Các thông số thống kê của từng biến trong phƣơng trình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 57)

Hệ số hồi quy chƣa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn

hóa T Sig. VIF

B Sai số chuẩn Beta Hằng số -.153 .273 -.560 .576 X1 .526 .065 .457 8.138 .000 1.564 X2 .436 .063 .390 6.916 .000 1.576 X3 .100 .043 .106 2.341 .020 1.026

Chỉ tiêu nhân tử phóng đại phƣơng sai (VIF) của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tƣợng đa cộng tuyến trong mơ hình đƣợc đánh giá là khơng nghiệm trọng

(Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mơ hình tương quan tuyến tính với nhau).

Phƣơng trình hồi quy:

Y = 0.457* X1 + 0.390 * X2 + 0.106 * X3

 Đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình

Hệ số R2 (R Square) = 0.611 và R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) = 0.605 nói lên rằng mơ hình hồi quy tuyến tính bội đƣợc xây dựng với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội đƣợc giải thích đến bởi các biến độc lập.

 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Kết quả kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa sig = 0.000 cho thấy mơ hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng đƣợc.

Giải thích kết quả các biến:

- Nhân tố ảnh hƣởng lớn nhất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội là yếu tố về phía ngân hàng với hệ số hồi quy là β= 0.457. Điều này đúng với thực tế vì đối với một ngân hàng, năng lực về vốn, chất lƣợng tài sản, năng lực quản trị, khả năng sinh lợi, … có giá trị hơn mọi nhân tố khác. Từ đó, ngân hàng mới tạo ra uy tín và niềm tin của khách hàng. Một khi ngân hàng xây dựng đƣợc thƣơng hiệu nổi tiếng sẽ đem đến cho khách hàng sự tin tƣởng và hài lòng khi giao dịch, nhờ đó mà tăng thêm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Nhân tố tác động mạnh thứ hai đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội là yếu tố từ bên ngoài với hệ số hồi quy là β= 0.390. Các nhân tố này làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng tốt hơn, hiệu quả hơn và tránh đƣợc những rủi ro.

- Nhân tố ảnh hƣởng cuối cùng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh là nhân tố khách hàng với hệ số hồi quy là β= 0.106. Khi ngân hàng có một tài chính lành mạnh, kiểm soát đƣợc rủi ro xảy ra để tránh nợ xấu cao. Từ đó, tạo đƣợc uy tín và sự tin tƣởng cho khách hàng.

2.4 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh của ngân hàng TMCP Quân Đội Quân Đội

2.4.1 Nhân tố khách quan:

2.4.1.1 Mơi trƣờng về kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nƣớc - Mơi trƣờng kinh tế

Tình hình kinh tế năm 2012 diễn biến không thuận lợi. Kinh tế thế giới ảm đạm, khủng hoảng nợ cơng châu Âu, kinh tế Mỹ suy thối chƣa có dấu hiệu phục hồi tích cực. Kinh tế nƣớc ta tiếp tục bị ảnh hƣởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do chƣa đƣợc giải quyết. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hƣởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cƣ trong nƣớc. Thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế toàn cầu 2012 chỉ đạt 2,3%, tăng trƣởng thƣơng mại 3,6%, giảm sút liên tục trong 3 năm trở lại đây. Kinh tế trong nƣớc tăng trƣởng chậm, số lƣợng doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động lớn, hàng tồn kho cao, thị trƣờng bất động sản đóng băng, tổng cầu suy giảm. Tăng trƣởng GDP năm 2012 đạt 5,03%, bƣớc đầu kiểm soát đƣợc lạm phát (CPI 6,81%).

Ngành ngân hàng chịu tác động rất lớn từ những khó khăn của kinh tế thế giới, kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ các chính sách của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, lãi suất huy động và cho vay VNĐ giảm mạnh.

