7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
a. Các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và địa phương
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tiềm năng du lịch văn hóa vơ cùng phong phú, được phát triển trên nền tảng của một vùng văn hóa sơng nước của những cư dân sống lâu đời bên hai bờ sông Cửu Long. Với hàng nghìn điểm di tích trong đó có hơn 120 di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng được xếp hạng là di tích cấp quốc gia đây là một lợi thế vô cùng to lớn trong phát triển du lịch văn hóa của vùng.
*Các di tích khảo cổ học
Các di tích khảo cổ thường gắn liền với một quá trình hình thành và phát triển lâu
dài của một nền văn minh, quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời. Với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đồng bằng non trẻ nhất nước ta thì Đồng bằng sơng Cửu Long không phải là nơi lưu trữ các giá trị khảo cổ lâu đời của người Việt. Lịch sử phát triển của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long tính từ khi người Việt vào khai hoang lập ấp cho đến nay khoảng hơn 300 năm. Nếu so với các vùng khác trong cả nước thì đây được xem là vùng đất mới của người Việt ( Đồng bằng sơng Hồng có lịch sử phát triển khoảng 3-4 nghìn năm).
Các di chỉ khảo cổ được phát hiện trong những năm trở lại đây không gắn liền với đặc trưng văn hóa của người Việt cổ mà có những đặc trưng văn hóa riêng của một nền văn hóa cổ gắn liền với một quốc gia cổ đại được đề cập trong các tư liệu sách cổ của Trung Quốc. Vương quốc cổ Phù Nam được xác định tồn tại trên vùng lãnh thổ kéo dài từ vùng Lâm Đồng cho đến mũi Cà Mau ngày nay. Là một đế chế hình thành từ thế kỉ thứ I tồn tại trong vòng sáu thế kỉ và bị diệt vong sau cuộc chiến tranh xâm lực của Chân Lạp. Từ sau thế kỉ thứ VII, vùng đất cai trị của vương quốc Phù Nam xưa trở thành vùng đất của người Chân Lạp và được giọ là Thủy Chân Lạp ( Phân biệt với Lục Chân Lạp được xác định là vùng đất thuộc vương quốc Campuchia ngày nay).
Nền văn hóa Phù Nam hay cịn gọi là nền văn hóa Ĩc –eo (do được phát hiện đầu tiên ở Óc –eo thuộc Tỉnh An Giang) được phát hiện tình cờ do hoạt động sản xuất của người dân vào những năm 1938 và được chính thức khai quật vào năm 1994 do một nhà khảo cổ học người Pháp thực hiện. Trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Ĩc – eo được phát hiện và khai quật lâu nhất thuộc vùng núi Ba Thê – An Giang. Với nhiều hiện vật cổ có giá trị như các bức tượng thần, đồ trang sức bằng vàng, các vật dụng sinh hoạt hằng ngày của người Phù Nam cổ. Theo sự phân tích của các nhà khoa học thì văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ nền văn hóa Ấn Độ do có cùng phong cách tạc tượng thần cũng như những hoa văn trine những cổ vật.
Hiện tại các di chỉ khảo cổ của người Phù Nam được tìm thấy nhiều nhất ở tỉnh An Giang, ngồi ra cịn được tìm thấy ở các tỉnh như Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang… Ngồi ra cịn có một số điểm khai quật các di tích khảo cổ ở một số nơi khác.
Phần lớn các điểm di tích khảo cổ ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long còn nhỏ lẻ, chưa khai thác được các tìm năng du lịch do chưa được đầu tư cũng nhưng chưa được các cơng ty lữ hành và chính quyền địa phương xây dựng các hoạt động du lịch gắn liền với các điểm khảo cổ này. Tiêu biểu nhất trong việc phục vụ du khách là khu di
chỉ Óc-eo thuộc vùng núi Sập tỉnh An Giang nhưng chua thu hút được sự quan tâm nhiều của các công ty lữ hành cũng như du khách.
