Chính sách kiều hối của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 63 - 69)

7. Kêt cấu của luận án;

2.2.1.1 Chính sách kiều hối của Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử phát triển từ rất lâu đời với nền văn minh sông Hằng nổi tiếng thế giới. Nằm trong khu vực Nam Á, Ấn Độ được coi là nền kinh tế lớn nhất chiếm đến 79% GDP của cả khu vực. Sau khi giành được độc lập năm 1947, Ấn Độ xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường trên cơ sở kế hoạch hóa. Cuối những năm 1980, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng kinh tế. Từ năm 1991, nước này tiến hành cải cách kinh tế toàn diện và sâu rộng theo hướng tự do hóa và mở cửa, tích cực hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, trong đó chú trọng cải cách cơ cấu, nâng cao hiệu quả của hệ thống tài chính, ngân hàng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tăng đầu tư vào những khu vực có khả năng tạo nhiều việc làm. Bắt đầu từ những năm 1990, Ấn Độ thực hiện chính sách “hướng Đơng” với mục đích là để hội nhập kinh tế và hợp tác chính trị với Đơng Nam Á. Chính sách này đang mang lại những kết quả đáng khích lệ trong việc cải thiện và tăng cường quan hệ giữa Ấn Độ với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thực trạng về kiều hối của Ấn Độ theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, dòng tiền kiều hối chảy về Ấn Độ liên tục tăng qua các năm, tính theo năm tài chính, năm 2007, kiều hối về Ấn Độ là 27 tỷ USD thì đến năm 2010, con số này đã đạt đến 58 tỷ USD, năm 2012 đạt 69 tỷ USD và năm 2013, nguồn kiều hối về Ấn Độ là 71 tỷ USD [51]. Theo Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) dòng tiền kiều hối được phân bổ khoảng 50% trên tổng nguồn tiền kiều hối là sử dụng vào mục đích đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của những gia đình nhận tiền kiều hối, phần còn lại là đầu tư vào sản xuất kinh doanh; đầu tư vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán.

Trước hết, chúng ta nhìn nhận hoạt động kiều hối tại Ấn Độ. Theo Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI), kiều hối bao gồm hai dòng: chuyển tiền qua kênh

chính thức tại hệ thống các Ngân hàng Ấn Độ hoặc chuyển tiền qua kênh tài khoản tiền gửi ở nước ngồi của những cơng dân Ấn Độ sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

Để nguồn kiều hối về nước như một nguồn ngoại tệ quý giá phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, Ấn Độ đã có nhiều chính sách nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả dịng tiền kiều hối:

*) Chính sách đối với người định cư ở nước ngồi

Xuất phát từ kiều hối là dịng tiền gửi của người Ấn Độ sống tại nước ngồi gửi về nước, chính phủ Ấn Độ đã có nhiều chính sách thu hút kiều bào mỗi năm cởi mở và thơng thống hơn. Người Ấn Độ ở nước ngồi chia thành hai nhóm đối tượng: một là người dân gốc Ấn khơng định cư ở nước ngồi (Non- Resident Indian - NRI) và người dân gốc Ấn định cư ở nước ngoài (People of Indian Origin - PIO). Người Ấn Độ di cư ra nước ngoài được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu là sự di cư của những lao động phổ thông làm việc trên mỏ và các đồn điền ở thuộc địa Anh; giai đoạn thứ hai là sự di cư của những lao động có tay nghề thấp ở các nước vùng Vịnh và giai đoạn ba là sự di cư của những cơng nhân có tay nghề cao và cả đội ngũ trí thức sang các nước cơng nghiệp phát triển. Có ba thị trường lớn thu hút những người di cư từ Ấn Độ: một là các nước cơng nghiệp nói tiếng Anh, bao gồm Úc, Canada, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ, hai là các nước vùng Vịnh như Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar , Ả Rập Saudi , và Ả Rập Kỳ tiểu vương quốc, và ba là các nước Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia , Singapore.Trên cơ sở phân tích đặc điểm về người Ấn Độ định cư ở nước ngồi, Chính phủ đã có những chính sách nhằm thu hút dịng tiền kiều hối từ những đối tượng này phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Năm 1998, Ấn Độ phát hành trái phiếu kiến thiết Ấn Độ chỉ dành cho Ấn kiều và thu được 4,2 tỉ USD phục vụ phát triển kinh tế. Chính sách này thực sự phát triển vào những năm 2003-2005 tạo ra nguồn thu đáng kể về kiều hối.

