Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 29 - 32)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quân đội

Với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu các dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội, ngày 4/11/1994, MB đã ra đời và chính thức đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0100282873 ngày 30/09/1994 do sở Kế hoạch – Đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp và Giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14/09/1994 của NHNN VN.

Trải qua 18 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh với định hƣớng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NHTMCP hàng đầu Việt Nam) và các cơng ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bƣớc khẳng định là các thƣơng hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam. Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trƣờng mới bên cạnh thị trƣờng truyền thống ban đầu. Trong vòng 6 năm qua, MB liên tục đƣợc NHNN VN xếp hạng A – tiêu chuẩn cao nhất do NHNN ban hành.

2.1.2 Mơ hình tổ chức và mạng lƣới hoạt động của ngân hàng TMCP Quân đội 2.1.2.1 Mơ hình tổ chức: 2.1.2.1 Mơ hình tổ chức:

- Đại hội đồng cổ đơng: là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của MB.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của MB bao gồm: chiến lƣợc, kế hoạch trung hạn, hàng năm và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của MB.

- Ban kiểm sốt: là cơ quan đại diện cổ đơng, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, hoạt động tài chính của MB, giám sát việc chấp hành chế độ hạch tốn, sự an tồn trong hoạt động của MB, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của MB, đảm bảo Ngân hàng hoạt động hiệu

- Các ủy ban cao cấp: Các ủy ban cao cấp giúp cho việc hội đồng quản trị bao gồm: Ủy ban Tín dụng và đầu tƣ; Ủy ban nhân sự và đãi ngộ; Ủy ban ALCO; Ủy ban quản lý rủi ro. Các ủy ban này giúp việc cho Hội đồng quản trị trong từng mảng công việc cụ thể nhằm đảm bảo các quyết định chiến lƣợc của Hội đồng quản trị đƣợc xây dựng và triển khai có hiệu quả và đúng pháp luật.

- Cơ quan kiểm toán nội bộ: Là cơ quan giúp Ban kiểm soát triển khai các hoạt động giám sát của Ban kiểm soát.

- Văn phòng Hội đồng quản trị: là cơ quan chuyên môn giúp Hội đồng quản trị, Thƣờng trực HĐQT triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phù hợp quy định của pháp luật và Điều lệ MB, tham mƣu hỗ trợ cho Hội đồng quản trị trong những vấn đề mang tính định hƣớng, chiến lƣợc, đƣa ra các dự báo cũng nhƣ đề xuất cụ thể cho các hoạt động quan trọng của MB cũng nhƣ cho tồn bộ các cơng ty thành viên thuộc MB. Đồng thời hỗ trợ việc đề xuất, triển khai, đánh giá chƣơng trình phát triển cho MB và các cơng ty thành viên khác khi có u cầu. Với vai trị quan trọng là cầu nối giữa quản trị và điều hành. Văn phịng HĐQT là kênh truyền tải các thơng tin từ HĐQT, Thƣờng trực HĐQT đến Ban điều hành và ngƣợc lại đảm bảo thông suốt, kịp thời.

- Ban điều hành: Là cơ quan điều hành các hoạt động hàng ngày của MB, tổ chức triển khai các chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc hoạt động nhằm đạt đƣợc các mục tiêu, kế hoạch đã đƣợc Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị thông qua.

- Khối quản trị rủi ro: Là cơ quan giúp Tổng giám đốc kiểm sốt tồn bộ các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong đó tập trung vào rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng và rủi ro hoạt động.

- Khối kiểm tra, kiểm soát nội bộ: là cơ quan giúp Tổng Giám đốc thực hiện việc thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hợp lý và hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về nhận dạng, đo lƣờng, đánh giá và quản lý rủi ro, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật.

- Khối thẩm định: Thực hiện thẩm định các phƣơng án cấp tín dụng cho toàn bộ các khách hàng trên toàn hệ thống; Quản trị hệ thống về tổ chức, triển khai công tác thẩm định và giám sát việc tổ chức, triển khai phƣơng án cấp tín dụng cho các Khách hàng.

