Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý khai thác tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông cửu long theo hướng phát triển bền vững (Trang 33 - 42)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1.1. Tài ngun địa hình

Khơng giống như các vùng khác trên cả nước, đồng bằng sông Cửu Long khơng nhiều dạng địa hình đồi núi và có sự thay đổi độ cao, cũng như độ nghiêng địa hình q lớn. Địa hình vùng này khơng hùng vĩ như vùng Tây Bắc, khơng có địa hình ven biển đẹp và trãi dài như các vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Nơi đây sở hữu một bề mặt địa hình bằng phẳng và chấm phá một vài ngọn núi phía Tây và Tây Nam (vùng Thất Sơn thuộc tỉnh An Giang, vùng núi đá vôi Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang). Vùng cũng sở hữu khoảng 700km đường bờ biển cũng như hệ

thống đảo ven bờ góp phần tạo nên sự đa dạng trong địa hình cũng như góp phần làm phong phú hơn nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hướng đến sự phân công phát triển đa ngành du lịch trong tương lai.

a. Đồng bằng

Đồng bằng là dạng địa hình chủ yếu ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long. Vùng có độ cao trung bình khoảng từ 0 – 4m và được phân thành hai bộ phận. Phần nằm trong

phạm vi tác động của sơng Cửu Long gồm có: Vùng thượng châu thổ và hạ châu thổ.

Vùng thượng châu thổ có độ cao trung bình từ 2 đến 4m. Là vùng có nhiều vùng trũng lớn như vùng trũng Đồng Tháp Mười và vùng Tứ Giác Long Xuyên. Đây là

vùng đất rộng lớn, thưa dân và chưa được chú trọng khai thác nhiều.

Vùng hạ châu thổ có độ cao trung bình khoảng từ 1 đến 2m, trong vùng có nhiều vùng trũng ngập nước vào mùa mưa. Vùng hạ châu thổ cịn có các giồng đất ven sơng, ven biển, các bãi bồi ven sông và các bãi bồi ven biển. Do đây là vùng giáp biển nên

thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.

Các vùng đồng bằng phù sa ở rìa: Nằm ngồi tác động của sơng Cửu Long như

đồng bằng sông Đồng Nai và Cà Mau.

Nhìn chung, nếu đề cập đến tài nguyên du lịch tự nhiên thì đồng bằng khơng phải là nơi có thể thu hút du khách du lịch bởi sự tương đồng về hình thái, độ cao, sự sao chép cảnh quan của tự nhiên từ vùng này sang vùng khác. Với diện tích tự nhiên của địa hình đồng bằng lớn trong vùng, kết hợp với các yếu tố, tài nguyên du lịch tự nhiên khác như sơng ngịi, sinh vật… vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang chú trọng khai khác trong lĩnh vực du lịch sinh thái, miệt vườn. Địa hình đồng bằng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, canh tác nông nghiệp, tạo ra các điểm quần cư đông đúc. Thông qua các hoạt động nơng nghiệp, văn hóa con người, địa hình đồng bằng cũng một phần nào ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của vùng theo hướng tích

cực.

b. Vùng đồi núi Thất Sơn – An Giang

Vùng đồi núi chiếm một diện tích nhỏ trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tồn bộ địa hình đồi núi của vùng hầu hết tập trung vào hai tỉnh là An Giang và Kiên Giang, trong đó đồi núi vùng An Giang chiếm diện tích lớn nhất tồn vùng đồng bằng. Nổi tiếng nhất là cụm núi Thất Sơn hay còn gọi là vùng Bảy Núi. Ngồi ra cịn có các núi khác phân bố rãi rác trong tỉnh An Giang.

Là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, cảnh quan đồi núi là một nét chấm phá trong toàn bộ cảnh quang chung của vùng. Tài nguyên du lịch địa hình gắn với cảnh

quang đồi núi tạo cho khu vực Thất Sơn sự khác biệt trong tài nguyên du lịch tự nhiên, tạo lợi thế phong cảnh hơn so với các vùng khác. Khai thác tài nguyên địa hình trong hoạt dộng du lịch tài đây dung hướng sẽ mang đến nguồn lợi du lịch đáng kể và lâu dài.