Sau đó, Ấn Độ ban hành quy chế "quasi-citizenship", theo đó Ấn kiều được hưởng quyền lợi như công dân trong nước, ra vào Ấn Độ không cần thị thực, được quyền sở hữu nhà đất tại Ấn Độ và hưởng các ưu đãi đầu tư chỉ dành cho Ấn kiều. Chính sách này đã thực sự thu hút các công dân Ấn Độ sinh sống và định cư ở nước ngồi có ý định đem tiền về q hương đầu tư sản xuất kinh doanh và chính điều này đã tạo ra một dịng tiền kiều hối khơng nhỏ vào mục đích phát triển kinh tế quê nhà.

Chính quyền New Delhi cịn lập ra Bộ Các vấn đề Ấn kiều để thường xuyên xử lý những thắc mắc của họ, hay thành lập các thành phố dành riêng cho Ấn kiều (Non-Resident Indian - NRI City) có cơ sở hạ tầng và dịch vụ hiện đại trên khắp đất nước. Nhờ những chính sách liên tục đó, Ấn Độ đã thu hút đội ngũ đơng đảo lực lượng chun gia trí thức cho sự phát triển của nước này. Riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chỉ trong vài năm, từ 2001-2006, nước này đã hút được hơn 30 nghìn kỹ sư từ Mỹ về Ấn Độ, biến nước này thành trung tâm của công nghệ thông tin ở Châu Á. Theo ước tính của Nasscom - Tổ chức đại diện thương mại của các công ty Ấn Độ - năm 2007, chỉ trong vịng 18 tháng, đã có tới 30.000 chun gia cơng nghệ gốc Ấn hồi hương. Bangalore, Hyderabad và các vùng ngoại ô thủ đô New Delhi là những cái phễu khổng hồ hút người tài. Những chính sách hút trí thức Ấn kiều của New Delhi đã khiến Mỹ phải lo ngại, vì cho rằng điều đó có thể làm cạn kiệt các tài năng khoa học và cản trở nghiêm trọng tới quá trình cải cách của cường quốc này. "Mỹ sẽ mất những nhân tài gốc Ấn khi họ hồi hương", Brink Lindsey - Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu ở Học viện Cato tại Washington - khẳng định. Những tài năng công nghệ gốc Ấn đang

lần lượt rời Thung lũng Silicon Valley của Mỹ để về nước tiếp nhiên liệu cho cuộc bùng nổ công nghệ cao của nước này. Điều này đã tạo nên xu hướng "dòng chất xám chảy ngược" - những tài năng công nghệ gốc Ấn về nước tiếp nhiên liệu cho cuộc bùng nổ công nghệ cao tại quê nhà.

Năm 2000, Chính phủ Ấn Độ thành lập Ủy ban cấp cao để nghiên cứu phương cách cải thiện quan hệ với cộng đồng Ấn kiều. Từ năm 2003, Ấn Độ thường xuyên tổ chức ngày Ấn kiều để các bộ, ngành đối thoại và thu hút đầu tư của người Ấn. Năm 2004, Ấn Độ thành lập Bộ các vấn đề Ấn kiều, để thường xuyên xử lý những mối quan tâm của Ấn kiều. Ấn Độ còn xây dựng nhiều thành phố dành riêng cho Ấn kiều khắp cả nước. Thái độ thiện chí của chính phủ Ấn Độ đã nhận được ủng hộ tích cực từ phía Ấn kiều.

Trong một thập niên sau khi cải cách kinh tế và cải thiện quan hệ với cộng đồng Ấn kiều, Ấn Độ đã nhận một lượng kiều hối lên tới 154 tỷ USD, cao gấp rưỡi Trung Quốc. Như vậy, đằng sau những con người gốc Ấn chính là dịng tiền kiều hồi mà họ mang theo để đầu tư về quê nhà, những chính sách ưu đãi đối với người định cư nước ngoài đã gián tiếp tác động đến dòng tiền kiều hối của Ấn Độ ngày một gia tăng.

*) Chính sách bảo vệ người tiêu dùng

Thị trường kiều hối Ấn Độ hoạt động dựa trên cơ sở minh bạch dòng tiền kiều hối và bảo vệ quyền lợi của người chuyển tiền và người nhận tiền kiều hối. Chính phủ Ấn Độ đã thành lập Đề án dịch vụ chuyển tiền kiều hối (Money Transfer Service Scheme – MTSS) trong đó có những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ quyển lợi của khách hàng chuyển tiền. Mức độ khiếu nại, tranh chấp chủ yếu liên quan đến những sai lầm trong sự sao chép của chi tiết tài khoản của người nhận và tình trạng thiếu tiền mặt. Trong trường hợp các vấn đề chưa được giải quyết, khách hàng có thể tiếp cận thanh tra ngân hàng. Tăng

cường hơn nữa tính minh bạch và bảo vệ người tiêu dùng tại thị trường Ấn Độ cho dịch vụ chuyển tiền , nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền cần phải: (a) thông qua một hiến chương bảo vệ người tiêu dùng, được công bố rộng rãi và (b) chỉ định giải quyết khiếu nại và công bố chi tiết nội dung giải quyết khiếu nại của họ.

