7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 5 triệu lượt, tăng 34,8% so với năm 2009. Khách du lịch nội địa cả nước cũng khoảng 28 triệu lượt. Thu nhập từ du lịch thu được 96 ngàn tỷ đồng, đóng góp 4,5% vào GDP cả nước. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ thì du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển so với tiềm năng sẵn có. Trong số trên 5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam thì chỉ có 3,1 triệu khách đến vì mục đích tham quan du lịch, gần hai triệu lượt khách đến Việt Nam là để thăm thân nhân, giải quyết công việc… Do vậy lượng khách du lịch tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng bị ảnh hưởng theo thực trạng chung của ngành du lịch Việt Nam.
Phát triển du lịch Đồng bằng sơng Cửu Long đang ở giai đoạn đầu, mang tính tự phát, chưa có khảo sát, quy hoạch một cách hệ thống. Những năm qua (2001-2009), lượng khách du lịch đến Đồng bằng sông Cửu Long chỉ gia tăng với tốc độ 12,5%/năm, thu nhập từ du lịch còn thấp chỉ chiếm khoảng 3% so với cả nước. Năm 2008, tồn vùng chỉ đón trên 1,2 triệu lượt khách quốc tế chiếm 9,4% tổng lượng khách quốc tế cả nước và 8 triệu lượt khách nội địa chiếm khoảng 14% tổng lượng khách cả nước. Lượng khách đến Đồng bằng sông Cửu Long còn thấp so với nhiều vùng miền khác. Một số tỉnh thành trong vùng lượng khách có tăng hàng năm, đáng khích lệ như Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp... nhưng cịn q ít.
Tài nguyên du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa thật sự được khai thác hết tiềm năng cũng như chưa được đầu tư đúng mức cho sự phát triển bền vững lâu dài. Có thể thấy rằng tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng là khá đầy đủ từ đồi núi, biển đảo đến sông suối cũng như các dạng tài nguyên du lịch vĩnh cửu khác nhưng việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch này chưa đồng bộ và hết tiềm năng.
Vùng núi Thất Sơn - An Giang là một nét đặc biệt trong cảnh quan du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là điểm thu hút khách du lịch đến nhiều nhất tỉnh An Giang và là nơi có thể khai thác được nhiều lợi thế về du lịch. Núi Cấm nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang, vì núi có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong
cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi. Trên núi có các danh lam và danh thắng, như: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm… Đây là địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu tại An Giang. Du khách đến đây chủ yếu là khách du lịch nội địa và đa phần đến với mục đích hành hương trong khu vực Thất Sơn. Hiện tại, điểm du lịch thuộc tỉnh An Giang này khơng có nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn du khách. Hệ thống hạ tầng cơ sở du lịch còn kém, chất lượng dịch vụ chưa cao.
Các loại tài nguyên du lịch biển đảo của vùng có tiềm năng rất lớn cho việc khai thác, phát triển du lịch. Đơn cử như huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang là một thiên đường du lịch nhiệt đới. Là khu vực thu hút lượng khách lớn đến tham quan, nghĩ dưỡng. Với đặc điểm là quần đảo còn hoang sơ, nhiều thành phần của tài nguyên tự nhiên ở đây vẫn chưa bị phá hủy, Phú Quốc đang được rất nhiều đối tượng du khách hướng đến. Do đó, hoạt động du lịch ở đây đảm bảo sẽ diễn ra liên tục và lâu dài. Tuy nhiên, vấn đề khai thác tài nguyên du lịch biển – đảo của Phú Quốc còn nảy sinh nhiều vấn đề. Tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng đảo ngọc này chư thật sự được khai thác đúng mức. Các hình thức kinh doanh du lịch chủ yếu ở đây chú trọng chính vào lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Các loại hình dịch vụ khám phá biển ở Phú Quốc không được đầu tư khai thác, dẫn đến các sản phẩm du lịch nơi đây cũng như các tỉnh trong vùng.
Nhìn chung du lịch Đồng bằng sơng Cửu Long không phát triển mạnh mẽ chủ yếu do vấn đề đầu tư khai thác không hiệu quả. Đơn cử như hàng loạt các khu du lịch sinh thái đang bị xuống cấp do thiếu sự đầu tư và tái đầu tư bài bản. Nhiều du khách chán nản khi trở lại vùng, du lịch vẫn không thay đổi so với mười năm trước. Tức là vẫn vườn trái cây, vẫn chèo xuồng, vẫn đờn ca tài tử như đã làm trước đó mà thiếu sự đầu tư sản phẩm mới, hấp dẫn hơn. Nhiều địa phương ở Đồng bằng sơng Cửu Long có mặt bằng chung là sự yếu kém về hạ tầng, đặc biệt là tình trạng vệ sinh ở các khu du lịch sinh thái chưa được đảm bảo. Bên cạnh đó là các sản phẩm du lịch của vùng thường có hình thức giống nhau dẫn đến sự nhàm chán.
