NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý khai thác tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông cửu long theo hướng phát triển bền vững (Trang 25 - 30)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.3.1. Khai thác, sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý

Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên thiên nhiên không kém so với cái mà các thế hệ trước đã được hưởng, ngăn ngừa trước những thay đổi mà có thể tránh được đối với những tài nguyên môi trường khơng thể tái tạo, thay thế, tính vào chi phí các hoạt động kinh tế, dịch vụ được môi trường thiên nhiên cung cấp, những dịch vụ này không phải là “hàng hóa cho khơng”.

Các nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng đối với tài nguyên nhân văn. Chúng ta cần trân trọng các nền văn hóa địa phương, truyền thống dân tộc, kế sinh nhai và đất đai mà người ta dựa vào để sống.

Việc sử dụng tiết kiệm, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực này đang ngày càng được nhìn nhận như là vấn đề sống cịn đối với việc quản lý hợp lý mang tính tồn cầu và nó cũng khiến cho việc kinh doanh phát triển lâu dài.

1.3.2. Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải

Sự tiêu thụ tài nguyên quá mức các nguồn tài nguyên sẽ dẫn tới sự hủy hoại mơi trường trên tồn cầu chúng ta và đi ngược lại với sự phát triển của du lịch. Kiểu tiêu thụ quá mức này là một đặc trưng của các nước có nền cơng nghiệp phát triển và đã lan rộng rất nhanh trên toàn cầu như là phong cách sống phương Tây. Các dự án du lịch được triển khai mà khơng có các đánh giá tác động môi trường hoặc không thực thi các kiến nghị về tác động mơi trường của các dự án đó đã dẫn tới sự tiêu dùng lãng phí, vơ trách nhiệm đối với các tài ngun mơi trường. Chính điều này đã gây ra sự ơ nhiễm mơi trường, suy thối tài ngun và xáo trộn về mặt văn hóa và xã hội.

Khai thác, sử dụng q mức tài ngun và khơng kiểm sốt lượng chất thải từ du lịch góp phần dẫn đến suy thối mơi trường mà hậu quả của nó là sự phát triển khơng bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế- xã hội nói chung.

Việc giảm tiêu thụquá mức và giảm chất thải ra ngồi mơi trường sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại môi trường và góp phần nâng cao chất lượng du lịch.

1.3.3. Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn tính đa dạng

Tính đa dạng về thiên nhiên, văn hóa, xã hội là thế mạnh của mỗi quốc gia nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách về các sản phẩm du lịch. Đa dạng cũng là sự sống còn khi tránh được việc quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn lực sinh tồn.

Phát triển bền vững cho chủ trương ủng hộ việc để lại cho thế hệ mai sau sự đa dạng cả về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn khơng ít hơn những gì thế hệ trước được thừa hưởng. Chiến lược bảo tồn thế giới nhấn mạnh sự cần thiết bảo tồn đa dạng nguồn gen, từ đó, mục đích đã được mở rộng, trong đó có sự đa dạng cơ cấu chính trị, kinh tế- xã hội và các nền văn hóa. Việc duy trì và phát triển tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là yêu cầu rất quan trọng đối với việc phát triển du lịch bền vững, là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.

1.3.4. Phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế- xã hội

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, chính vì vậy, mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội của địa phương, của vùng kinh tế. Du lịch được thiết lập đúng đắn sẽ tăng cường các giá trị về tài sản mơi trường, bảo vệ các lồi q hiếm và mang lại sự cải thiện đối với cộng đồng địa phương. Những nơi mà du lịch không kết hợp với các ngành khai thác thơng qua quy hoạch có chiến lược thì du lịch sẽ bung ra nhanh chóng và khó kiểm sốt được nền kinh tế địa phương.

Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng ồn tại lâu dài của ngành du lịch.

1.3.5. Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương

Để phục vụ cho việc phát triển kinh tế- xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng, việc khai thác các tài nguyên là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rêng một địa bàn lãnh thổ, nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình mà khơng có sự chia sẻ, phối hợp với các ngành khác và không quan tâm đến lợi ích kinh tế chung cũng như quyền lợi của người dân địa phương thì tất yếu sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của người dân địa phương. Điều đó khơng chỉ ảnh hưởng đến sự thuận lợi trong việc phát triển kinh tế của ngành đó mà cịn đẩy người dân địa phương vào thế phải tăng cường khai thác các tài nguyên sẵn có của mình để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống, dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển kém ổn định, bền vững của địa

phương. Do đó, du lịch phải làm nền cho sự đa dạng hóa kinh tế bằng hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Sự đầu tư có kế hoạch đúng đắn về hạ tầng cơ sở như đường sá, điện nước, thơng tin liên lạc, … có thể phục vụ cho sự phát triển tổng thể, thơng qua đó, thúc đẩy sự phát triển nhanh của du lịch.

Du lịch cũng cần lưu tâm đến các chức năng kinh tế có tính chất quan trọng và hợp nhất các giá trị môi trường trong các quyết định đầu tư. Ngành du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt mơi trường thì mới bảo vệ được nền kinh tế địa phương và tránh được sự tổn hại về mơi trường.

1.3.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch du lịch

Sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết cho ngành du lịch. Người dân địa phương với nền văn hóa bản địa, mơi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với một điểm du lịch, đồng thời cũng hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu sống của người dân địa phương, bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa của họ; và sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng làm phong phú thêm các loại hình và sản phẩm du lịch.

