kết hợp trồng cây công nghiệp, khai thác lâm nghiệp: Khu vực các xã nằm giáp với tuyến đường cao tốc mới, về phía Tây của vùng. Khu vực giáp với vùng rừng núi phía Tây có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, khai thác và trồng rừng. Các ngành nghề có thể phát triển hỗ trợ hoạt động nông nghiệp là : Trồng rừng, khai thác gỗ, chế biến gỗ, trồng cây cơng nghiệp...

- Mơ hình làng nơng nghiệp kết hợp sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Gồm các làng xã nằm giữa tuyến đường ven biển và tuyến đường cao tốc mới, không kề cận các đô thị. Hịên trạng cơ bản là sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghịêp còn hạn chế. Hướng phát triển của các mơ hình này là phát triển nghề tiểu thủ cơng nghiệp tại chỗ, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đây là khu vực chịu thiệt thịi trong q trình đơ thị hố, dễ xảy ra các xu hướng dịch cư cơ học vào đô thị do chênh lệch mức sống. Vì vậy định hướng phát triển giao thơng liên kết với giao thông vùng là rất quan trọng để tạo điều kiện phát triển giao lưu hàng hố, thúc đẩy tiểu thủ cơng nghịêp phát triển.

Lựa chọn thí điểm 3 mơ hình cụm ngành để quy hoạch không gian, đầu tư và vận hành hệ thống để rút kinh nghiệm: cụm mây tre đan, cụm heo sữa, cụm rau sạch kết hợp tour du lịch. Thơng qua hoạt động thí điểm để đưa ra các hỗ trợ về cơ chế, vốn, tiếp cận thị trường, đào tạo nguồn nhân lực. Sau đó nhân rộng ra các cụm ngành khác.

Chú trọng xây dựng các mơ hình cụm cơng nghịêp nhỏ nơng thôn tại các thị trấn để hỗ trợ phát triển chuyển đổi kinh tế phi nơng nghiệp

Có những hoạt động giới thiệu cơ hội đầu tư, các ưu đãi cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ về thuế, đất để thu hút sự tham gia của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 86 - 88)