- Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
3.2.4.2 Những tác động tiêu cực của kiều hối đến phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
ở Việt Nam
Thứ nhất, luồng kiều hối chảy vào làm tăng cung ngoại tệ, nội tệ lên giá
Năm 1996 được coi là năm có luồng kiều hối nhiều chảy vào Việt Nam. Đồng thời, bắt đầu từ năm 1996, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam cũng tăng mạnh. Nếu so sánh về quy mơ dịng kiều hối chảy vào Việt Nam qua con đường chính thức và dịng vốn FDI, thì dịng kiều hối thậm chí giai đoạn 2000 - 2006 cịn cao hơn vốn FDI (hình 3).
(Nguồn: Thống kê Tài chính quốc tế IFS)
Dịng kiều hối và vốn FDI góp phần tăng trưởng kinh tế và bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai. Song cũng giống như tác động của dòng vốn FDI và vốn đầu tư gián tiếp, dòng kiều hối chảy vào làm tăng cung nội tệ, VND có xu hướng lên giá. Lượng kiều hối tăng mạnh trong ba năm 2006 - 2008 là một trong những nguyên nhân, bên cạnh việc mất giá của USD trên thị trường quốc tế đã làm cho tỷ giá USD/VND cuối năm 2006, đầu năm 2007, 2008 giảm. Giá USD trên thị trường tự do được đánh giá là “sụt giảm nghiêm trọng” ở thời điểm từ đầu tháng 3 tới các ngày 14, 19/3/2008, giá mua vào 15.470 - 15.480 USD/VND, bán ra 15.550 USD/VND, giảm mạnh so với mức giá ngày 7/3/2008 khi đó mua vào cịn ở mức 15.550 USD/VND, giá bán ra cũng còn 15.560 - 15.565 USD/VND. Mức giá kể từ ngày 11/3/2008 là mức tỷ giá thấp nhất kể từ giữa năm 2003 tới thời điểm đó và giảm tới 600 đồng/1USD trong hơn 3 năm qua.
Trên thị trường mua bán ngoại tệ của các NHTM với các doanh nghiệp và khách hàng, tỷ giá cũng giảm mạnh. Ngày 11/3/2008, tỷ giá bán ra của các NHTM chỉ còn 15.862 USD/VND, giảm tới 48 đồng/1USD, ngày 14/3/2008 cũng chỉ cịn 15.860 USD/VND, nhưng vẫn cịn có khoảng cách q xa so với tỷ giá trên thị trường tự do.
USD giảm giá trong giai đoạn này đã khiến cho NHTM nhiều khi từ chối mua USD của khách hàng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Trong khi đó, VND khơng những lên giá danh nghĩa mà còn lên giá thực, lại càng làm cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa có nhiều trở ngại. Khi bình luận về kinh tế của Việt Nam vào giai đoạn trước năm 2005, IMF cho rằng mặc dù có một vài dấu hiệu cho thấy tăng áp lực lên giá cả, đặc biệt là giá bất động sản, có sự tăng lên của tỷ giá thực. Quan sát đồ thị 4, bắt đầu từ cuối năm 2004, lạm phát Việt Nam bắt đầu quay trở lại, cùng với dòng kiều hối, dòng vốn đầu tư trực tiếp
và gián tiếp chảy vào, tỷ lệ lạm phát của VND cao hơn lạm phát USD, tỷ giá thực song phương USD/VND (RER) giảm, khiến cho VND lên giá thực.
Hình 3.4: Tỷ giá thực song phương USD/VND từ 1995-2010
(Nguồn: Thống kê Tài chính quốc tế IFS)
Khi bản tệ lên giá, các khoản đầu tư của ngân hàng quy ra nội tệ giảm, các khoản đi vay của ngân hàng quy ra nội tệ tăng, chi phí hoạt động của ngân hàng giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hệ thống ngân hàng. Xét về tổng thể kinh tế vĩ mô, tỷ giá thực giảm, khiến cho sức cạnh tranh thương mại quốc tế bị giảm sút, hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu. Quan sát đồ thị 5, ta thấy cán cân thương mại Việt Nam thâm hụt nhiều từ quý 4/2007 cho đến quý 3/2008. Giai đoạn này tương ứng với hiện tượng VND lên giá thực và USD giảm giá trên cả thị trường chính thức và tự do. Do đó, việc nhập khẩu hàng hóa trở nên rẻ tương đối, khiến các doanh nghiệp tranh thủ nhập hàng nhiều.