* Các di tích lịch sử
Trải qua gần 4000 năm lịch sử liên tục chống giặc ngoại xâm và thiên nhiên khắc nghiệt. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tổ tiên, nên nhiều di tích lịch sử ghi dấu những chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm, gắn liền với các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước cũng như cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân, các vị anh hùng dân tộc đã được nhiều thế hệ người Việt Nam xây dựng giữ gìn cho tới ngày nay. Tính đến ngày 30/12/2006, cả nước có 1367 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia. Đây là nguồn tài nguyên du lịch quý giá góp phần bảo tồn các giá trị lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn các thế hệ hiện tại cũng như mai sau; đồng thời là điều kiện nền tảng để phát triển các họa động du lịch về nguồn.
Tính đến năm 2008, Đồng bằng sơng Cửu Long có gần 500 di tích lịch sử - văn hóa được cơng nhận, trong đó có gần 150 di tích cấp quốc gia. Các di tích lịch sử văn hóa như đình, chùa, lăng ở Đồng bằng sông Cửu Long là một khối nghệ thuật hòa quyện chặt chẽ của tiểu vùng. Có cả sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, nền văn hóa Angkor.
Các di tích lịch sử ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm:
Các di tích ghi dấu các sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyết định hướng phát triển của đất nước, của địa phương.
Các di tích ghi dấu chiến cơng chống xâm lược.
Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc phong kiến.
* Các di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa
Vùng đồng bằng sơng Cửu Long có bốn dân tộc cùng chung sống từ lâu đời. Mỗi dân tộc đề có nét văn hóa riêng, có những tín ngưỡng truyên thống khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa tộc người của vùng. Người Kinh, Hoa, Khmer có chung một tơn giáo nhưng lại khác nhau về hệ tư tưởng tôn giáo, Phật Giáo. Người Chăm Nam bộ có sự khác biệt trong vùng do họ theo Đạo Hồi.
Về Phật giáo của vùng sông nước Cửu Long theo hai trường phái khác nhau với hai hệ tư tưởng khác biệt về nhân sinh. Với người Kinh và người Hoa, Phật giáo Đại thừa là trường giáo tơn phái chính. Họ thường tu hành theo một chân lý bao dung, mang tính cộng đồng sâu sắc. Họ thường đặc vấn đề tu hành và kết quả tu hành để phổ độ chúng sinh. Còn người Khmer thì theo trường phái Phật giáo Nam Tơng, hay cịn
gọi là Phật giáo tiểu thừa. Họ thường tu hành vì mục đích báo hiếu cho cha mẹ, mong bản thân được giải thốt. Chính sự khác nhau về hệ tương tưởng giáo lý nên tại vùng này chúng ta dễ nhân biết được hai trường phái Phật giáo thông qua đặc điểm về kiến trúc chùa, y phục Phật Giáo.
Chùa Khmer thường có những đặc điểm kiến trúc rất riêng so với kiến tróc của người dân Nam Bộ. Mỗi ngôi chùa Khmer thường được xây dựng trên một khu đất rộng, rợp bóng mát của các loại cổ thụ như cây thốt nốt, cây sao hay cây dầu,... và gồm nhiều khu vực kiến trúc như cổng, chánh điện, sa la, các dãy nhà tăng, nhà thiêu, những tháp để cốt,.... được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, cùng nhiều họa tiết tinh tế được trang trí cơng phu trên các vách tường, bệ cửa, phù điêu, cột,..... Đó là sự
tổng hợp hài hịa về tạo hình giữa điêu khắc, kiến trúc và hội họa.
Chùa của người Hoa Nam Bộ có đặc điểm màu sắc, kiến trúc tươi vui của cổng chùa, mái chùa nhờ nghệ thuật trang trí riêng biệt. Kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật trang trí của chùa Hoa ở Nam Bộ khá đa dạng và phong phú. Sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo ở các ngôi chùa người Hoa rất nhộn nhịp. Thường khi đến chùa, người Hoa thường muốn xác lập, khẳng định các giá trị văn hóa truyền thống. Ví dụ thờ Quan Cơng là để đề cao Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Thờ Quan Âm, Thiên Hậu là để bài tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp họ vượt biển đến vùng đất mới an toàn, là kêu gọi sự cố kết cộng đồng Hoa…
Đình
Đình là ngơi nhà chung của cộng đồng làng xã Việt Nam nói chung, của của cộng đồng xóm ấp miền sơng nước Cửu Long nói riêng. Đình thường có ba chức năng chính: hành chính, tín ngưỡng và văn hóa.
