CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Tay Chân Miệng
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh Tay Chân Miệng
3.1.2.1. Lý do nhập viện
Biểu đồ 3.5. Lý do nhập viện (n=1034)
Nhận xét: 1034 bệnh nhi khai thác được lý do nhập viện:
- Lý do nhập viện thường gặp nhất là sốt ( chiếm 65,3%), tiếp đến là dấu hiệu nổi ban (chiếm 15,9%) và loét miệng (chiếm 3,9%).
- Đáng lưu ý là có 11,8% số trẻ nhập viện vì dấu hiệu giật mình (đây là một trong những dấu hiệu thần kinh). Các dấu hiệu bệnh lý của đường tiêu hóa như tiêu chảy và nôn khiến bệnh nhân nhập viện chỉ chiếm từ 0,3% đến 1,5%
3.1.2.2. Thời gian từ khi xuất hiện bệnh đến khi nhập viện.
Biểu đồ 3.6. Thời gian tính từ khi biểu hiện bệnh đến khi nhập viện
Nhận xét:
- Bệnh nhân TCM nhập viện chủ yếu trong 4 ngày đầu của bệnh (93%). Trong đó tỷ lệ nhập viện cao nhất là ngày thứ 2 (chiếm 41,3%) và ngày thứ 3 (chiếm 34,2%).
Thời gian trung bình từ khi xuất hiện bệnh đến khi nhập viện 2,8 ± 1,1ngày.
3.1.2.3. Các triệu chứng lâm sàng và diễn biến.
Bảng 3.2. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp
Triệu chứng n = 1170 % Phát ban 1070 91,5 Loét miệng 865 73,9 Sốt 726 62,1 Giật mình 601 51,4 Nơn 159 13,6 Tiêu chảy 62 5,3
Nhận xét:
- Các biểu hiện lâm sàng thường gặp của bệnh TCM gồm: phát ban (91,5%), loét miệng (73,9%), sốt (62,1%) và giật mình( 51,4%).
- Các biểu hiện của đường tiêu hóa như nơn, tiêu chảy chỉ gặp với tỷ lệ thấp (13,6% và 5,3%).
Bảng 3.3. Diễn biến các triệu chứng lâm sàng trong quá trình bệnh Triệu chứng Thời điểm bắt đầu (%) Diễn biến trung bình (ngày) Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Từ ngày 4 Phát ban (n=1067) 56,8 25,4 13,3 4,5 2,2±1,42 Loét miệng (n=865) 55,4 24,2 15,3 5,1 2,1±1,39 Sốt (n=710) 60 14,5 16,2 9,3 3,12±1,4 Giật mình (n=601) 20,3 44,8 24,3 10,6 2,53±0,96 Nôn (n=159) 44,7 20,8 19,5 15 2,4±1 Tiêu chảy (n=62) 17,7 16,1 25,8 40,4 2,24±1,5
Nhận xét: trong số các bệnh nhân TCM được theo dõi diễn biến lâm sàng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, kết quả cho thấy:
- Phát ban: 95,5% xuất hiện trong 3 ngày đầu. Diễn biến trung bình 2,2±1,42 ngày.
- Loét miệng: 94,9% xuất hiện trong 3 ngày đầu. Diễn biến trung bình 2,1± 1,39 ngày.
- Sốt: 90,7% xuất hiện trong 3 ngày đầu. Diễn biến sốt trong TCM kéo dài trung bình 3,12 ±1,4 ngày.
- Giật mình: 89,4% xuất hiện trong 3 ngày đầu. Diễn biến trung bình 2,53±0,96 ngày.
- Nơn: 85% xuất hiện trong 3 ngày đầu. Diễn biến trung bình kéo dài 2,4±1 ngày.
- Tiêu chảy: 59,6% xuất hiện trong 3 ngày đầu. Diễn biến trung bình 2,24±1,5 ngày.
3.1.2.4. Phân độ lâm sàng
Biểu đồ 3.7. Phân độ lâm sàng
Nhận xét:
- Bệnh nhân nhập viện gặp cả 4 độ lâm sàng, hầu hết bệnh nhân ởđộ 2A (73,8%). Có 15,3% nhập viện trong tình trạng nặng (gồm độ 2B, độ 3 và độ 4).
- Phân độ lâm sàng lúc xuất viện có thay đổi so với lúc nhập viện, trong đó tỷ lệphân độ từ độ 2B trởlên cao hơn so với lúc nhập viện.
3.1.2.5. Tỷ lệ chuyển độ nặng trong quá trình nằm viện.
Bảng 3.4. Tỷ lệ chuyển độ nặng trong quá trình bệnh nhân nằm viện. Phân độ lúc nhập viện Tỷ lệ chuyển độ nặng hơn (%) Độ 2A Độ 2B Độ 3 Độ 4 Tổng Độ 1(n=128) 41,9 1,2 5,8 0 48,9 Độ 2A(n=863) - 7,1 4,6 0,2 11,9 Độ 2B (n=132) - - 25,8 1,5 27,3 Độ 3(n=42) - - - 7,1 7,1
Nhận xét: Trong quá trình theo dõi lâm sàng tại bệnh viện, nhiều bệnh nhân tiếp tục chuyển độ nặng hơn, cụ thể:
- 48,9% bệnh nhi từ độ 1 chuyển độ nặng hơn, gồm 41,9% chuyển độ 2A, 1,2% chuyển độ 2B và 5,8% chuyển độ 3.
- 11,9% bệnh nhi từ độ 2A chuyển độ nặng hơn, gồm 7,1% chuyển độ 2B, 4,6% chuyển độ 3 và 0,2% chuyển sang độ 4.
- 27,3 % bệnh nhi từ độ 2B chuyển độ nặng hơn, gồm 25,8 % chuyển sang độ 3 và 1,5% chuyển sang độ 4.