Hoạt động các ngân hàng khó khăn: tăng trƣởng tín dụng thấp (tồn ngành là 8,91%); nợ xấu tăng cao, tỷ lệ nợ xấu tồn ngành là 8,6%. Chính phủ, NHNN ban hành nhiều chính sách nhằm kiềm chế lạm phát (6 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động VNĐ từ 14% xuống 8%, điều chỉnh lãi suất cho vay VNĐ giảm từ trên 20% xuống 12%/năm). Thực hiện tái cơ cấu ngân hàng thƣơng mại; hạn chế việc mở chi nhánh, phòng giao dịch. Tổ chức thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động các ngân hàng thƣơng mại. Nghiên cứu, đƣa ra các phƣơng án cơ cấu, xử lý nợ xấu nhằm giảm thiểu nợ xấu trong các ngân hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, phát triển tuy

Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Đặc biệt hệ thống thanh toán qua ngân hàng nhanh chóng, an tồn, chính xác nhƣng khối lƣợng thanh tốn bằng tiền mặt của nền kinh tế vẫn còn rất lớn. Mặt dù, thị trƣờng thẻ phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trƣởng thẻ thanh toán rất lớn 300% đến 400% hàng năm nhƣng các chủ thẻ chƣa biết hết các tiện ích nên sử dụng rất hạn chế, tỷ lệ thanh toán qua thẻ chỉ đạt 1,6% trong tổng khối lƣợng thanh toán qua ngân hàng. Tất cả các điều này cho thấy ngƣời tiêu dùng chƣa mặn mà với các hình thức thanh tốn qua ngân hàng, tập quán sử dụng tiền mặt của ngƣời dân còn phổ biến. Đây là một trở ngại lớn đối với các ngân hàng khi triển khai các dịch vụ bán lẻ nhƣng cũng cho thấy thị trƣờng tiềm năng cần đƣợc ngân hàng khai thác triệt để. Trình độ dân trí và sự hiểu biết của ngƣời dân về hệ thống ngân hàng mặt dù đã có bƣớc tiến đáng kể nhƣng chƣa thực sự tin tƣởng vào độ an toàn của ngân hàng khi gửi tiền, họ luôn lo sợ bị mất vốn. Đây cũng khó khăn cho ngân hàng khi có những tin đồn thất thiệt, đặc biệt là đối với những ngân hàng chƣa khẳng định đƣợc uy tín thƣơng hiệu trên thị trƣờng.

Một thuận lợi rất lớn đối với các NHTM trong nƣớc là tâm lý thích giao dịch với các ngân hàng Việt Nam của ngƣời dân. Đây là điểm lợi thế của ngân hàng nội khi cạnh tranh với các ngân hàng ngoại trong q trình mở cửa tự do hóa ngành ngân hàng. Tuy vậy, xét về lâu dài yếu tố này chắc chắn sẽ mất đi do các ngân hàng nƣớc ngồi có nhiều kinh nghiệm trong q trình triển khai các dịch vụ chất lƣợng cao nên các doanh nghiệp lẫn ngƣời dân sẽ bị thuyết phục. Vì vậy, các ngân hàng một mặt cần quan tâm khai thác cơ hội này, mặt khác phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ nhằm giữ chân khách hàng.

2.4.1.2 Môi trƣờng pháp lý

Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động ngân hàng dần dần phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý các hoạt động ngân hàng – tiền tệ ngày càng đa dạng và có tính nghiệp vụ cao của một thị trƣờng tài chính – tiền tệ trong tiến trình hội nhập, nhiều văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng đã đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trong thời gian qua, nhƣ: Luật Công cụ chuyển nhƣợng; Pháp lệnh Ngoại hối; Nghị định về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngồi và văn phịng đại

diện của các tổ chức tín dụng nƣớc ngồi hoạt động tại Việt Nam; Nghị định về mức vốn pháp định của các TCTD; Nghị định hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh Ngoại hối; Hàng loạt văn bản pháp lý khác cho hoạt động của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng đã đƣợc hoàn thiện.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam còn nhiều bất ổn, hành lang pháp lý còn chƣa rõ ràng, cơ chế bảo vệ cho những giao dịch tự nguyện, tự thỏa thuận còn thiếu minh bạch, nên dễ phát sinh mâu thuẫn giữa các bên tham gia giao dịch trong thị trƣờng tài chính, ngân hàng. Chính điều này là cơ sở để những chủ thể (gồm cả các khách hàng lẫn các định chế tài chính, ngân hàng) với ý thức kinh doanh kém sẵn sàng hy sinh uy tín, danh dự thối thác trách nhiệm, bắt vạ đối tác, trốn tránh xử lý tài sản..