Trước khi nền văn mình của cuộc sống hiện đại phương Tây du nhập vào Việt Nam, Đình là nơi bàn việc ấp, xử, khao, phạt vạ, xây dựng, phổ biến các hương ước. Đình được xem là mái nhà chung của cả một cộng đồng xóm ấp Nam Bộ. Đình thờ các vị thần – người được xem là có cơng với địa phương hay với đất nước. Ngồi ra, chức năng về văn hóa của Đình cũng được thể hiện rã ở việc trình diễn các vở kịch, nghệ thuật và thường là nơi diễn ra các lễ hội.
Dựng đình đồng thời với q trình lập xóm, lập ấp vừa là nhu cầu tinh thần có thật của lưu dân Nam bộ nói chung và của người dân vùng Đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng, vừa nói lên thành cơng về mặt văn hố chính trị xã hội của chế độ phong kiến nước ta. Xây dựng đình là nhu cầu tinh thần tát yếu của người dân, Đình tạo được thế đứng, tạo sự gắn kết của cộng đồng, dân tộc.
Từ ngàn xưa, Đình thần khơng phải là mơ hình thiết chế áp đặt từ bên trên đối với làng xã, xóm ấp mà sức sống của nó phát xuất từ bên trong, được biểu hiện ở các mặt văn hố tín ngưỡng khá gần gũi, thậm chí hết sức gắn bó với đời sống sinh hoạt của cư dân nơng nghiệp. Đình thần thoả mãnh nhu cầu tri thức dưới dạng biểu hiện của tôn giáo, phù hợp với trình độ nhất định tư duy của cư dân nơng nghiệp. Đó cũng là nơi để họ thể hiện hoặc gởi gấm những tâm tư, tình cảm sâu kín nhất về diễn cảnh đời sống phàm thực được linh khí hố.
Vì vậy, có thể khái qt đình thần của người Việt ở Nam bộ không thuần túy mang sắc thái tơn giáo tín ngưỡng, không phải là “trụ sở hành chánh” của chế độ phong kiến, …mà đó là một tổng hồ hầu như toàn bộ đời sống sinh hoạt của cư dân, là điểm tập hợp cố kết cộng đồng, ý thức nguồn cội, trở thành nguồn động lực tinh thần vô giá cho các ý tưởng dấn thân, lối sống nhân nghĩa, làm thăng hoa đời thường.
Đình thần ở vùng Đồng bằng sông nước Cửu Long không xuất phát hay được xây dựng theo một quy luật cụ thể mà ở đâu có xóm ấp, ở đó có Đình. Giá trị văn hóa Đình thần của vùng được duy trì, bảo tồn và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.
Về khía cạnh du lịch, Đình thần được xem các điểm du lịch tâm linh kết hợp lễ hội truyền thống. Hằng năm tại các Đình thần điều tổ chức các lễ hội cúng Đình, thường vào các ngày lễ này người dân địa phương thường quy tụ về Đình chứng kiến cảnh làm lễ cúng. Họ cũng mang trong mình sự tin tưởng và cầu mong mọi sự thuận lợi đến với bản thân, làng xóm.
b. Một số đặc điểm chung của các di tích kiến trúc nghệ thuật ở Đồng bằng sông Cửu Long
Mang phong cảnh, kiến trúc nghệ thuật Phương Đông, có sự kết hợp ảnh hưởng phong cách nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật Trung Hoa, Ấn Độ, những phong cách kiến trúc Việt Nam độc đáo, từ cuối thế kỉ XVII có ảnh hưởng nhiều của phong cách kiến trúc phương Tây.
Được quy hoạch, xây dựng tuân theo nguyên tắc phong thủy của Phương Đông và quan niệm âm dương ngũ hành trong Kinh dịch.
