Thực tế hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 46 - 56)

2.2 THỰC TẾ THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN CƠNG

2.2.3 Thực tế hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng

hàng TMCP Sài Gịn Cơng thương

Tình hình hoạt động kinh doanh là một trong những nhân tố ảnh thưởng đến thương hiệu. Sự tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng của các sản phẩm dịch vụ trong q trình hoạt động sẽ góp phần rất lớn đến việc phát triển thương hiệu của Ngân hàng. Tình hình hoạt động kinh doanh tốt sẽ góp phần phát triển thương hiệu và khi thương hiệu ngày càng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Nhằm đảm bảo tăng trưởng ổn định và an tồn trong hoạt động, chính sách huy động vốn của NHTMCP Sài Gịn Cơng thương khơng chỉ tập trung tới các khách hàng truyền thống là các tổng công ty, doanh nghiệp lớn mà còn chú trọng khai thác huy động vốn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Hiện nay, Ngân hàng có các sản phẩm tiết kiệm VND và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn, các sản phẩm có kì hạn và phương thức nhận lãi, gốc linh hoạt; các loại chứng chỉ tiền gửi.

Bảng 2.6 : Tình hình vốn huy động SAIGONBANK giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: Tỷ đồng, %, triệu USD

Ch tiêu Năm 2009 +/- 2010 +/- 2011 +/- 2012 +/- 2013 +/-

Vốn huy động 9.645 176 12.972 3.327 11.776 -1.196 11.668 -108 11.540 -128

Trong đó:

- Tiền gửi và vay TCTD khác 573 -1.320 2.549 1.976 1.687 -862 469 -1.218 20 -449

- Tiền gửi của khách hàng 8.520 1.315 9.068 548 8.968 -100 11.060 2.092 11.412 352

Tỷ trọng vốn Thị trường 1/

Tổng vốn huy động (%) 89,51 13,42 76,30 -13,21 77,85 1,55 94,79 16,94 98,89 4,10 Tỷ trọng tiền gửi và vay TCTD

khác/Tổng vốn huy động (%) 5,94 -14,05 19,65 13,71 14,32 -5,33 4,02 -10,30 0,17 -3,85

Vốn huy động theo tiền tệ:

- VND 8.652 -77 11.644 2.992 10.879 -765 11.084 205 10.891 -193

- USD 55 12 70 15 43 -27 28 -15 31 3

Vốn huy động theo thời gian:

- Ngắn hạn 9.506 992 12.162 2.656 11.407 -755 8.775 -2.632 8.460 -315

- Trung dài hạn 139 -816 810 671 369 -441 2.893 2.524 3.081 188

Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ BCTC đã kiểm tốn SAIGONBANK các năm 2009-2013

Trong những năm gần đây, Ngân hàng đã tái cơ cấu nguồn vốn hoạt động theo hướng phát triển bền vững, hạn chế và giảm dần việc sử dụng nguồn vốn từ liên NH, tăng huy động từ doanh nghiệp và dân cư. Nếu vào thời điểm đầu năm 2010 tỷ trọng vốn huy động từ thị trường liên NH chiếm 19,65% thì đến 31/12/2013 tỷ trọng này chỉ còn 0,17% trên tổng vốn huy động.

Năm 2010 được đánh giá là năm gặt hái được nhiều thành công của Ngân hàng với tốc độ tăng trưởng huy động vốn (34,50%) cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay (7,55%) đã góp phần đảm bảo an tồn trong hoạt động của Ngân hàng. Thành cơng nổi bật của công tác huy động vốn năm 2010 là tồn hệ thống đã duy trì ổn định nguồn vốn hoạt động trong cơn biến động và cạnh tranh khơng lành mạnh trên thị trường, chủ

động tìm kiếm các nguồn vốn, đồng thời chấp hành chỉ đạo của Ban Điều hành trong việc sử dụng vốn từ đầu năm nên từ đó đã bảo đảm chênh lệch dương giữa huy động và cho vay.

