7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.3. Với chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Du lịch là một ngành kinh tế địi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách hàng. Hiệu quả kinh doanh du lịch phụ thuộc rất lớn vào phong cách, thái độ giao tiếp và trình độ nghiệp vụ của nhân viên. Thực trạng nguồn du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy chất lượng phát triển nguồn nhân lực của ngành trong thời gian qua còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là đòi hỏi khách quan và cấp thiết, là một trong những giải pháp nâng cao cạnh tranh của ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Để đáp ứng được yêu cầu này các biện pháp cần thực hiện chủ yếu là:
Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch thông qua các chương trình đào tạo ở nước ngồi, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn trong nước để bổ sung trình độ quản lý, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ quản lý ở mọi cấp.
Tăng cường đào tạo trình độ đại học về du lịch, khuyến khích các hình thức đào tạo về du lịch trên địa bàn Đồng bằng sơng Cửu Long. Xây dựng chính sách thu hút nguồn sinh viên địa phương đang học tập tại các thành phố lớn về làm việc tại địa phương; thu hút các chun gia giỏi và lao động có chun mơn cao về làm việc trong ngành du lịch, có chính sách khuyến khích tham gia học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ theo các chương trình đào tạo.
Tiến hành điều tra đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong toàn ngành về cả số lượng lẫn chất lượng, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển.
Các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn cao cấp cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo tại chỗ, hoặc hợp đồng với các trường đại học, Viện nghiên cứu tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của mỗi đơn vị.
Tiến hành liên kết hợp tác trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ với các tỉnh thành khác đặc biệt là những nơi có ngành du lịch phát triển như thành phố Hồ Chí Minh bằng cách tham quan khảo sát, trao đổi công tác, liên kết thực hiện các chương trình du lịch.
Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý ngành và lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia các hội nghị, hội thảo về du lịch trong nước cũng như nước ngồi để có thể tiếp thu được những thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý và phát triển du lịch cũng như quan điểm, chiến lược phát triển hiện đại của thế giới.
Triển khai chương trình giáo dục du lịch tồn dân: thơng tin, giáo dục trong nhân dân, cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch và làm du lịch, tinh thần tự hào dân tộc, thể hiện lịng hiếu khách, sự tơn trọng, cởi mở và thân thiện đối với du khách. Đưa nội dung du lịch lồng ghép vào giảng dạy ngoại khóa tại các trường học trong địa phương.