Hiện trạng chung cho hoạt động du lịch nhân văn của vùng là sự thiếu hụt về nguồn tài nguyên du lịch. Công tác quy hoạch khai thác các điểm du lịch nhân văn chưa thật sự được chú trọng. Hầu hết các điểm đến của du khách khi đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long là các khu du lịch sinh thái, các làng nghề, và các nét đặc trưng về sông nước. Các điểm du lịch khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vật thể của vùng tiêu biểu ở các tỉnh Tiền Giang với các kiến trúc nhà cổ thời Pháp, Điểm đến miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là điểm đến hành hương của các du khách…
vực di tích lịch sử trong vùng chủ yếu là di tích lịch sử cách mạng, thường khó thiết kế tua du lịch cũng như những điểm du lịch này thường nằm cô lập với các điểm dân cư do hầu hết điều là căn cứ kháng chiến xưa. Thực tế cho thấy rằng, khi đến những khu di tích lịch sử cách mạng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long du khách không được sự hướng dẫn cũng như thuyết minh từ phía hướng dẫn viên do vùng thiếu hụt nguồn nhân lực hướng dẫn viên điểm du lịch.
Đờn ca tài tử là loại tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể của vùng. Đây là loại hình nghệ thuật đang được khai thác trong hoạt động du lịch vủa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Sự phát triển của loại hình du lịch miền sông nước với nét đặc trưng đờn ca này thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, nếu đi một tua di lịch đến một vài địa phương trong vùng thì tới điểm du lịch nào cũng có đờn ca tài tử phục vụ dẫn đến tình trạng trùng lấp. Thực trạng đờn ca tài tử phục vụ du lịch ở Đồng bằng sơng Cửu Long cịn bộc lộ điều đáng lưu ý nữa là: Việc khai thác có phần quá mức này lại chưa chú ý tới yếu tố chất lượng. Mỗi địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đều có cả trăm câu lạc bộ (hoặc đội, nhóm) đờn ca tài tử do những người yêu thích bộ mơn này tự tập hợp lại, tổ chức sinh hoạt định kỳ để cùng vui. Hầu hết các câu lạc bộ này không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào của các điểm du lịch.
Tại Bạc Liêu, dù ngành văn hóa thể thao du lịch đã lập 5 đội đờn ca tài tử để phục vụ hoạt động du lịch, tuy nhiên, ngay tại khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, khi du khách muốn thưởng thức đờn ca tài tử thì khơng dễ có ngay, mà phải chờ tập hợp lực lượng. Ở khu di tích lịch sử Nọc Nạng, tình trạng cũng tương tự. Du khách thì khơng thể chờ, trong khi việc tập hợp đột xuất đội ngũ của một đội đờn ca tài tử khơng dễ dàng vì hằng ngày họ cũng phải đi làm các việc khác kiếm sống.
Khơng chỉ vậy, việc duy trì, phát triển đội ngũ đờn ca tài tử trong vùng hầu hết đều do chính nhạc cơng, người ca truyền nghề cho nhau. Các địa phương trong vùng rất ít tổ chức các lớp tập huấn bài bản. Gần như không có sự hỗ trợ về vật chất lẫn chuyên môn dẫn đến chất lượng phục phụ du khách không cao.
3.1.2. Nguyên nhân của việc khai thác tài nguyên du lịch không hiệu quả
Thực tế cho thấy rằng trong những năm qua, tài nguyên du lịch Đồng bằng sông Cửu Long chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng và vị thế của nguồn tài nguyên du lịch của vùng. Từ thực tế và hiệu quả khai thác tài nguyên vùng, ta có rút ra một số nguyên nhân sau:
Nhận thức xã hội về du lịch còn hạn chế. Du lịch được xem là hoạt động kinh tế mới mẻ đối với người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là người dân nông
thôn. Hoạt động du lịch của vùng chủ yếu là dựa vào các lợi thế về tự nhiên như sông nước, ruộng vườn… Người dân vùng có trình độ dân trí ở mức trung bình. Họ chưa thật sự nhận thức được những mặt lợi của phát triển du lịch. Các chiêu thức tiếp xúc và phục vụ khách du lịch còn rất hạn chế. Cư dân Đồng bằng sông Cửu Long chưa nhận thức được cách khai thác và phát triển các loại hình du lịch mang tính sáng tạo, kích cầu và làm tăng chi tiêu của khác khi đang lưu trú tại vùng. Các hình thức chèo kéo khách du lịch đặc biệt là du khách nước ngồi khơng theo phương thức khoa học tạo ra sự đề phòng, dè dặt của du khách khi tham quan du lịch cũng như chi tiêu cho các hoạt động du lịch.