2.4.1.3 Yếu tố khoa học, công nghệ

Trong giai đoạn khoa học kỹ thuật phát triển vũ bảo nhƣ hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng là một xu thế tất yếu. Hệ thống ngân hàng Việt Nam nhờ vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã phát triển và ứng dụng phần mềm quản lý dữ liệu, xử lý tự động các thao tác nghiệp vụ, truy xuất thông tin kịp thời phục vụ cho công tác quản trị điều hành. Bên cạnh đó nhiều loại hình dịch vụ của ngân hàng điện tử ra đời nhƣ: Internet Banking, Phone Banking, Home Banking, E-Banking, thanh toán thẻ, máy ATM,… đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung, khả năng ứng dụng công nghệ của cả nƣớc còn hạn chế, trong khi đó cơng nghệ ngân hàng thuộc nhóm cao cấp và hiện đại nhất của nền kinh tế nên các ngân hàng việc ứng dụng cũng còn hạn hẹp. Mặt khác, do tiềm lực tài chính có hạn nên các NHTM Việt Nam chƣa đầu tƣ triệt để cho lĩnh vực công nghệ. Theo quan niệm:”khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất thứ nhất”, nên đây là lĩnh vực quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến sự thành bại của một NHTM trong thời đại ngày nay.

2.4.1.4 Đối thủ cạnh tranh

Sau khi Việt Nam là thành viên của WTO, nền kinh tế đã đạt đƣợc những thành tựu bƣớc đầu. Môi trƣờng và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam (NHVN) có những chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận về

Trong quá trình hoạt động, MB cũng đã xác định đối thủ cạnh tranh của mình là các NHTM cổ phần vì có sự tƣơng đồng về vốn, mạng lƣới, kinh nghiệm hoạt động, đặc biệt là các MHTM cổ phần có trụ sở chính tại địa bàn TP.HCM. Trong nhóm các NHTM cổ phần đó, nổi bật lên là các ngân hàng “tốp trên” nhƣ: Á Châu, Vietcombank, Vietinbank,… đó là tất cả các ngân hàng trên đều là đối thủ cạnh tranh hiện tại của MB.

Do đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh của ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ tƣơng tự nhau, các ngân hàng cạnh tranh với nhau chủ yếu dựa trên tiềm lực tài chính, uy tín, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ,… Mặt khác, xu hƣớng hoạt động hiện nay của các ngân hàng là chuyển sang ngân hàng bán lẻ, phục vụ kể cả thị trƣờng nhỏ, khách hàng nhỏ để phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động nên MB không chỉ cạnh tranh với các NHTM cổ phần mà thậm chí cả với các NHTM quốc doanh, liên doanh và nƣớc ngồi.

Những làn sóng đầu tƣ từ bên ngồi vào ngân hàng nội vẫn là một cơn sốt, các ngân hàng nƣớc ngoài ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động ngân hàng Việt Nam thông qua việc mua cổ phần. Cùng với việc cổ phần hóa các NHTM quốc doanh đã tạo ra những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ, lúc này thì bản đồ cạnh tranh giữa các NHTM cổ phần có nhiều thay đổi.

Nhóm các đối thủ trong tƣơng lai đƣợc đánh giá là rất cao, đặc biệt là các ngân hàng nƣớc ngồi. Do đó mục tiêu đặt ra cho MB khơng dừng lại ở việc vƣợt lên các đối thủ cạnh tranh hiện tại mà còn chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết đón đầu vận hội và hạn chế các thách thức do quá trình hội nhập kinh tế đem lại.