- Các cơ quan quản lý hệ thống: có chức năng xây dựng và duy trì phát triển các nguyên tắc và cơ chế quản lý nhằm hỗ trợ mạnh mẽ các khối kinh doanh, hƣớng dẫn quản lý hỗ trợ chi nhánh theo trục dọc, tạo ra các dịch vụ có chất lƣợng cao phục vụ khách hàng.

- Các cơ quan hỗ trợ kinh doanh: có chức năng hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, xây dựng và duy trì các quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ của MB với chất lƣợng cao, đảm bảo phòng ngừa rủi ro, phát triển mạng lƣới và kênh phân phối của MB với chất lƣợng cao, đảm bảo phòng ngừa rủi ro, phát triển mạng lƣới và kênh phân phối của MB cũng nhƣ các hoạt động hành chính quản trị.

- Các khối kinh doanh: đƣợc tổ chức chuyên sâu theo từng phân khúc khách hàng và thị trƣờng,

- Chi nhánh và các phòng giao dịch, điểm giao dịch: là đầu mối cung cấp trọn gói các giải pháp và sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, theo từng địa bàn trên cơ sở chính sách và chiến lƣợc của MB.

2.1.2.2 Các hoạt động chính của MB: * Huy động vốn * Huy động vốn

MB là ngân hàng có sản phẩm đa dạng cả bằng ngoại tệ và nội tệ, tập trung huy động vốn từ 02 thị trƣờng: tổ chức kinh tế và dân cƣ; các tổ chức tín dụng và định chế tài chính. Định hƣớng của MB là trở thành tập đồn tài chính đa năng. Do đó, việc sử dụng các cơng cụ tài chính, bao gồm huy động vốn từ khách hàng (bằng sản phẩm tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá) và đầu tƣ vào các tài sản tài chính có chất lƣợng cao đã trở thành hoạt động mang tính then chốt giúp ngân hàng đạt đƣợc mức chênh lệch lãi suất cần thiết.

Ngay từ đầu năm 2012, MB đã tập trung thực hiện các giải pháp huy động vốn. Thành lập Ban chỉ đạo huy động vốn hệ thống. Ban hành chính sách huy động phù hợp với từng đối tƣợng vùng, miền, phân khúc khách hàng. Kết quả huy động vốn tính đến 31/12/2012 đạt 152.358 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011, gấp khoảng 1,4% tốc độ tăng trƣởng chung của toàn hệ thống ngân hàng, hồn thành 109% kế hoạch.

* Hoạt động tín dụng

MB cung cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân với các sản phẩm cho vay đa dạng với 10 sản phẩm cho vay cá và 9 sản phẩm cho vay doanh nghiệp. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, MB đã định hƣớng phát triển tín dụng trên nguyên tắc tăng trƣởng hợp lý, có chọn lọc, an tồn, hiệu quả và chất lƣợng tín dụng đƣợc đặt lên hàng đầu. Chủ động xây dựng các chƣơng trình bán hàng phù hợp với chính sách của NHNN, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tăng cƣờng sự gắn bó, chia sẻ giữa ngân hàng và khách hàng. Tổng dƣ nợ tín dụng (bao gồm dƣ nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) tại 31/12/2012 là 76.314 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011, hoàn thành 106% kế hoạch. Với phƣơng châm đặt chất lƣợng tín dụng lên hàng đầu, MB đã rất chú trọng kiểm soát chất lƣợng nợ, quản trị tốt rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu tại 31/12/2012 là 1,84%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành.

* Hoạt động dịch vụ

Đây là hoạt động có quan hệ chặt chẽ, là cơng cụ hỗ trợ để tăng trƣởng các hoạt động khác nhƣ huy động vốn, tín dụng đồng thời đem lại cho ngân hàng nguồn thu an tồn với chi phí thấp. Với sự kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại với công nghệ tiên tiến (ngân hàng điện tử, thẻ), hoạt động cung cứng dịch vụ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống MB.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)