Những tác động tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 36 - 44)

7. Kêt cấu của luận án;

1.1.4.1 Những tác động tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển

phát triển

1.1.4.1 Những tác động tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển của các nước đang phát triển

Sự gia tăng dịng kiều hối có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia nhận kiều hối. Một trong những tác động tích cực của kiều hối đến nền kinh tế chính là những đóng góp của kiều hối trong sự gia tăng tiết kiệm quốc gia, được tính bằng giá trị tiền để lại khơng sử dụng cho mục đích tiêu dùng của những chủ thể nhận các dòng kiều hối. Phần tiết kiệm từ kiều hối có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư trực tiếp, được gửi bằng ngoại tệ hay bản tệ vào các tổ chức tài chính khác, và một phần có thể được cất trữ dưới dạng tiền mặt, vàng,...Ngoài phần kiều hối được sử dụng như một nguồn vốn đầu

tư trực tiếp, kiều hối được gửi vào các tổ chức tài chính sau đó lại được cho vay tài trợ cho các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế. Theo lý thuyết của Keynes, kể cả trường hợp kiều hối được sử dụng tồn bộ cho các mục đích tiêu dùng thì cũng có tác động làm tăng tổng cầu và dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Đã có nhiều nghiên cứu tập trung phân tích tác động dài hạn của kiều hối đối với nền kinh tế với kết quả cho thấy, các tác động này chịu ảnh hưởng bởi những động cơ khác nhau của các nước chuyển tiền và đặc điểm riêng của các nước nhận tiền. Đối với các nước chuyển tiền, thường trên cơ sở mục tiêu mang tính xã hội và gia đình chứ khơng phải vì mục tiêu giảm chênh lệch thu nhập khơng ổn định và khơng đồng đều, là thị trường tài chính kém phát triển, đặc biệt hoạt động tín dụng và bảo hiểm rất hạn chế. Trong những hoàn cảnh như vậy, kiều hối thường đóng vai trị thay thế cho thị trường tài chính, chẳng hạn, tạo điều kiện cho các hộ gia đình tham gia các hoạt động đầu tư, kể cả đầu tư cho nguồn nhân lực, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy có quan hệ đồng biến với tỷ lệ trẻ em đến trường ở nhiều quốc gia bởi lẽ các gia đình có thu nhập từ kiều hối sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho sự học hành của con cái. Chẳng hạn, nghiên cứu của Lopez-Cordova và Olmeda năm 2006 tại Philippine có kết quả là tỷ lệ tăng trưởng kiều hối 10% so với thu nhập ban đầu của hộ gia đình dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng số học sinh trong độ tuổi 17-21. Chính sự gia tăng đầu tư cho con người đã dẫn đến làm tăng chất lượng nguồn nhân lực và tăng năng suất lao động, từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia nhận kiều hối. Bên cạnh đó, những kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ được của những người dân sống định cư ở nước ngồi cịn làm tăng giá trị và hiệu quả sử dụng nguồn vốn họ chuyển về cho người thân ở trong nước.

Kiều hối cũng có những đóng góp tích cực đến sự phát triển của thị trường tài chính vì những khoản tiền này làm tăng nguồn cung ứng vốn cho các tổ chức tài chính. Mối quan hệ giữa kiều hối, sự phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế có thể được xem xét ở một số cấp độ. Tại các thị trường tài chính phát triển, hoạt động có hiệu quả, tác động tích cực của kiều hối được gia tăng do những dòng tiền này được sử dụng vào những mục đích có hiệu quả nhất, qua đó có tác động tích cực hơn đến tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, kiều hối có thể bù đắp cho những thị trường tài chính kém hiệu quả. Bởi lẽ, kiều hối có thể giúp các nhà đầu tư vượt qua được những hạn chế của thị trường tài chính về sự thiếu vắng các sản phẩm huy động và cấp tín dụng phù hợp để tìm kiếm được mức sinh lời cao. Trong những trường hợp này, kiều hối có tác động trực tiếp đến các hoạt động đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong khi thị trường tài chính vẫn kém phát triển. Có những bằng chứng cụ thể ủng hộ quan điểm cho rằng kiều hối có tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế tại những thị trường tài chính kém phát triển. Ví dụ, nghiên cứu của Dustmann và Kirchamp (2001) tập trung tìm hiểu tác động của kiều hối do những người Thổ nhĩ kỳ sống tại Đức chuyển về nước cung cấp vốn thành lập các doanh nghiệp nhỏ. Trong mẫu nghiên cứu của họ, có đến 50% số tiền kiều hối tích luỹ trong 4 năm được dùng vào việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ. Tác động to lớn của kiều hối đến hoạt động đầu tư trong nghiên cứu trên đã chứng minh rằng sự kém phát triển của thị trường tài chính là một trở ngại lớn đã được khắc phục bởi các dịng kiều hối.