Các dãy núi trong vùng phân bố thành hình vòng cung kéo dài gần 100km, khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện Châu Phú, qua xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn. Gồm các cụm núi chính:

Bảng 2.3. Các cụm núi chính thuộc vùng Thất Sơn – An Giang

STT Cụm núi Gồm các núi Địa phận Đỉnh cao nhất

1 Núi Sập Núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu Huyện Thoại Sơn Núi Sập (85 m), chu vi 3.800 m. 2 Núi Ba Thê

Núi Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc Huyện Thoại Sơn Ba Thê (221 m), chu vi 4.220 m. 3 Núi Phú Cường

Núi Phú Cường, núi Dài Năm Giếng, núi Két, núi Rô, núi Trà Sư, núi Bà Vải, núi Đất Lớn, núi Bà Đắt, núi Cậu, núi Đất Nhỏ, núi Mo Tấu, núi Chùa và núi Tà Nung Huyện Tịnh Biên Phú Cường (282 m), chu vi khoảng 9.500 m.

4 Núi Cấm Núi Cấm, núi Bà Đội, núi Nam Quy, núi Bà Khẹt, núi Tà Lọt, núi Ba Xoài và núi Cà Lanh Giáp ranh giữa huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên Núi Cấm (705 m), chu vi 28.600 m

5 Núi Dài Núi Dài, núi Tượng, núi Nước, núi Sà Lôn

Huyện Tri Tôn

Núi Dài (554 m), chu vi 21.625 m

6 Núi Tô Núi Cô Tô và Núi Tà Pạ

Huyện Tri Tôn

Núi Cô Tô (614m), chu vi 14.375 m

7 Núi Nổi Núi Nồi Huyện An Phú

Núi Nồi (10 m), chu vi 320 m

8 Núi Sam Núi Sam Thị xã

Châu Đốc

Núi Sam (228 m), chu vi 5.200 m

(Nguồn: Tổng hợp từ [11])

Trong đó, khu vực Bảy Núi hay còn gọi là Thất Sơn gồm các ngọn núi: núi Cấm (cụm núi Cấm), núi Dài (cụm núi Dài), núi Dài Năm Giếng (cụm núi Phú Cường), núi Cô Tô (cụm núi Cô Tô), núi Nước (cụm núi Dài), núi Tượng (cụm núi Dài). Núi Sam ở thị xã Châu Đốc và núi Nổi ở huyện An Phú là các núi lẻ nổi lên giữa cánh đồng lúa xanh rờn, tạo nên vẻ đẹp sinh động.

Khác với địa hình đồng bằng, địa hình đồi núi tạo nên nhiều cảnh đẹp, con người có cảm giác bao la, thống đãng khi tham quan khu vực địa hình này. Địa hình đồi núi thường có sự chia cắt mạnh tạo nên nhiều phong cảnh thích hợp cho các hoạt động du lịch dã ngoại, cắm trại, tham quan. Vùng đồi núi thường là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật khác nhau tạo nên tính đa dạng sinh học đặc trưng thích hợp cho các hoạt động nghiên cứu, khảo sát tự nhiên. Địa hình đồi núi nói chung rất có giá trị trong phát triển du lịch. Tại đây có thể đặc các khu nghĩ dưỡng, các các cơ sở phục vụ khách du lịch, là nơi có thế mạnh phát triển các mơn thể thao như leo núi, thể thao mạo hiểm.

Vùng núi thuộc tỉnh An Giang hiện đang được đầu tư và khai thác nhiều lĩnh vực trong đó trọng tâm là khai thác du lịch. Du lịch tâm linh thuộc khu núi Sam hiện đang là điểm thu hút du lịch hấp dẫn của vùng. Ngồi ra cịn phải kể đến du lịch đồi núi kết hợp tâm linh thuộc khu Lâm Viên Núi cấm và du lịch Cách mạng thuộc khu

vực đồi Tức Dụp.

c. Địa hình đồi núi và dạng địa hình karst vùng Hà Tiên – Kiên Lương

Là vùng thứ hai tại Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu dạng địa hình đồi núi, Kiên Giang là tỉnh có khả năng phát triển tổng hợp các loại hình du lịch từ đồng bằng, đồi núi đến biển đảo. Vùng đồi núi thấp tỉnh Kiên Giang chủ yếu tập trung ở huyện Hòn Đất, huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, vùng đồi núi này có độ cao trung bình dưới 200 m. Nếu xét về cấu tạo địa chất thì có thể chia địa hình đồi núi vùng này thành ba nhóm:

Núi đá granít: núi Hịn Đất, núi Hịn Me, núi Hịn Sóc...