Đến cuối năm 2011 nguồn vốn huy động giảm 9,22% so với đầu năm và chỉ đạt 72,63% so với chỉ tiêu kế hoạch do ĐHĐCĐ giao. Với việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN ngay từ đầu năm, các NHTM tái diễn cuộc đua lãi suất huy động như năm 2010. Tuy nhiên mức độ và việc thực hiện của năm 2011 còn tinh vi hơn so với năm 2010, cuộc đua lãi suất, phá trần quy định của NHNN không chỉ diễn ra đối với huy động VND mà còn với cả USD. Đỉnh cao của lãi suất huy động VND năm 2011 lên đến mức 21-22%/năm. Huy động của NHTMCP Sài Gịn Cơng thương đến 31/12/2011 giảm 9,22% so với đầu năm chủ yếu do giảm huy động từ tiền gửi và vay các TCTD khác, tiền gửi doanh nghiệp, kỳ phiếu. Tuy sụt giảm vốn huy động nhưng lại có ý nghĩa tích cực do giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn vốn thị trường liên NH.

Trong 03 năm gần đây, vốn huy động Ngân hàng chủ yếu bằng VND, tỷ trọng vốn huy động bằng USD chiếm khoảng 5% trên tổng vốn huy động, phù hợp với lộ trình giảm dần đơ la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ và NHNN, trong đó năm 2015 sẽ chấm dứt huy động và cho vay bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng triển khai các biện pháp tăng cường huy động trung dài hạn, đến cuối năm 2013 tỷ trọng huy động trung dài hạn đã chiếm gần 27% trong tổng nguồn vốn huy động, từng bước tạo sự ổn định trong nguồn vốn huy động, góp phần đảm bảo an tồn trong hoạt động cho NHTMCP Sài Gịn Cơng thương.

Từ phân tích ta thấy, trong 03 năm gần đây, huy động vốn của Ngân hàng có sự sụt giảm nhưng khơng có nghĩa là thương hiệu của Ngân hàng bị ảnh hưởng xấu. Bởi vì, nếu nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động, sự sụt giảm nguồn vốn huy động chủ yếu là do Ngân hàng chủ động giảm lượng tiền gửi từ thị trường liên NH, còn riêng tiền gửi của khách hàng vẫn tăng trưởng ổn định. Điều này cho thấy, thương hiệu của Ngân hàng vẫn được khách hàng đánh giá cao theo năm tháng.

SAIGONBANK đã mở rộng thị phần cho vay bằng việc áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, đổi mới phong cách phục vụ,… để hỗ trợ hoạt động và đáp ứng các nhu cầu khách hàng thông qua các mạng lưới hoạt động hiện có và các chi nhánh thành lập mới. Bên cạnh đó, Ngân hàng thường xun rà sốt, sàng lọc và duy trì các khách hàng có uy tín để đảm bảo an tồn chất lượng hoạt động tín dụng. Cơng tác kiểm tra nội bộ được tiến hành thường xuyên và theo định kỳ hàng năm nên đã kịp thời bổ sung, chấn chỉnh các thiếu sót về hoạt động tín dụng trong tồn hệ thống. Bổ sung thêm các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước như: bảo lãnh tiền ứng trước hay đặt cọc, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh tốn nước ngồi (mua hàng trả chậm, vay vốn),…

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của SAIGONBANK giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ BCTC đã kiểm tốn SAIGONBANK các năm 2009-2013

Ngân hàng ln bám sát các chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN và tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đảm bảo an toàn hiệu quả. Trong nửa đầu năm 2009, thực hiện chủ trương kích cầu, mở rộng tín dụng có hiệu quả góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, SAIGONBANK đã kịp thời đưa ra được những chính sách phù hợp với tình hình dẫn đến cuối năm 2009 tổng dư nợ đạt trên 9.722 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 23% so với năm 2008. Hoạt động cho vay năm 2010 vẫn tăng trưởng trong tầm kiểm soát, chấp hành quy định của Ban Điều hành trong sử dụng vốn cho vay, trích đầy đủ dự phịng cụ thể và dự phòng chung theo quy định, hạn chế nợ xấu phát sinh và hầu hết các khoản nợ vay đều có tài sản đảm bảo. Đến năm 2011, Ngân hàng vẫn tuân thủ quy định của NHNN tại Chỉ thị 01 là khống chế mức tăng trưởng tín dụng dưới 20% và bảo đảm an toàn khả

