KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý khai thác tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông cửu long theo hướng phát triển bền vững (Trang 69 - 70)

Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ nguồn của sơng Mê-Kơng, là một vùng châu thổ sơng phì nhiêu, rộng lớn. Có lịch sử phát triển ngắn nhất trong các vùng trên cả nước. Đồng bằng sơng Cửu Long có 13 tỉnh thành phố ( An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long) với diện tích tự nhiên khoảng 40.000km2, dân số gần 17 triệu người. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế phát triển sôi động giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh- thành phố lớn nhất cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển nhiều mặt khác nhau từ kinh tế đến văn hóa xã hội. Đồng bằng sơng Cửu Long là nơi có mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, xóm làng đơng vui, là vùng có cảnh quan tương đồng với với nét nổi bật về cảnh quan là đồng ruộng, sơng nước, với các đặc trưng văn hóa trên sơng trù phú, đa dạng.

Đồng bằng sơng Cửu Long là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển du lịch từ du lịch tự nhiên đến các hoạt động du lịch văn hóa. Tiềm năng du lịch của vùng mang tính chất độc đáo riêng, khơng thể tìm thấy ở bất kì vùng du lịch nào trên cả nước. Cảnh quan du lịch đặc trưng của vùng là đồng bằng và biển đảo, với hệ thống sông nước rộng khắp tạo vẻ đẹp nên thơ, hữu tình. Là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều loại đặc sản tự nhiên mà đặc biệt là cây trái phát triển bốn mùa. Cũng do lịch sử phát triển cịn non trẻ nên tài ngun mơi trường của vùng không chịu nhiều tác động của hoạt động cơng nghiệp. Đồng bằng sơng Cửu Long có mơi trường khá trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Văn hóa sơng nước của vùng là nền văn hóa đặc sắc kết tinh của bốn dân tộc anh em cùng chung sống trong vùng. Mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng, phong tục riêng tạo nên sự đa dạng về văn hóa. Vùng có nhiều lễ hội văn hóa dân gian gắn liền với văn hóa của từng dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Nét đặc trưng chung nhất của các dân tộc sinh sống trong vùng là tính cách hiền hịa, hiếu khách, phóng khống và hịa hiệp tạo nên nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Với nhiều ưu đãi từ thiên nhiên, vung có nhiều cảnh quan hấp dẫn du khách như rừng dừa Bến Tre màu xanh đam mê cho trái xum xuê với nhiều sản phẩm từ dừa; tràm chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp) nổi tiếng; chợ nổi Cần Thơ- Tiền Giang với hàng ngàn loại trái cây; biển đảo Hà Tiên và Phú Quốc (Kiên Giang) với hàng trăm đảo nhấp nhơ giữa biển khơi gió lộng; phong cảnh Thất

sơn Bảy núi (An Giang); rừng đước Năm Căn, đất mũi Cà Mau đã đi vào lịch sử như một huyền thoại; đặc biệt là những cánh đồng lúa vàng mênh mơng như thảm lụa, những xóm thơn ấm áp bên các dịng kênh dài như vơ tận,... hịa quyện với một không gian sông nước ngút ngàn, thơ mộng…

Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn nhưng tình hình khai thác cịn chưa xứng đáng với tiềm năng của vùng. Cơ sở hạ tầng, cơ sở kinh doanh và phục vụ du lịch chưa thực sự được đầu tư đúng mức, các sản phẩm du lịch vủa vùng mang tính chất sao chép nhau, khơng có tính nổi bậc tạo cảm giác tương đồng khi tham quan các điểm du lịch trong vùng. Lượng khách du lịch đến vùng có tăng, năm sau cao hơn năm trước nhưng chưa thể hướng đến sự tăng trưởng bền vững do thiếu dịch vụ mới giữ chân du khách hay thu hút du khách đến với vùng lần hai.

Trong những năm gần đây, Đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lễ hội, các sự kiện thể thao phần nào đã quảng bá được các đặc trưng du lịch của vùng với du khách trong và ngồi nước: Liên hoan Du lịch Đồng bằng sơng Cửu Long, Năm Du lịch quốc gia miệt vườn sông nước Cửu Long 2008, lễ hội Nguyễn Trung Trực, Lễ hội vía bà Chúa Xứ, lễ hội Okombok và đua ghe ngo, đua bò Bảy Núi, “Những ngày văn hóa Mêkong-Nhật Bản”, các hội thảo, hội chợ, triễn lãm và các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và nước ngồi.

Nhìn chung hoạt động du lịch là hoạt động mới mẻ, chưa thực sự được đầu tư khai thác đúng với tiềm năng du lịch của vùng. Một số tỉnh thành có số lượng du khách đến tăng nhưng số lượng tăng thực sự chua đáng kể. Các điểm tham quan du lịch trong vùng hầu như được đầu tư khai thác nhưng lại không được bảo tồn, trùng tu đúng cách, đúng mức dẫn đến sự suy thoái ở một số điểm tham quan, khu du lịch. Vùng cần áp dụng nhiều biện pháp phát triển du lịch bền vững trong tương lai để du lịch trở thành ngành kinh tế thế mạnh của vùng và xứng với tiềm năng sẵn có.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý khai thác tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông cửu long theo hướng phát triển bền vững (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)