Núi đá vôi: núi Chùa Hang, núi Bình Trị, núi Hang Tiền, núi Khoe Lá, núi Ngang, núi Trà Đuốc, núi Mây, núi Mo So...

Núi đá phiến xen núi đá macma phun trào: núi Bãi Ớt, núi Ông Cọp, núi Xoa Ảo, núi Nhọn, núi Tơ Châu, núi Bình San, núi Pháo Đài, núi Đá Dựng....

Hệ thống núi đá vôi Hà Tiên - Kiên Lương nằm trong quần thể núi đá vôi kéo dài từ Kiên Giang - Việt Nam sang Campot – Campuchia. Tuy diện tích vùng núi đá vôi thuộc lãnh thổ Việt Nam chỉ khoảng 3,6 km2 nhưng lại mang ý nghĩa sinh thái rất quan trọng. Hà Tiên - Kiên Lương là vùng núi đá vôi duy nhất ở miền Nam Việt Nam với khoảng 21 ngọn núi nhỏ nằm trong vùng đồng bằng ngập nước Hà Tiên. Chính sự biệt lập về địa lý đã tạo nên tính đặc hữu và đa dạng riêng cho vùng núi đá vơi này.

Địa hình Karst là dạng địa hình mang giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch. Có nhiều dạng địa hình Karst khác nhau nhưng kiểu địa hình Karst được quan tâm nhiều nhất đối với du lịch là hang động Karst.

Tại Kiên Giang, khơng có những hang động đẹp và lớn như Phong Nha, khơng có các kiểu địa hình Karst ngập nước rộng lớn như Hạ Long nhưng nơi đây cũng tập hợp đầy đủ các dạng Karst như trên với quy mô nhỏ. Tiêu biểu là hang Cá Sấu, hang Tiền, hang Bà Tài…Đây là một tiềm năng lớn cho sự phát triển du lịch của vùng trong tương lai.

2.2.1.2. Tài nguyên khí hậu

Trong các điều kiện của môi trường tự nhiên tác động đến du lịch thì khí hậu là thành tố tác động quan trọng đến sự hình thành và phát triển của du lịch. Có rất nhiều yếu tố của khí hậu tác động đến họat động và sự tồn vong của hoạt động du lịch trong đó phải kể đến hai yếu tố trọng yếu là nhiệt độ và độ ẩm khơng khí. Ngồi ra cịn phải kể đến một số các yếu tố như: chế độ gió, lượng mưa, áp suất khơng khí, ánh sáng mặt trời.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ban tặng một nền khí hậu hài hịa bốn mùa ấm áp, ít giơng tố, khí hậu điều hịa và ít biến đổi. Nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa cận xích đạo. Tổng lượng bức xạ cao đạt khoảng 150 đến 160kcal/cm2/năm, phân bố gần như đồng đều trong năm. Nhiệt độ trung bình năm của vùng là khoảng 27-280C và biên độ nhiệt trong năm thường dưới 50. Điều đặc biệt ở đây là biên độ nhiệt độ ngày đêm của vùng rất lớn, từ 8- 100C. Điều này làm ngạc nhiên nhiều du khách và là một trong những điểm gây ấn tượng đối với du khách đến từ nhiều nơi.

Nét nổi bậc về khí hậu của vùng phải kể đến là sự khác biệt giữa hai mùa mưa và khô. Do ảnh hưởng của chế độ hoạt động của gió mùa nên khí hậu của vùng chia thành hai mùa tương phản nhau một cách sâu sắc thể hiện chủ yếu ở việc so sánh cán cân ẩm của từng mùa. Chín mươi phần trăn lượng mưa hằng năm tập trung vào gần một nữa

thời gian trong năm và một chế độ khí hậu khơ tương phản vào một nửa năm cịn lại. Thường mùa khơ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa này hầu như khơng có mưa. Số giờ nắng trung bình trong ngày cao. Khách du lịch thường chuộng những nơi có ánh nắng mặt trời nhất là khách du lịch quốc tế đến từ các nước thuộc vùng ôn đới nên đây là khoảng thời gian thuận lợi nhất trong năm cho hoạt động du lịch.

Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 năm sau. Thường thì các tháng đầu mùa mưa có khí hậu mát mẻ nhưng đến khỏang tháng 9, 10,11, lượng mưa lớn nên hạn chế hoạt động du lịch. So với các vùng khác ở Việt nam thì vung Đồng bằng sơng Cửu Long có khí hậu tương đối điều hịa và có nhiều thuận lợi cho các hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt đặc biệt là hoạt động du lịch. Tuy nhiên bên canh đó đơi khi thời tiết diễn biến thất thường gây ra một số khó khăn cho nhiều mặt.