Ngồi ra, tác động của kiều hối cịn được xem xét ở khía cạnh xã hội, đó là giúp nâng cao nhận thức của người phụ nữ trong gia đình, thực hiện kế hoạch hố và giảm tỷ lệ sinh đẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Kiều hối cũng có tác động tích cực đến chăm sóc y tế, tăng cường sức

khoẻ cho người dân, đặc biệt tại các quốc gia có hệ thống y tế kém phát triển. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2006 tại các quốc gia Mỹ La tinh cho thấy một trong những động cơ quan trọng để những người dân sống và làm việc tại nước ngoài chuyển tiền về nước là để trang trải các chi phí chăm sóc y tế.

Những đóng góp tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội trên một số điểm nổi bật sau:

Một là, kiều hối là kênh cung cấp ngoại tệ mạnh, làm tăng dự trữ ngoại hối và tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai.

Kiều hối là nguồn ngoại tệ tương đối ổn định và ít rủi ro: dịng ngoại tệ nhận được từ kiều hối góp phần hỗ trợ cán cân thanh tốn quốc tế của các quốc gia đang phát triển bởi bản chất của nó khơng phải là một khoản nợ hay một khoản trao đổi giữa các quốc gia, vì vậy mức độ rủi ro thấp hơn FDI và ODA. Dòng kiều hối chảy về nước bổ sung ngoại tệ cho nền kinh tế, nhờ đó làm thu hẹp khoảng cách giữa cung cầu trong tình trạng khan hiếm ngoại tệ, và từ đó áp lực tăng tỷ giá cũng vì thế mà được giảm bớt. Nếu dịng kiều hối chuyển về nước thông qua hệ thống ngân hàng khi tỷ giá đang ở mức ổn định, làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, trên cơ sở đó thực hiện các vai trò quan trọng của quỹ dự trữ này đối với nền kinh tế như: duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế tác động tiêu cực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính; duy trì lịng tin về khả năng đảm bảo khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài của nền kinh tế; khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ; thể hiện khả năng đảm bảo tài chính của một quốc gia; góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài hay dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm họa mang tính quốc gia; đặc biệt là để thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Dự trữ ngoại hối còn được dùng để bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai.

Hai là, kiều hối góp phần thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng, là động lực cho tăng trưởng kinh tế

Dòng kiều hối chảy vào làm tăng tiêu dùng cũng như đầu tư.

- Tiêu dùng: Nguồn kiều hối gửi về thường được ưu tiên cho tiêu dùng các nhu cầu về lương thực; thực phẩm; quần áo; giáo dục; y tế. Đáng kể là nguồn tiền này được sử dụng nhiều hơn vào việc mở các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, xây nhà ở mới. Lượng kiều hối dùng vào chi tiêu, ở đây với hàng hoá trong nước sản xuất sẽ làm tăng lượng tiêu thụ, làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Đồng thời nhu cầu về hàng hố tăng, địi hỏi các doanh nghiệp cũng mở rộng quy mô sản xuất, trên cơ sở đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kiều hối và tiêu dùng có tác động tích cực tới các hoạt động kinh tế. Tại Jamaica, 68,7% kiều hối được sử dụng vào hoạt động chi tiêu hàng ngày, 10,1% được dùng cho giáo dục, 9,5% cho y tế và 3,2% dùng cho giải trí. Tuy nhiên, tác động tích cực của kiều hối tới tiêu dùng có thể bị giảm mạnh nếu việc tiêu dùng này chủ yếu cho các sản phẩm nhập khẩu.