Hình 3.5 : Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn quý I/2005 đến quý IV/2008
(Nguồn: Thống kê Tài chính quốc tế IFS)
Thứ hai, để can thiệp tránh cho nội tệ lên giá, NHNN phải mua ngoại tệ vào, tăng gánh nặng cho NHNN khi chi phí can thiệp tăng.
Giai đoạn 2006 - 2008, lượng kiều hối và dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi ồ ạt chảy vào Việt Nam. Khi lượng kiều hối chảy vào làm nội tệ lên giá và lạm phát tăng, NHNN có thể thực thi giải pháp: (1) cho phép tỷ giá giảm; (2) can thiệp để ngăn chặn tỷ giá giảm. Thực tế NHNN Việt Nam đã lựa chọn cách thứ hai, can thiệp để ngăn ngừa tỷ giá giảm, tránh cho tỷ giá biến động nhiều, gây hậu quả xấu xảy ra với NHTM. Trong trường hợp này, NHNN phải mua ngoại tệ vào và bán nội tệ ra cùng với nghiệp vụ trung hòa lượng nội tệ tăng lên trong lưu thơng. Chi phí trung hịa là rất lớn. Thơng thường, để trung hịa nội tệ trong lưu thơng, NHNN phải phát hành tín phiếu NHNN với lãi suất cao. Mức lãi suất cao nhất là 11,68% ngày 25/3/2010. Trong khi đó, hình thức đầu tư của dự trữ ngoại hối Việt Nam còn đơn giản, chủ yếu là dưới dạng tiền gửi tại các ngân hàng và các cơng cụ tài chính như trái phiếu Chính phủ. Bảng 1 cho ta thấy mức chênh lệch giữa chi
phí NHNN bán TSN nội tệ với lợi tức cao để mua TSC ngoại tệ với lợi tức thấp và làm tăng thêm rủi ro lãi suất. Mức chênh lệch càng lớn càng làm cho chi phí can thiệp cao lên. Do vậy, can thiệp mua ngoại tệ có thể làm xấu đi nhanh chóng bảng cân đối tài sản của NHNN, làm xói mịn tính độc lập và niềm tin vào chính sách tiền tệ.
Bảng 3.1. Chi phí can thiệp của NHNN Việt Nam trên thị trường ngoại hối
Tài sản /Năm (Đơn vị: %) 2007 2008
Lãi suất phát hành tín phiếu NHNN bằng VND 7,50 7,80
Lãi suất tiền gửi JPY 0,80 0,58
Lãi suất trái phiếu Chính Phủ Nhật 1,65 1,44
Lãi suất tiền gửi USD 8,16 7,54
Lãi suất trái phiếu Chính Phủ Mỹ 4,87 3,70
Lãi suất 3 tháng EUR 3,30 4,00
(Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế - IFS và tổng hợp của tác giả)
Bên cạnh đó, nếu NHNN khơng hút hết lượng VND từ lưu thơng, làm tăng tổng phương tiện thanh tốn, sẽ là một nguyên nhân gây lạm phát cho nền kinh tế.
Hình 3.6. Mối quan hệ giữa lạm phát và cung ứng tiền M2 từ quý III/2005 đến quý I/2010
(Nguồn: Thống kê Tài chính quốc tế IFS)
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2007 - 2008, mọi can thiệp của NHNN là không thành cơng, khi mà tổng phương tiện thanh tốn cao kỷ lục. Mặc dù
thông qua nghiệp vụ thị trường mở đã hút về trên 90% lượng tiền đưa ra, việc này vẫn tạo áp lực tăng lạm phát. Đặc biệt, do nền kinh tế Việt Nam có tình trạng đơ la hóa, nên mức độ tác động của luồng vốn vào càng nhanh và mạnh hơn. Cũng trong thời gian này, giá dầu thô và giá các nguyên liệu chủ yếu trên thị trường thế giới tăng cao càng tác động làm tăng giá cả trong nước, đặc biệt khi nhập khẩu của Việt Nam chiếm tới trên 80% GDP. Hệ quả là trong hai năm 2007 và 2008, lạm phát của Việt Nam đã lên 2 con số (lần lượt là 12,63% và 19,89%), gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô và trực tiếp tác động xấu đến ổn định khu vực tài chính.
