KHÁI QUÁT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý khai thác tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông cửu long theo hướng phát triển bền vững (Trang 30 - 33)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. KHÁI QUÁT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

2.1.1. Vị trí địa lý

2.1.1.1. Tọa độ địa lý

Các điểm cực của vùng đồng bằng sông Cửu Long trên đất liền:

Bảng 2.1. Hệ tọa độ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

STT Điểm cực Vĩ/Kinh độ Địa điểm

1 Bắc 1102’B Xã Lộc Giang, H. Đức Hòa, Long An

2 Nam 8°34´B Xã Đất Mũi, H. Ngọc Hiển, Cà Mau

3 Đông 106048’Đ Xã Tân Điền, H. Gị Cơng, Tiền Giang

4 Tây 106026’Đ Xã Mĩ Đức, TX. Hà Tiên, Kiên Giang

Ngồi ra cịn có các đảo tiền tiêu của Việt Nam như quần đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, đảo Hịn Khoai.

2.2.1.2. Vị trí tiếp giáp

Phía Bắc giáp Campuchia

Phía Đơng Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh

Phía Đơng và Nam giáp Biển Đơng

Phía Tây giáp vịnh Thái Lan

2.2.1.3. Vị trí kinh tế xã hội

Đồng bằng sơng Cửu Long có vai trị quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Từ lâu được biết đến là vựa lúa lớn nhất cả nước, đây là nơi cung cấp một lượng lớn lúa cho thị trường nội địa cũng như tạo nguồn hàng hóa xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lý rất quan trọng trong giao thương kinh tế với các vùng khác như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đặc biệt là với thị trường Campuchia, Thái Lan (qua các cửa khẩu đường thủy và đường bộ). Ngồi ra

đồng bằng sơng Cửu Long cịn là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực Ơ Mơn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000-9.400 MW, và các mỏ khí đốt vùng biển Tây Nam đã và đang được tập trung đầu tư.

Đây là vùng còn đầy tiềm năng về lĩnh vực dịch vụ chưa được khai thác, nằm bên cạnh khu vực kinh tế năng động phát triển Đông Nam bộ và bên cạnh Campuchia–một thị trường trẻ, còn đầy tiềm năng. Vùng đồng bằng sông Cửu Long với trung tâm là thành phố Cần Thơ là cửa ngõ đang có tốc độ phát triển nhanh chóng; là trung tâm dịch vụ lớn của cả vùng và là cầu nối trong hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế

2.2.1.4. Những nét đặc trưng của vị trí địa lý và ảnh hưởng của chúng đến việc phát triển kinh tế xã hội

Với hệ tọa độ địa lý như trên Đồng bằng sơng Cửu Long nằm hồn tồn trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và khu vực chịu tác động của gió mùa châu Á nên thiên nhiên của vùng mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt ẩm cao, chan hòa ánh nắng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển một nền nơng nghiệp nhiệt đới hồn chỉnh.

Là vùng nằm cuối bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, nên có sự quan hệ hai chiều chặt chẽ đa dạng.

Giáp Campuchia ở đoạn hạ lưu sông Mêkông nên việc giao lưu với các nước trên bán đảo khá dễ dàng.

Nằm gần đường hàng hải quốc tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và vùng kinh tế phát triển năng động của khu vực ( Thái Lan, Xingapo, Inđônêxia, Malaysia). Đây là thị trường cũng như đối tác quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của vùng.

1.2.1.5. Các đơn vị hành chính

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người. Tồn vùng có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương.

Bảng 2.2. Các đơn vị hành chính vùng Đồng bằng sơng Cửu Long

STT Tỉnh/ TP Tỉnh lị Diện tích Dân số Mật độ

1 An Giang TP. Long Xuyên 3.536,8 km² 2.149.200 608 người/km²

2 Bạc Liêu TP. Bạc Liêu 2.501,5 km² 858.400 343 người/km²

3 Bến Tre TP. Bến Tre 2.360,2 km² 1.255.800 532 người/km²

4 Cà Mau TP. Cà Mau 5.331,6 km² 1.207.000 226 người/km²

5 TP. Cần Thơ 1.401,6 km² 1.189.600 849 người/km²

6 Đồng Tháp TP. Cao Lãnh 3.375,4 km² 1.667.700 494 người/km²

7 Hậu Giang TP. Vị Thanh 1.601,1 km² 758.000 473 người/km²

8 Kiên Giang TP. Rạch Giá 6.346,3 km² 1.687.900 266 người/km²

9 Long An TP. Tân An 4.493,8 km² 1.438.500 320 người/km²

10 Sóc Tăng TP. Sóc Tăng 3.311,8 km² 1.293.200 390 người/km²

11 Tiền Giang TP. Mỹ Tho 2.484,2 km² 1.673.900 674 người/km²

12 Trà Vinh TP. Trà Vinh 2.295,1 km² 1.004.400 438 người/km²

13 Vĩnh Long TP. Vĩnh Long 1.479,1 km² 1.029.800 696 người/km²

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2011)

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Đồng bằng sông Cửu Long có lịch sử địa chất rất trẻ. Cách đây 4500 biển còn vào tận Đồng Tháp Mười và gần hết châu thổ cịn chìm dưới nước biển. Khoảng 2000 năm sau, mực nước biển rút, sự bồi đấp phù sa và những tác động của con sông Cửu Long đóng góp một vai trị rất lớn trong việc định hình cũng như phát triển về hình thái của khu vực đồng bằng phì nhiêu như ngày nay.

Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng và tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang đến cho vùng một thiên nhiên nhiệt đới bốn mùa đầy nắng. Khí hậu mang đậm tính chất nhiệt đới phân mùa rõ rệt trong năm. Một năm thường có hai mùa là một mùa khơ và một mùa mưa, với lượng bức xạ lớn bởi tính chất cận xích đạo do vị trí địa lý quy định.

Là vùng khơng giàu có về tài ngun khống sản như các vùng khác của cả nước. Vùng có các loại tài nguyên chính như: than bùn (U Minh), đá vôi ( Kiên Lương – Kiên Giang)… với trự lượng không lớn.

Nét nổi bậc của thiên nhiên nơi đây là hệ sinh thái nhiệt đới chủ yếu là các hệ sinh thái rừng ngập mặn với sự phát triển của các lồi bị sát (Cá sấu, trăn, rắn, rùa…) và các loài chim cư trú cũng như di cư.

Sở hữu nhiều loại cảnh quan tự nhiên từ đồng bằng đến đồi núi và hải đảo, Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng có nhiều tiềm năng cho sự phát triển kinh tế cũng như hoạt động du lịch.

2.1.3. Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội

Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng đất màu mỡ ở phía Tây Nam Việt Nam, cịn có tên gọi là miền Tây Nam Bộ, hay gọi tắt là miền Tây. Diện tích khoảng 40.640,7 km2, chiếm khoảng 12,3% diện tích cả nước. Dân số năm 2007 là 17.524.000 người, chiếm khoảng 20,6% dân số cả nước. Vùng bao gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Đồng bằng sơng Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km với khoảng 360.000 km2 khu vực đặc quyền kinh tế có vị trí địa lý thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đồng bằng sông Củu Long là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 của vùng dẫn đầu cả nước, đạt 48.754,7 tỉ đồng, chiếm 33,2% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp quốc gia. Giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn vùng năm 2007 đạt 52.730,7 tỷ đồng, chiếm khoảng 9,23% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước chỉ đứng sau vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý khai thác tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông cửu long theo hướng phát triển bền vững (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)