- Đầu tư: Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, các thị trường chuyên biệt hoạt động ngày càng sơi nổi thì lượng kiều hối chuyển về nước có rất nhiều cơ hội sinh lời khơng chỉ mang lại lợi ích cho người đầu tư mà còn tác động trở lại, tạo điều kiện để hồn thiện các thị trường nói riêng và sự vận hành nền kinh tế nói chung. Mặt khác, ḍng tiền kiều hối cũng cho phép đầu tư về con người như nâng cao trình độ, kỹ năng sức khỏe, đó là cơ sở cho phép nâng cao hiệu quả và tăng trưởng bền vững. Lượng kiều hối tạo cơ hội cho hoạt động đầu tư vào các ngành kinh doanh mới hoặc mở rộng các doanh nghiệp hiện tại. Kiều hối cung cấp các cơ hội tài chính cho các doanh nghiệp tiềm năng nhưng khó có khả năng tiếp cận tới các nguồn tài chính chính thức. Ví dụ, tại Mexico, một nghiên cứu của 30 doanh nghiệp cho thấy 31% các doanh nghiệp được tài trợ ban đầu từ nguồn kiều hối. Tại

Jamaica, dưới 1% lượng kiều hối được dùng cho đầu tư; một nghiên cứu nhỏ tại khu vực nông thôn của nước này, 40% vốn thành lập doanh nghiệp nhỏ có nguồn gốc từ kiều hối (Kirton, 2008).

Lượng kiều hối được chuyển về thơng qua kênh tài chính chính thức thì lượng kiều hối này có thể khuyến khích tiết kiệm trong cộng đồng những người nhận tiền và điều này đã tạo ra một khoản tiết kiệm nội địa có sẵn cho đầu tư. Đồng thời, kiều hối qua kênh chính thức sẽ giúp cho các tổ chức tài chính tín dụng chính thức tiếp cận các hộ gia đình nghèo dễ dàng hơn, cung cấp cho họ các dịch vụ tài chính và tạo cơ hội cho họ cải thiện thu nhập và quản lý tài sản của mình nhằm tránh rủi ro tài chính. Ví dụ, các dịch vụ được cung cấp như mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, cho vay hoặc đầu tư bất động sản... với kết quả đạt được là cải thiện điều kiện kinh tế. Ngoài ra, mở rộng tiếp cận qua kênh chính thức sẽ giúp các tổ chức này tiếp cận được với đối tượng khách hàng cá nhân tại khu vực nơng thơn và đối tượng khách hàng có thu nhập thấp.

Ba là, kiều hối mang tính ổn định, giảm thiểu rủi ro tín dụng và gánh nặng nợ nần

So với các kênh cung cấp ngoại tệ khác, kiều hối dường như có nhiều ưu thế hơn. Nó khắc phục được những khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng mà thường trong thời kỳ này các nguồn vốn đầu tư trực tiếp hay vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp có xu hướng giảm.

Nguồn ngoại tệ có được từ xuất khẩu là quan trọng, tuy nhiên xuất khẩu phải chịu nhiều chi phí như: chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển ra nước ngồi, chi phí quảng cáo, chi phí tiếp thị, chi phí cho các chính sách bảo hộ của nước nhập khẩu… Trong điều kiện đó, kiều hối là nguồn ngoại tệ chảy vào trong nước được hưởng hồn tồn (ngoại tệ rịng) đồng thời là nguồn ngoại tệ chảy vào đất nước mà không phải bỏ ra bất cứ một chi phí nào.