2.2.1.3. Tài ngun nước

Đồng bằng sơng Cửu Long có tài nguyên nước phong phú và có sự phân bố điều khắp trên lãnh thổ vùng nhờ hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt. Nguồn tài nguyên nước mặt của vùng gồm có hệ thống sơng và ao hồ với lượng nước dồi dào mà tiêu biểu là hệ thống sông Cửu Long với hai nhánh sơng chính là sơng Tiền và sơng Hậu

Toàn bộ lượng nước ngọt của vùng được lấy từ hai nguồn: hệ thống sông Cửu Long và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Cửu Long chảy qua vùng hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Mạng lưới sơng ngịi của vùng dày đặc với hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Do ảnh hưởng của sự phân mùa khí hậu nên sơng ngịi cũng có hai mùa nước trong năm. Mùa khô lượng nước sông thấp và mùa mưa thì thường cũng trùng với mùa lũ do bề mặt đồng bằng khơng có hệ thống đê bao.

Đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng nước ngầm không lớn. Lượng nước ngầm khai thác tính theo sản lượng khơng lớn, khoảng 1triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên nước ngầm trong vùng thường bị nhiễm phèn và có độ PH cao nên q trình xử lí diễn ra nhiều giai đoạn trước khi cho ra nước sinh hoạt. Ở một số nơi như Hà Tiên (Kiên Giang), Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre,… nước ngầm thường bị nhiễm mặn. Những địa phương này cũng thường thiếu nước ngọt vào mùa khơ, gây khó khăn cho đời sống dân cư, sản xuất và phát triển du lịch, làm cho giá các dịch vụ du lịch tăng cao. Điều đáng nói ở đây là những danh lam thắng cảnh những vùng này có giá trị cao về phát triển du lịch và đang được khai thác phát triển

du lịch nên vấn đề khan hiếm nước ngọt cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm khó khăn về cung cấp nước ngọt cho cộng đồng địa phương.

Nhìn chung hệ thống sơng Cửu Long, nước lên xuống khá điều hịa cộng với hệ thống kênh rạch, kênh đào dày đặc vừa thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, tưới tiêu và có giá trị phát triển các loại hình du lịch sơng nước, miệt vườn.

Hệ thống sơng ngịi của vùng đã tạo nên phong cảnh thủy mạc, hữu tình, sơng ngịi tạo nên các yếu tố văn hóa từ việc tập trung dân cư ven sông. Đồng thời sơng ngịi cũng là yếu tố quan trọng tạo cảm hứng cho các nghệ sĩ tên tuổi, tạo nên kho tang văn hóa dân gian đặc sắc, những vần thơ, câu hát phần nào làm nao lòng lữ khách, giữ chân du khách.

Tuy nhiên, do hoạt động sinh hoạt của người dân, các hoạt động sản xuất cũng như các hoạt động du lịch, việc thu gom rác thải, xử lý chất thải chưa được đầu tư, tiến hành đúng mức; nhất là nước thải thường xả xuống sông không qua xử lí làm cho nhiều con sơng bị ơ nhiễm nặng. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sản xuất nói chung cũng như đến hoạt động du lịch nói riêng. Đặc biệt là làm ảnh hưởng đến môi trường sống thủy sinh, gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường sống của sinh vật. Bảo vệ môi trường nước là trách nhiệm của cộng đồng, các ngành kinh tế - xã hội, trong đó có ngành du lịch.

2.2.1.4. Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng và phong phú bao gồm tài nguyên thực vật và tài nguyên động vật. Hệ tài nguyên sinh vật vùng này gồm có hai loại là tài nguyên sinh vật trên lục địa và tài nguyên sinh vật trên biển.Nguồn tài nguyên sinh vật của vùng có sự biến động qua thời gian do sự tác động khai phá của con người, chiến tranh, cũng như việc khai thác phục vụ cho dân sinh, kinh tế. Ngày nay, trước những thác thức về cạn kiệt nguồn tài nguyên động vật, sự thu hẹp của những cánh rừng nguyên sinh. Việc khai thác đã được hạn chế theo khuôn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý khai thác tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông cửu long theo hướng phát triển bền vững (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)