Những chính sách trên đã tạo dựng một lịng tin cho những cơng dân gốc Ấn định cư ở nước ngoài hoặc lao động gốc Ấn đang làm việc tại nước ngồi có động lực gửi tiền về nước.

*) Những chính sách cải cách trong lĩnh vực tài chính.

Trong hai thập kỷ tiến hành cải cách, Ấn Độ không ngừng thực hiện các biện pháp để tăng cường sức mạnh cho thị trường tài chính thơng qua các mục tiêu cụ thể như giảm thâm hụt ngân sách của chính quyền trung ương và các bang, tăng mức dự trữ ngoại tệ, tư nhân hoá hệ thống ngân hàng và mở rộng thị trường vốn v.v… Cải cách trên lĩnh vực tài chính theo hướng tự do hố đã làm thay đổi những hoạt động trong hệ thống ngân hàng, tạo ra cơ hội để thực hiện vai trò năng động của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Những cải cách trong hệ thống ngân hàng nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân trong lĩnh vực ngân hàng, cho phép các ngân hàng nhà nước bán cổ phần ra thị trường tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ ngân hàng phát triển trong đó có dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Tính cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng được nâng cao trước sự điều tiết của thị trường tài chính và trước những đối thủ mới ở trong nước cũng như những đối tác cạnh tranh tư nhân nước ngồi. Q trình cải cách hệ thống tài chính ở Ấn Độ được thực hiện khá đồng bộ trên hệ thống ngân hàng, tiền tệ đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ và liên kết hơn của hệ thống thị trường chứng khoán. Trước cuộc cải cách, Ấn Độ đã có 22 thị trường chứng khốn, Bombay (BSE) là thị trường chứng khoán lâu đời nhất và lớn nhất[54]. Nhu cầu

tăng lên về vốn do q trình tự do hố nền kinh tế cùng với những ứng dụng về cơng nghệ mạng máy vi tính đã thúc đẩy việc mở rộng hoạt động của hệ thống thị trường chứng khốn. Tháng 11/1992, Chính phủ Ấn Độ quyết định thành lập một thị trường chứng khoán cũng tại Bombay, với tên gọi Chứng khoán Quốc gia (National Stock Exchange - NSE). NSE là một thị trường điều phối hoàn tồn tự động thơng qua hệ thống vi tính nối mạng hiện đại và đây là nơi mà lệnh mua tốt nhất sẽ gặp lệnh bán tốt nhất. Ngày nay, mạng lưới NSE đã bao trùm 1.500 vùng trên khắp cả nước và cung cấp hơn 230.000 điểm phục vụ [35].

Nền tài chính của Ấn Độ phát triển mạnh góp phần khơng nhỏ trong việc thu hút nguồn tiền kiều hối chuyển về trong nước để phục vụ q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

*) Vai trị của các cơ quan thơng tin

Tại Ấn Độ, hoạt động chuyển tiền kiều hối được trôi chảy, thuận lợi là nhờ có sự phối hợp đồng bộ các cơ quan có thẩm quyền khác nhau như Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (Reserve Bank of India - RBI); Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ Ấn Độ ở nước ngoài (Ministry of Overseas Indian Affairs - MOIA); Hiệp hội Ngân hàng Ấn Độ (Indian Banks Association - IBA). Các cơ quan chủ quản có thẩm quyền trong việc chuyển tiền tiền kiều hối trên đã đưa ra những chính sách thống nhất nhằm bảo vệ lợi ích của các đối tượng chuyển tiền kiều hối sao cho có lợi nhất, đảm bảo tính minh bạch nhằm tạo lịng tin và thu hút dòng tiền kiều hối về nước ngày một nhiều hơn. Những chính sách như:

+ Cùng cơng bố các bảng thơng tin so sánh về chi phí dịch vụ chuyển tiền;

+ Cùng thống nhất một số vấn đề liên quan đến chuyển tiền kiều hối như thời hạn giao dịch; thủ tục khiếu nại; công bố tỷ giá hối đối và lệ

phí; các biện pháp an tồn và bảo vệ khách hàng; các biện pháp quản lý rủi ro.

+ Xem xét đánh giá các cơ hội để tăng phạm vi thu thập dữ liệu liên quan đến dòng tiền kiều hối; Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cùng với Bộ Nội vụ Ấn Độ ở nước ngoài phát hành trái phiếu dành cho cư dân Ấn Độ ở nước ngoài nhằm thu hút các nguồn tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ và phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w