Kiều hối và vai trò của kiều hối ở các nước Châ uÁ

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 61 - 62)

7. Kêt cấu của luận án;

2.1 Kiều hối và vai trò của kiều hối ở các nước Châ uÁ

Theo báo cáo mới nhất của WB về kiều hối và di trú tồn cầu, tính chung trên tồn cầu, lượng kiều hối được di chuyển xuyên biên giới đã có dấu hiệu phục hồi và tăng: từ mức 416 tỷ USD năm 2009 lên 440 tỷ USD năm 2010. Khi nhu cầu phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng, dự kiến lượng kiều hối chảy vào khu vực này đạt tăng trưởng 7,2% trong năm 2011 và tăng trưởng 8,5% trong năm 2012. Tại châu Á, Theo báo cáo được đưa ra tại Diễn đàn toàn cầu về kiều hối đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan, hiện trên thế giới có khoảng 60 triệu lao động di dân châu Á. Số tiền mà họ gửi về nước chiếm tới 63% trong số 410 tỷ USD kiều hối của thế giới, nhiều hơn lượng kiều hối của các di dân châu Phi, Mỹ Latinh và Đông Âu gộp lại, thậm chí cịn cao hơn cả tổng số tiền viện trợ phát triển quốc tế dành cho châu Á. Ước tính, cứ 10 gia đình ở châu Á thì có một gia đình nhận được tiền của người thân ở nước ngoài gửi về, gấp 5 lần viện trợ phát triển chính thức. Báo cáo trên cho biết 7 trong 10 nước nhận được nhiều kiều hối nhất theo thứ tự là Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam và Sri Lanka. Có 9 nước có lượng kiều hối gửi về vượt quá 10% GDP, trong đó Kyrgyzstan và Tajikistan có lượng kiều hối đổ về cao nhất châu Á lần lượt là 32,2% và 51,6%.[74]

Theo Ngân hàng thế giới (WB, 2006), dịng kiều hối là lợi ích lớn nhất mà các nước xuất khẩu lao động nhận được từ quá trình dịch chuyển lao động toàn cầu. Trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng nhanh chóng của dịng kiều hối trong mối tương quan với các dịng tài chính khác. Rõ ràng là trong khi các dịng tài chính khác khá bất ổn và thậm chí có khuynh hướng giảm từ sau năm 2000 thì kiều hối vẫn tăng một cách vững chắc. Kiều hối đã trở thành mối quan

tâm của nhiều cơ quan Chính phủ và các tổ chức phát triển. WB trong Báo cáo tài chính Phát triển Tồn cầu (The Global Development Finance Repot) xuất bản 2003 lần đầu tiên đưa vào một chương chỉ bàn về kiều hối (Lucas 2004). Chương này thừa nhận kiều hối như một nguồn tài chính tăng trưởng nhanh và ổn định, đồng thời cũng lưu ý rằng tỷ trọng kiều hối trên GDP thường cao hơn ở các nước nghèo và kiều hối mang lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế nội địa ở các nước này. Tiếp đến, WB đã dành toàn bộ Báo cáo tài chính Phát triển Tồn cầu năm 2006 cho chủ đề di cư và kiều hối. Đây có lẽ là một bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy sự thừa nhận của giới quan sát và nghiên cứu về tầm quan trọng của kiều hối.

Theo đánh giá của WB (năm 2011), kiều hối đã đóng góp một phần quan trọng vào sự phục hồi của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn sau khủng hoảng. Nguồn tiền gửi về từ kiều hối được xem như là nguồn ngoại tệ quan trọng thứ hai sau nguồn đầu tư trực tiếp của các nước đang phát triển. Tính trong tương quan với GDP, kiều hối đóng vai trị quan trọng hơn đối với nhóm nước nhỏ và có truyển thống lâu dài tiếp nhận kiều hối, kiều hối chiếm khoảng 2% trong tổng GDP của các quốc gia đang phát triển và chiếm 6% của các quốc gia có thu nhập thấp, thậm chí hơn 25% tại một số quốc gia khác.[19]

Như vậy, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines là những quốc gia điển hình về tiếp nhận kiều hối, những tác động của dòng tiền này ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội của từng nước? Việt Nam học hỏi gì từ những kinh nghiệm rút ra qua bài học về chính sách thu hút và sử dụng kiều hối của những nước nói trên?

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w