Hơn nữa, khi cộng đồng địa phương được tham gia chỉ đạo phát triển du lịch thì sẽ tạo ra được những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch bởi cộng đồng sở lại là chủ nhân và là người có trách nhiệm chính với tài nguyên và môi trường khu vực. Điều này sẽ tạo ra khả năng phát triển lâu dài của du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch được thực hiện thơng qua việc khuyến khích họ sử dụng các phương tiện, các cơ sở vật chất của mình để phục vụ khách du lịch như chuyên chở, thuyết minh hướng dẫn du khách, cho thuê nhà ở, nấu ăn cho khách, sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ làm đồ lưu niệm.

Khuyến khích cộng đồng địa phương cùng làm du lịch không chỉ qua những việc làm có thu nhập thấp, theo mùa và những việc phục vụ như bồi bàn, dọn phịng mà nên có những công việc ở mức cao hơn và những công việc quản lý có thu nhập cao thường do người nước ngồi làm thì người dân địa phương cũng có thể đảm đương bởi họ cũng có kinh nghiệm và sự hiểu biết đặc biệt về địa phương mình để góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển du lịch của địa phương mình.

Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ khơng chỉ mang lại lợi ích cho họ và mơi trường mà còn nâng cao chất lượng du lịch.

1.3.7. Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng liên quan các đối tượng liên quan

Tham khảo ý kiến quần chúng là một q trình nhằm dung hịa giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm lớn hơn của người dân địa phương và tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa. Ý kiến của người dân địa phương là cần thiết để đánh giá một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của quần chúng địa phương. Du lịch còn đem lại sự tiếp xúc trực tiếp giữa du khách với người dân địa phương và những thay đổi tiềm ẩn do sự thay đổi nhanh chóng của ngành du lịch.

Tham khảo ý kiến trên diện rộng với các chính quyền địa phương cũng nhưngười dân để khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến, lồng ghép các lợi ích của cá nhân và quần chúng.

1.3.8. Chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường

Một lực lượng lao động được đào tạo và có kỹ năng thành thạo, khơng những mang lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà cịn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Việc đào tạo đúng mức và nhận thức của người học về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch sẽ giúp cho việc nâng cao lòng tự hào nghền ghiệp và tăng cường sản phẩm du lịch đối với du khách, chủ nhà và ngành du lịch.

Việc đào tạo phải bao gồm cảgiáo dục đa văn hóa nhằm tăng cường sự hiểu biết và cảm nhận khác nhau về văn hóa và làm cho nhân viên du lịch và học viên nắm được nhu cầu của khách và cả chủ nhà. Điều đó cũng góp phần loại bỏ các thành kiến khơng tốt và tư tưởng bài ngoại.

Lợi ích lâu dài cho mọi người địi hỏi việc đào tạo và sử dụng nhân viên là người địa phương, điều này được áp dụng đặc biệt đối với các cán bộ tổ chức và hướng dẫn viên có kiến thức sâu rộng có kiến thức sâu rộng và mối quan tâm lớn trong vùng và việc tham gia của họ sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ. Đào tạo nhân viên người địa phương không nên chỉ hạn chế trong những công việc đơn giản, có vị trí thấp và mức lương thấp.

Việc đào tạo nhân viên, trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng du lịch.

1.3.9. Tăng cường quảng bá tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm

Tiếp thị và quảng cáo là những vũ khí lợi hại cho việc bán thành công bất cứ sản phẩm nào. Phát triển bền vững dựa trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực các thông tin về sản phẩm, bao gồm cả các tác động của chúng đối với nhân viên và môi trường. Điều đó nhằm nâng cao chất lượng mơi trường tự nhiên, nhân tạo và mức sống có tính

đến giá thành của các giá trị mơi trường có xét đến nhu cầu của thế hệ hiện tại và tương lai.

Chiến lược tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định, đánh giá và ln rà sốt lại mặt cung của những nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn và cá nguồn lực khác cũng như khía cạnh cung – cầu.

Do sự tăng trưởng của du lịch và sự hoán vị của các điểm tham quan mà tiếp thị du lịch đặc biệt có tính cạnh tranh. Nó mang tính độc nhất và người tiêu dùng “nhắm mắt” mua sản phẩm vì người ta khơng thể khảo sát điểm tham quan trước khi mua, do đó, người tiêu dùng đến với sản phẩm và tiêu thụ nó ngay tại nguồn.

Tiếp thị và quảng cáo du lịch một cách đầy đủ và có trách nhiệm giúp nâng cao hiểu biết, sự cảm kích, lịng tơn trọng văn hóa và mơi trường địa phương và làm tăng sự thỏa mãn toàn diện của du khách.

1.3.10. Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu

Để ngành du lịch tồn tại và phát triển một cách bền vững, điều cốt yếu là cần có sự dự đốn vấn đề và nắm trước các chi phí giải quyết vấn đề. Tốc độ phát triển nhanh của du lịch tại những khu vực dễ bị tổn thương về mặt môi trường, kinh tế và xã hội. Những mơi trường này thường có ít số liệu do khó khăn trong việc thu thập.

Điều đó cho thấy nhu cầu cấp thiết cần thực hiện các nghiên cứu cơ bản hơn nữa để đảm bảo không chỉ cho hiệu quả kinh doanh mà còn cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế, chính sách, với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, mơi trường. Việc nghiên cứu tồn diện địi hỏi phải có sự hợp tác giữa ngành du lịch với các trường đại học, viện nghiên cứu, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ về tiềm năng, kỹ năng nghiên cứu và tổ chức cũng như thiện chí về chính trị, sự trung thực và cam kết về nghiệp vụ. Tiếp tục nghiên cứu và giám sát ngành du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là cần thiết để giúp cho việc giải quyết những vấn đề cịn tồn đọng và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho cộng đồng địa phương, cho du lịch và cho du khách.

CHƯƠNG 2 - TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý khai thác tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông cửu long theo hướng phát triển bền vững (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)