2.4.1.5 Khách hàng

TP. Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động tài chính ngân hàng diễn ra rất sơi nổi và hiệu quả nhất cả nƣớc. Mỗi nhóm NHTM đều định vị khách hàng mục tiêu của mình. Đối với các NHTM thì đối tƣợng chính là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp quốc doanh. Với các Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi, Ngân hàng liên doanh thì tập trung khai thác đối tƣợng khách hàng là các công ty nƣớc ngồi có chi nhánh tại Việt Nam, các cơng ty liên doanh. Đối với nhóm các NHTM cổ phần thì đối tƣợng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân.

Việt Nam là một nƣớc có dân số khá đơng, nhất là ở TP.HCM dân cƣ tập trung đông đúc. Bên cạnh đó đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân không ngừng cải thiện, nhu cầu chi tiêu chuyển sang mức cao hơn. Nhờ đó mơi trƣờng kinh doanh của ngân hàng ngày càng thuận lợi và hấp dẫn, nhu cầu số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng.

Cùng với xu hƣớng cạnh tranh nội bộ ngành ngày càng gay gắt nên khách hàng có nhiều sự lựa chọn và đƣợc đánh giá là khó tính hơn trƣớc. Khách hàng ln quan tâm đến lãi suất, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, phong cách phục vụ của nhân viên,.. nếu ngân hàng không khả năng đáp ứng nhu cầu thì khách hàng sẵn sàng thay đổi ngân hàng khác để giao dịch.

2.4.2 Nhân tố chủ quan: 2.4.2.1 Năng lực tài chính 2.4.2.1 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của ngân hàng đƣợc thể hiện qua hai chỉ tiêu là vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Vì vốn chủ sở hữu của ngân hàng có sự đóng góp chủ yếu của vốn điều lệ nên khi phân tích vốn chủ sở hữu luận văn đã thơng qua chỉ tiêu vốn điều lệ.

Sau 19 năm qua, kể từ ngày thành lập vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng với mục đích là cung cấp tài chính cho một số doanh nghiệp quân đội. MB từng bƣớc vƣơn lên trở thành một trong những ngân hàng thƣơng mại hàng đầu của Việt Nam. So với năm 1994, quy mô vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng gấp 500 lần, mạng lƣới chi nhánh và điểm giao dịch tính đến cuối năm 2012 là 182. Năm 2012, MB đã chuyển đổi thành công mơ hình tổ chức theo chiến lƣợc phát triển 2010 – 2015. Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 3.090 tỷ đồng, dẫn đầu trong khối các NHTM CP (không kể các ngân hàng do nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối), dẫn đầu về ROE và khẳng định vị trí chắc chắn trong TOP 5 ngân hàng thƣơng mại lớn mạnh nhất Việt Nam. Đặc biệt, nếu xét về quy mô hoạt động, MB đang dẫn đầu lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam ở nhiều chỉ tiêu nhƣ năng suất lao động, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trƣởng huy động, tín dụng, lợi nhuận,…

2.4.2.2 Năng lực quản trị điều hành

chỉ số ở mức 20-30%. Lợi nhuận trƣớc thuế của MB trong giai đoạn 2004-2008 cũng đạt mức tăng trƣởng bình quân đến 61%/năm.

Đặc biệt, trong năm 2012, khi thị trƣờng đang khó khăn thì MB vƣơn lên vị trí dẫn đầu thị trƣờng về tăng trƣởng huy động vốn, tín dụng và lợi nhuận, các chỉ số ROA, ROE. Năm 2013, dù tình hình khơng khả quan hơn, kết thúc 9 tháng đầu năm, MB vẫn hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu cơ bản.

Ý thức kỷ luật và tinh thần thƣợng tôn pháp luật là một trọng điểm cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp MB. Các quy định của pháp luật, ngành và của MB luôn đƣợc cán bộ, nhân viên chấp hành nghiêm chỉnh, ln đƣợc Bộ Quốc phịng, NHNN Việt Nam cùng nhiều cơ quan quản lý nghiệp vụ đánh giá cao. Nhìn nhận trên khía cạnh nghiệp vụ, bản chất các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng là bằng các quy trình, quy chế, là sản phẩm vơ hình. Rủi ro rất dễ đến nếu nhƣ các sản phẩm, quy định đƣợc vận dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)