QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VÙNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý khai thác tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông cửu long theo hướng phát triển bền vững (Trang 59 - 60)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VÙNG ĐỒNG

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020

3.2.1. Quan điểm phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển du lịch phải gắn với việc đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững.

Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của Đồng bằng Sông Cửu Long.

Phát triển du lịch gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Phát triển du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các vùng,… đặc biệt là mối quan hệ với thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn khách du lịch.

3.2.2. Định hướng phát triển và mục tiêu của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 Long đến năm 2020

3.2.2.1 Mục tiêu tổng quát

Phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế vê tài nguyên du lịch phong phú của vùng, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả vùng. Đến năm 2020, du lịch Đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngang tầm yêu cầu của một vùng văn minh, hiện đại. Phấn đấu để Đồng bằng sông Cửu Long thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng - an toàn - thân thiện”, nơi hội tụ của “Văn minh sông nước Mekong”.

3.2.2.2. Định hướng phát triển

Xây dựng hoàn chỉnh các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí tổng hợp, Trung tâm văn hóa Tây Đơ, Trung tâm hội nghị quốc tế và nhiều khách sạn cao cấp hiện đại trong vùng; mở rộng không gian du lịch ngoại thành với nhiều nhà hàng - khách sạn mới và hệ thống du lịch vườn, du lịch nông thôn phục vụ ăn uống tại chỗ;

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, các loại hình ẩm thực, tham quan mua sắm, giải trí cuối tuần... đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách; Mở nhiều tuyến điểm du lịch mới, các tua du lịch liên vùng, du lịch quốc tế và phát triển du lịch đường thủy dọc tuyến sông Mê-kông;

Đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch chuyên nghiệp, phong cách phục vụ văn minh, lịch sự.

3.2.2.3. Mục tiêu cụ thể chủ yếu a. Về khách du lịch

Năm 2015 đạt 2,7 triệu lượt khách quốc tế và 5,2 triệu lượt khách nội địa. Năm 2020 đạt 3,9 triệu lượt khách quốc tế và 6,5 triệu lượt khách nội địa.

b. Về cơ sở lưu trú du lịch:

Năm 2015 có tổng số 37.150 buồng khách sạn. Năm 2020 có 50.000 buồng khách sạn.

c. Về nguồn nhân lực du lịch:

Năm 2015 có 154.700 lao động trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 54.100 lao động trực tiếp. Năm 2020 có 236.600 lao động trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 82.700 lao động trực tiếp.

d. Về thu nhập du lịch, giá trị GDP du lịch và nhu cầu đầu tư

Năm 2015 thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 723,1 triệu USD, giá trị GDP du lịch đạt 491,6 triệu USD. Năm 2020 thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 1.349,5 triệu USD, giá trị GDP du lịch đạt 877,1 triệu USD.

Nhu cầu đầu tư cho du lịch giai đoạn từ nay đến 2015 là 959,6 triệu USD. Nhu cầu đầu tư cho du lịch giai đoạn 2016-2020 là 963,7 triệu USD

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý khai thác tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông cửu long theo hướng phát triển bền vững (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)