Các di tích kiến trúc, mỹ thuật được xây dựng ở những điểm có cảnh đẹp, hữu tình. Khơng chỉ đạt được vẻ đẹp về cảnh, vị trí được lựa chọn để xây dựng. Các cơng trình xây dựng hài hịa với cảnh quang, lấy cảnh quan trang trí cho kiến trúc, làm đẹp kiến trúc, kiến trúc lùa vào cảnh quan, những chỗ khiếm khuyết của cảnh quàn thường được đào hố, trồng cấy, đào hào.
Tên gọi của cơng trình hoặc bộ phận kiến trúc cơng trình, hệ thống hồnh phi, câu đối, đại từ điều dung các mỹ từ, các câu văn hay, xúc tích, mang ý nghĩa triết học.
Phần lớn các cơng trình kiến trúc được xây dựng bằng các vật liệu tự nhiên, truyền thống và quý, kết hợp hài hòa với các giá trị kiến trúc, mỹ thuât, văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và văn hóa phương Tây.
Đặc điểm và giá trị kiến trúc phụ thuộc vào chức năng của các di tích lịch sử văn hóa, nên mỗi loại di tích có những giá trị, đặc điểm, kiểu cách kiến trúc, mỹ thuật riêng.
Trong các loại di tích kiến trúc nghệ thuật, tín ngưỡng tơn giáo, nơi thờ thần có thể là Nhân Thần hay Thiên Thần, nên thường gắn liền với các điển tích của thời đại, tính phân vùng và phù hợp với địa lý tại chỗ.
2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể a. Các lễ hội
Lễ hội là một trong những bộ phận cấu thành nên nền văn hóa của một quốc gia, dân tộc. Nó được xem là hiện tượng văn hóa tổng hợp, quy tụ mọi sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần đã được sàng lọc, duy trì và liên tục được bổ sung theo thời gian. Mục đích chính của lễ hội là nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, vật chất của con người. Thuật ngữ lễ hội bao gồm hai nội dung: Lễ là các hành vi (cúng, vái, lạy, tụng, niệm, cầu khẩn, rước, v.v) đã được cộng đồng quy ước theo một quy cách chặt chẽ nhằm thể hiện lịng tin, sự tơn kính của con người đối với đấng mà họ sùng bái. Hội là một hay một số trị chơi dân gian mang tính chất vui chơi giải trí. Bởi vậy dân gian có câu: “Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”. Như vậy, lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính tổng hợp các yếu tố tinh thần và vật chất, tơn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường trong mối quan hệ giữa con người với thần linh, con người với con người và con người với tự nhiên.
Là một bộ phận của nền văn hóa dân gian được sáng tạo và bảo tồn, lưu truyền lâu đời trong lòng xã hội từ xưa đến nay. Lễ hội dân gian là loại hình sinh hoạt văn hóa - xã hội mang tính tổng hợp các yếu tố tơn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, thế giới quan, nhân sinh quan, v.v, của cộng đồng dân cư ở một địa bàn cụ thể trong một thời gian nhất định. Theo Trương Thìn (2007), lễ hội mới chỉ xuất hiện khi loài người đã sống trong một xã hội có tổ chức cao (xã hội văn minh nông nghiệp), tức là lễ hội chỉ xuất hiện khi con người đã có tư duy trừu tượng.
Từ lâu lễ hội dân gian đã trở thành nhu cầu, khát vọng của nhân dân vì ở đó con người có thể tìm lại sự hồn nhiên, những cảm xúc chân thực và sự đồng cảm.
Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có có bốn dân tộc cùng sinh sống và phát triển lâu đời. Là vùng đất có sự giao thoa mạnh mẽ của các nền văn hóa truyền thống cũng
được cho mình những nét riêng trong cái chung của đất nước. Các hoạt động văn hóa, lễ hội tại đây diễn ra theo một cách riêng với các hoạt động lễ và hội có nhiều quy mô khác nhau. Mỗi dân tộc sinh sống trong vùng điều có những lễ hội riêng của dân tộc mình nhưng lại nhân được sự hưởng ứng và tham gia của các dân tộc khác, khơng phân biệt, khơng gị bó, khn khổ.
Là vùng chuyên canh cây lúa nước, lễ hôi thường được tổ chức vào những tháng nông nhàn. Lễ hội của vùng không kéo dài vài tháng mà thời gian tổ chức hoạt động