Thứ ba, kiều hối là nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng đơ la hóa nền kinh tế
Lượng kiều hối ở Việt Nam có thể được sử dụng theo ba kênh khác nhau: (i) Gửi USD vào hệ thống NHTM vừa an toàn vừa được hưởng lãi. Do nhận thức của người dân ngày càng nâng cao, hệ thống ngân hàng hoạt động ngày càng ổn định và lãi suất USD hấp dẫn nên lượng tiền gửi USD qua hệ thống NHTM tăng nhanh. (ii) Cất trữ trong nhà. Nhưng gần đây, do nhiều nhân tố thuận lợi như phân tích ở ý trên, người dân có xu hướng gửi USD tại hệ thống NHTM thay vì giữ ở nhà. (iii) Sử dụng trong thanh toán đối với khoản thanh tốn có giá trị lớn như mua nhà, mua xe, đầu tư bất động sản. Nếu như tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền gửi được coi là một chỉ tiêu để đánh giá hiện tượng đơ la hóa nền kinh tế, thì lượng kiều hối chính thức đã góp phần làm tăng tiền gửi ngoại tệ. Chúng ta có thể thấy mối quan hệ mật thiết giữa lượng kiều hối chuyển về và lượng tiền gửi ngoại tệ tăng lên trong hệ thống NHTM qua hình 7.
Hình 3.7: Mối quan hệ giữa kiều hối và tiền gửi ngoại tệ của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2009
(Nguồn: Thống kê Tài chính quốc tế IFS)
Song một nghịch lý với Việt Nam là, mặc dù lượng kiều hối chảy vào Việt Nam rất lớn, nhưng tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam bằng ngoại tệ không tăng lên. Điều này chứng tỏ một lượng kiều hối được dân chúng chuyển vào lưu thơng và có thể được giao dịch trên thị trường tự do. Ta có thể ước lượng lượng ngoại tệ trong lưu thông bằng cách: căn cứ vào mục sai số trong cán cân thanh toán quốc tế. Nếu sai số là âm thể hiện bằng lượng ngoại tệ mà hệ thống ngân hàng khơng kiểm sốt được và không quay trở lại trong hoạt động ngoại thương hay giao dịch vốn quốc tế trong bảng cân đối của NHNN. Do vậy, lượng ngoại tệ này là lượng ngoại tệ chuyển vào trong lưu thông. Ngược lại, nếu mục sai số mang dấu dương thì nó thể hiện lượng ngoại tệ ra khỏi lưu thông (Nguyễn Thị Hồng 2002). Quan sát hình 8 ta thấy lượng ngoại tệ chảy vào trong lưu thông mà NHNN khơng kiểm sốt được rất lớn. Điều này có thể thấy quy mơ hoạt động
trong hai năm 2008, 2009 ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của thị trường ngoại hối chính thức.
Hình 3.8: Lượng ngoại tệ trong lưu thơng của Việt Nam từ quý I/1996 đến quý IV/2009
(Nguồn: Thống kê Tài chính quốc tế IFS).
Vấn đề đơla hóa nền kinh tế gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định thực thi chính sách của NHNN: Ngoại tệ mạnh tất yếu lấn át nội tệ, một mặt, làm cho hoạt động của thị trường ngoại tệ gặp khó khăn. Bình thường, NHNN can thiệp, duy trì giá trị đối ngoại của nội tệ trên thị trường ngoại hối. Nhưng do hiện tượng đơla hóa cao, đại bộ phận ngoại tệ được gửi tại các NHTM không thể đem ra bán được. Số ngoại tệ chính thức được mua bán trên thị trường quá ít ỏi, cung cầu ngoại tệ giao dịch tẻ nhạt, tỷ giá hối đối khó phản ánh được đúng thực chất giá trị của đồng tiền. Mặt khác, NHNN khó thu hút được lượng ngoại tệ nhàn rỗi của nền kinh tế để tăng dự trữ ngoại hối, mặc dầu vấn đề dự trữ ngoại
hối tương đối là nan giải ở Việt Nam. Do vậy, khi cung - cầu ngoại tệ căng thẳng, dự trữ ngoại hối mỏng khó có thể phát huy hiệu lực can thiệp của NHNN trên thị trường. Tiếp nữa, lượng ngoại tệ huy động được từ nền kinh tế lại được chuyển ra nước ngoài đầu tư, gây bất ổn cung cầu ngoại tệ và tỷ giá. Ngoài ra, kết cấu tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của các NHTM sẽ càng gặp bất ổn do sự thay đổi kết cấu tiền gửi của các chủ thể kinh tế, dẫn đến hiện tượng mất ổn định trong cung ứng tiền, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và sản lượng.
