CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4. Các chỉ số nghiên cứu
2.3.4.1. Chỉ số dịch tễ học lâm sàng: Chúng tôi tiến hành điều tra về một số yếu tố dịch tễ tại thời điểm nhập viện, gồm: Tuổi Giới Địa phương Thời điểm mắc bệnh Tiền sử tiếp xúc nguồn lây. 2.3.4.2. Chỉ số lâm sàng
Các chỉ số nghiên cứu lâm sàng được đánh giá tại thời điểm nhập viện và được theo dõi trong suốt quá trình điều trị tại viện, ghi nhận các biến chứng của bệnh:
Các chỉ số lâm sàng gồm:
+ Lý do nhập viện
+ Thời gian từ khi xuất hiện bệnh đến khi nhập viện + Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SpO2.
+ Tình trạng lt miệng, vị trí lt miệng. + Tình trạng rối loạn tiêu hóa: nơn, tiêu chảy
+ Tình trạng phát ban: vị trí, hình dạng (hồng ban, sẩn bóng nước). + Phân độ lâm sàng tại 2 thời điểm: Khi nhập viện và khi xuất viện.
- Xác định và ghi nhận các biến chứng:
Gồm biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp và các biến chứng khác, nếu có.
+ Thời điểm xuất hiện biến chứng.
+ Các biểu hiện lâm sàng của từng loại biến chứng
2.3.4.3. Các chỉ số cận lâm sàng
Bao gồm các xét nghiệm thường qui, các xét nghiệm xác định căn nguyên gây bệnh và các xét nghiệm đánh giá các biến chứng của bệnh trong quá trình theo dõi.
Các xét nghiệm thường qui, gồm: công thức máu, men gan, chức năng thận, điện giải đồ, đường huyết.
Trong trường hợp bệnh nhân có biến chứng sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm phù hợp:
+ Biến chứng thần kinh: xét nghiệm dịch não tủy, CT scanner sọ não. + Biến chứng tim mạch: chụp Xquang tim - phổi, điện tâm đồ.
+ Biến chứng hô hấp: chụp X quang tim- phổi, theo dõi SpO2.
2.3.4.4. Các chỉ số căn nguyên gây bệnh
Được thực hiện tại thời điểm nhập viện.
Xét nghiệm xác định căn nguyên vi rút: dựa vào phản ứng RT-PCR trên bệnh phẩm dịch ngốy họng, xác định sự có mặt của EV71 và EV khác.
Giải trình tự gen xác định các dưới nhóm của EV71 và các EV khác.