Chưa có điều tra, khảo sát và lập quy hoạch khai thác tài nguyên du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và từng tỉnh, thiếu thông tin về nhiều điểm đến du lịch của vùng. Hiện trạng phát triển du lịch thiếu đồng bộ của vùng là một trong các tác nhân dẫn đến việc khai thác tài nguyên du lịch của vùng khơng hiệu quả. Các hình thức khai thác du dịch trong vùng thường mang tính lẻ tẻ hoặc sao chép của các tỉnh khác dẫn đến các tua du lịch đến các tỉnh đa phần có những sản phẩm du lịch giống nhau, gây nhàm chán cho du khách. Các điểm du lịch của vùng thường mang tính truyền thống, thiếu các phương tiện quảng bá nên không được nhiều du khách biết đến. Thông tin du lịch của vùng không được phổ biến hay khơng tìm được nguồn cũng như khơng xác định được thông tin.
Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch chưa ổn định và thiếu sự quan tâm từ nhiều cấp. Hiện tại Đồng bằng sơng Cửu Long chưa có nhiều tổ chức giảng dạy, đào tạo du lịch chuyên nghiệp. Nổi bật trong vùng là trường Đại học Cần Thơ, trường đại học đa ngành hằng năm thu hút hàng trăm sinh viên theo học ngành Việt Nam học. Sinh viên ra trường thường không đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng. Hoạt động du lịch của vùng còn chưa thực sự được khai thác hiệu quả dẫn đến nguồn nhân lực không được nâng cao về chất lượng. Các hoạt động quản lý, khai thác tài ngun du lịch của vùng thường khơng mang tính hệ thống, chuyên nghiệp. Nhiều điểm du lịch, khu du lịch, giải trí được xây dựng nhưng không được chú trọng khai thác và bảo tồn. Các điểm đến này thường chỉ phục vụ du khách trong một thời gian ngắn sau đó đều bị xuống cấp do không được cải tạo. Điều này gây nên sự lảng phí lớn về tiềm năng và kinh phí.
Các dịch vụ tua du lịch đến với vùng thường được xây dựng một cách sơ sài, mang tính chất sao chép nhau nên du khách khơng có cảm giác được khám phá các tỉnh thành, dễ dẫn đến nhàm chán trong chuyến tham quan. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, thiếu tính độc đáo, thường trùng lắp giữa các địa phương trong vùng, gây cảm giác nhàm chán từ du khách.
Các công ty lữ hành ở khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long cịn nhỏ về quy mơ, yếu về nghiệp vụ, thường làm dịch vụ cho các Công ty du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các trung tâm du lịch lớn trong nước, chưa đủ mạnh và đủ tầm. Đa số các công ty du lịch lữ hành của vùng thường chỉ tổ chức được các tua nhỏ, ngắn ngày mang tầm khu vực. Hầu hết khách hàng của những công ty này thường là dạng chuyển tiếp của các công ty du lịch tuyến trên, các công ty du lịch của thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động của các công ty thường gắn liền với các điểm du lịch địa phương, ít tổ chức tua du lịch đến các vùng khác hoặc tuyến xa do thiếu nghiệp vụ cũng như nguồn nhân lực và bộ phận quảng bá du lịch.
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch còn yếu kém, chưa được đầu tư đúng mức và đồng bộ, rất hạn chế. Nhiều điểm du lịch rất hấp dẫn nhưng cơ sở hạ tầng và dịch vụ quá sơ sài và nghèo nàn là hiện trạng chung của du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống đường giao thông thường là một trở ngại lớn để các đoàn khách tiếp xúc với các điểm du lịch. Chất lượng đường giao thông thường khơng mang lại sự hài lịng của du khách do ảnh hưởng đến tốc độ chuyến đi cũng như sự tiện nghi và tính an tồn. Hệ thống khách sạn của vùng thường chỉ đạt chuẩn thấp. Hầu hết các khách sạn trong vùng là các khách sạn nhỏ, chuẩn cao nhất hiện tại chỉ đạt 4 – 5 sao hầu như chưa được biết đến nhiều. Trong vùng khơng có các khu cơng viên chủ đề thu hút du khách. Một số công viên, khu vui chơi giải trí mở ra thường khơng mang lại hiệu quả và ngừng hoạt động trong thời gian ngắn. Đơn cử tại thành phố Cần Thơ, công viên nước Cần Thơ chỉ vừa hoàn thành và đưa vào hoạt động được vài tháng thì đóng cửa do khơng phù hợp với thị hiếu người dân vùng sông nước.
Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa được chú trọng đúng mức, còn bị động. Phát triển du lịch tại vùng thường mang tính chất truyền thống, thiếu các kênh thông tin quảng bá cho du khách trong và ngoài nước về các địa điểm du lịch của vùng cũng như các đặc trưng và các nét nổi bậc trong lĩnh vực cũng như tài nguyên du lịch.
Thiếu sự liên kết, hợp tác trong quản lý và hoạt động du lịch giữa các tỉnh thành trong khu vực và cả vùng với các tỉnh thành trong cả nước;
Kinh phí đầu tư cho du lịch Đồng bằng song Cửu Long chưa được lãnh đạo các địa phương và trung ương quan tâm thích đáng.