Đôla hóa khơng chính thức ở Việt Nam làm giảm hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ. Đơn giản là trong nền kinh tế bị đơ la hóa, cầu nội tệ khơng ổn định. Nếu nền kinh tế có nhu cầu chuyển đổi từ nội tệ sang ngoại tệ làm cho nội tệ mất giá và lạm phát tăng trở lại lưu thông. NHNN lại vất vả chống đỡ can thiệp trên thị trường ngoại hối, nhiều khi còn phụ thuộc vào dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Khi người dân nắm giữ một lượng lớn tiền gửi ngoại tệ, chỉ cần lãi suất nội tệ hoặc ngoại tệ thay đổi sẽ dẫn tới sự dịch chuyển lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác, hay còn gọi là đầu cơ tỷ giá. Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho NHNN trong việc cung ứng tiền tệ và có thể gây ra bất ổn trong hệ thống ngân hàng.
Những cố gắng của NHNN nhằm khuyến khích tổng cầu thơng qua tăng tín dụng cũng đạt ít hiệu quả hơn. Do thay đổi lãi suất ở nước ngoài sẽ tác động trực tiếp đến quyết định phân bổ tài sản của những người nắm giữ USD. Bởi khi lãi suất USD trên thị trường thế giới tăng hay giảm, người nắm giữ USD quyết định nên mở rộng hay thu hẹp tiêu dùng và đầu tư. Như vậy, việc điều hành chính sách lãi suất thấp để kích cầu khơng chắc đã khuyến khích đầu tư mà có thể nảy sinh tâm lý chuyển đổi sang USD nhằm bảo tồn giá trị tài sản tài chính.
Đơ la hóa cũng làm giảm hiệu lực của chính sách tỷ giá. Do trên thị trường ln tồn tại một lượng ngoại tệ lưu thơng ngồi hệ thống NHTM, hình thành nên
thị trường ngoại hối tự do. Nhiều khi tỷ giá trên thị trường ngoại hối tự do biến động xa hơn tỷ giá trên thị trường chính thức, gây tâm lý bất ổn trong khu vực dân cư, ảnh hưởng đến hiệu lực của chính sách tỷ giá. Thị trường ngoại hối chợ đen gây ra tình trạng đầu cơ ngoại tệ của các nhà kinh doanh, các NHTM, của dân chúng, của doanh nghiệp tư nhân…
Thứ tư là, kiều hối và hoạt động rửa tiền: Việt Nam đang trở thành mục tiêu của hoạt động rửa tiền vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế tốn và tìm hiểu khách hàng của hệ thống ngân hàng còn kém phát triển, mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền khơng chính thức khá lớn khiến cho việc kiểm soát các giao dịch, thanh tốn trở nên khó khăn. Đặc biệt là trong bối cảnh một số năm gần đây, lượng kiều hối tăng nhanh chóng như đã phân tích ở phần trên bởi chính sách nhận kiều hối của nước ta ngày càng thơng thống và cởi mở. Năm 2007, Cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ, Cảnh sát Hoàng gia Canada và Interpol Việt Nam đã đồng phối hợp bóc gỡ một đường dây sản xuất, bn bán trái phép chất ma túy và rửa tiền xuyên quốc gia liên quan đến 24 Việt kiều Canada. Kết quả cho thấy từ năm 2000 đến năm 2004, hàng triệu USD đã được chuyển về Việt Nam qua các tài khoản ngân hàng. Vào thời gian cao điểm, tổ chức này đã chuyển về 190 nghìn USD/ngày. Theo nhận định của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC), Việt Nam dễ bị tội phạm rửa tiền tìm đến do nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt, cùng với hoạt động thương mại và đầu tư ngày càng gia tăng. Chuyển tiền qua con đường kiều hối về Việt Nam là con đường nhanh và dễ dàng. Theo Cục phòng chống rửa tiền thuộc NHNN ở Việt Nam, khó có thể thống kê chính xác thời điểm hành vi rửa tiền xuất hiện, nhưng có những dấu hiệu cho thấy, các nhóm tội phạm quốc tế đã nhắm đến Việt Nam để thực hiện hành vi rửa tiền, điều này rõ ràng đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam.
Từ những phân tích trên cho thấy, kiều hối có tác động tiêu cực đến sự ổn định của kinh tế vĩ mơ. Tuy nhiên, trong điều kiện tự do hóa tài chính, chúng ta khơng thể áp dụng các biện pháp hành chính để kiểm sốt kiều hối. Nếu vậy, Việt Nam khơng cịn là quốc gia hấp dẫn thu hút kiều hối. Vả lại, Việt Nam vẫn cần lượng kiều hối để bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai và sử dụng kiều hối khi nền kinh tế bị thiếu vốn. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để kiểm sốt và sử dụng có hiệu quả luồng kiều hối để phục vụ mục tiêu theo đúng chính sách kiều hối những năm qua đã theo đuổi.