CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.5. Nội dung nghiên cứu: gồ m3 nội dung chính
2.3.5.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh Tay Chân Miệng
Phân bố bệnh nhân về: tuổi, giới, khu vực, thời điểm nhập viện, thời gian xuất hiện bệnh trong năm.
Các biểu hiện lâm sàng tại thời điểm khởi phát bệnh, nhập viện. Phân độ lâm sàng và tỷ lệ chuyển độ nặng.
Diễn biến các triệu chứng lâm sàng: thời điểm xuất hiện, thời gian diễn biến. Các biến chứng (thần kinh, tim mạch, hô hấp...): tỷ lệ các loại biến
chứng, thời điểm xuất hiện.
Biến đổi về huyết học, sinh hóa ở bệnh nhân Tay Chân Miệng.
Biến đổi dịch não tủy ở bệnh nhân biến chứng thần kinh, XQ phổi ở bệnh nhân biến chứng hô hấp, điện tâm đồở bệnh nhân biến chứng tim mạch. Di chứng và căn nguyên tử vong (nếu có)
2.3.5.2. Xác định căn nguyên vi rút gây bệnh TCM tại Việt Nam
Sử dụng kỹ thuật RT-PCR trên bệnh phẩm dịch họng để xác định tỷ lệ EV71 và các EV khác gây bệnh Tay Chân Miệng.
Sử dụng kỹ thuật giải trình tự gen, sau khi loại trừ những bệnh phẩm không xác định được các dưới nhóm vi rút, tiến hành phân tích đểxác định:
Các nhóm vi rút đường ruột chính gây bệnh TCM. Tỷ lệcác dưới nhóm của EV71 và của Coxsackievirus
Các dưới nhóm vi rút đường ruột là căn nguyên chính gây bệnh TCM tại Việt Nam
Đối chiếu 2 nhóm căn nguyên do EV71 và do các EV khác với một số đặc điểm dịch tễ và biểu hiện lâm sàng.
2.3.5.3. Các yếu tốtiên lượng bệnh Tay Chân Miệng
Xác định thời điểm chuyển bệnh nặng.
Các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: bệnh nhẹ và bệnh nặng; và được nghiên cứu xác định:
Mối liên quan giữa một số yếu tố dịch tễ và mức độ nặng của bệnh. Mối liên quan giữa một số triệu chứng lâm sàng và mức độ
nặng của bệnh.
Mối liên quan giữa một số chỉ số xét nghiệm và mức độ nặng của bệnh.
Mối liên quan giữa các căn nguyên vi rút với mức độ bệnh nặng và biến chứng của bệnh.