Đối với đầu tư trực tiếp FDI và đầu tư gián tiếp ODA, có nhiều lợi ích thu được từ giải quyết các nhu cầu về công ăn việc làm, tiếp thu công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh quản lý… nhưng tất cả những lợi ích đó lại là của các nhà tư bản. Hơn nữa, nếu như hàng hoá do họ sản xuất ra là để tiêu thụ trong nước thì lại là một thách thức đối với khả năng cạnh tranh của hàng hoá nội địa. Kiều hối chiếm ưu thế vượt trội hơn ODA và FDI, đang đóng một vai trị quan trọng trong việc là giảm sự thiếu hụt trong cán cân vãng lai và là nguồn cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế quốc gia. Nguồn ngoại tệ này gần như khơng phải hồn lại nên ổn định hơn nguồn ngoại tệ từ vay nợ, viện trợ, giúp giảm thiểu rủi ro huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Kiều hối được coi như một dạng viện trợ của tư nhân cho tư nhân, vì vậy việc sử dụng nguồn kiều hối này vì những mục đích thực sự thiết thực.

Để có thể thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội thì nhất thiết phải có yếu tố vật chất mà trong đó vốn mang tính quyết định. Kiều hối là kênh ngoại tệ tương đối ổn định cho đất nước mà các nguồn lực khác khó sánh nổi.

Bốn là, góp phần hồn thiện hệ thống tài chính non trẻ và chuyển giao kiến thức, công nghệ.

Sự gia tăng gửi tiền của kiều hối về quê hương giúp cho ngân hàng đa dạng hố các loại hình dịch vụ, nhiều kênh chuyển tiền, thúc đẩy sự phát triển và hội nhập với hệ thống tài chính quốc tế. Ngồi ra, khơng chỉ có ý nghĩa vật chất mà việc gia tăng đầu tư từ dòng tiền kiều hối còn cho phép chuyển giao công nghệ, kiến thức, tận dụng được sự phát triển công nghệ của các quốc gia tiên tiến.

Năm là, góp phần giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển

Kiều hối đã đóng góp tích cực vào việc giảm nghèo đói đối với các gia đình nhận kiều hối hoặc có thể giúp các hộ này tránh rơi vào tình trạng nghèo

đói. Ví dụ, tại Mexico, các nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra mức sống dân cư toàn quốc về thu nhập và chi tiêu cho thấy ít người nhận kiều hối là người nghèo. Tại Gueatemala, kiều hối đã đóng vai trị rất lớn trong việc giảm mức độ nghèo đói nghiêm trọng tại các nước này, với tỷ lệ nghèo đói đã giảm khoảng 20% theo số liệu năm 2005. Tuy nhiên, yếu tố công bằng thu nhập giữa các hộ giàu nghèo có thể khơng đạt được nếu hộ nhận kiều hối chủ yếu là các hộ giàu có.

Các chuyên gia kinh tế của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của các nguồn kiều hối đối với tiến trình thực hiện các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của các nước nghèo và các nước đang phát triển. Theo số liệu của UNCTAD, nguồn kiều hối chảy về các nước chậm phát triển và đang phát triển trong năm 2009 đã lên tới 316 tỷ USD, chiếm 1,9% tổng sản phẩm quốc nội GDP của các nước này. Nguồn kiều hối thậm chí cịn chiếm hơn 5% GDP của 1/3 số nước chậm phát triển trên tồn cầu. Nguồn kiều hối của các nước này cịn quan trọng hơn cả nguồn đầu tư trực tiếp FDI và là nguồn tài chính ổn định, ít biến động ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. UNCTAD đã khẳng định vai trò quan trọng của nguồn kiều hối trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xố đói giảm nghèo, giúp người nghèo đảm bảo các nhu cầu đời sống và đầu tư phát triển sản xuất, đồng thời tạo điều kiện tăng cường chuyển giao tri thức và kỹ năng, nâng cao năng lực kinh doanh ở các nước đang phát triển thông qua đầu tư trực tiếp phát triển các cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng và khu vực sản xuất. Một phần lớn dòng tiền từ kiều hối gửi về quê hương nhằm giúp đỡ gia đình, nâng cao thu nhập, mức sống, dinh

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w