năng thanh khoản của Ngân hàng. Thực tế đến cuối năm 2011, tổng dư nợ tín dụng chỉ tăng 7% so với đầu năm, thấp hơn quy định tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 của NHNN tối đa là 20% và tỷ lệ cho vay phi sản xuất chỉ chiếm gần 9% trên tổng dư nợ, thấp hơn quy định về tỷ lệ cho vay phi sản xuất của NHNN tối đa là 16%. Tuy đã nỗ lực tối đa trong công tác điều hành hoạt động tín dụng nhưng trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, năng lực trả lãi đúng hạn của nhiều doanh nghiệp đã giảm sút nên đến cuối năm 2011, nợ xấu đã tăng so với đầu năm và chiếm 4,75% tổng dư nợ. Đến cuối năm 2013, tổng dư nợ có sự sụt giảm tương tối, tuy nhiên song song đó là tỷ lệ nợ xấu cũng được khống chế xuống chỉ còn 2,24%/TDN. Tỷ lệ nợ xấu được khống chế ở mức thấp là điểm cộng rất lớn cho việc đánh giá thương hiệu của Ngân hàng từ khách hàng. Mặc dù dư nợ cho vay sụt giảm tương đối nhưng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nợ xấu liên tục gia tăng trong tồn ngành thì việc đảm bảo an tồn trong hoạt động là điều quan trọng và sẽ tốt hơn cho việc phát triển thương hiệu của Ngân hàng.

Dư nợ phân theo đối tượng:

NHTMCP Sài Gịn Cơng thương thực hiện chính sách cho vay khách hàng với đa dạng các thành phần kinh tế bao gồm các Doanh nghiệp nhà nước, CTCP và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình. Các ngành nghề phù hợp với chiến lược phát triển của nhà nước, của ngành Ngân hàng và của NHTMCP Sài Gịn Cơng thương.

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng của SAIGONBANK 2009-2013

Đơn vị: Tỷ đồng,%

Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ BCTC đã kiểm tốn SAIGONBANK các năm 2009-2013

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012 2013

Thực

hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ

Công ty trách nhiệm hữu

hạn 3.014 31,00 3.223 30,82 3.517 31,45 3.558 32,76 3.143 29,46

Công ty cổ phần 1.773 18,24 1.957 18,72 1.980 17,71 1.569 14,45 1.603 15,02 Doanh nghiệp tư nhân 709 7,29 538 5,15 548 4,90 499 4,59 425 3,99 Kinh tế cá thể 3.986 41,00 4.505 43,09 4.981 44,54 5.064 46,63 5.228 48,99 Khác 240 2,47 233 2,23 157 1,40 171 1,57 271 2,54

Theo bảng cơ cấu dư nợ 2.7 ta nhận thấy tỷ trọng dư nợ giữa khách hàng là tổ chức và khách hàng cá nhân là tương đối đồng đều, điều này cho thấy thương hiệu của Ngân hàng phổ biến đồng đều được tất cả đối tượng khách hàng. Đến 31/12/2010, dư nợ cho vay của các tổ chức chiếm gần 60% và dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm khoảng 40% trên tổng dư nợ; nhưng đến cuối năm 2013, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp, tổ chức chỉ chiếm khoảng 49%, cho vay khách hàng cá nhân chiếm khoảng 51% trên tổng dư nợ, trong đó khách hàng là các DNTN, CTCP, doanh nghiệp nhỏ lẻ chiếm đa số trong tổng dư nợ của tổ chức. Điều này cũng thể hiện đường lối chỉ đạo đúng đắn, nhạy bén và kịp thời của Ban Lãnh đạo NHTMCP Sài Gịn Cơng thương trong việc thay đổi và chuyển hướng cho vay phù hợp với tình hình biến động của thị trường, sự biến động của lãi suất do NHNN thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát và các Doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn nhưng ngược lại nhu cầu vay tiêu dùng của cá nhân lại tăng cao.

Dư nợ phân theo thời gian:

Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ lệ khá cao trên tổng dư nợ cho vay, dao động từ 62%-75% trên tổng dư nợ, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 28%-35% trên tổng dư nợ. Các tỷ trọng có biến động khơng q cao, chứng tỏ cơ cấu dư nợ của Ngân hàng phân theo thời hạn vay tương đối ổn định. Tuy nhiên trong cơ cấu cho vay trung dài hạn lại có sự thay đổi cho nhau. Nếu ở thời điểm cuối năm 2009, tỷ lệ cho vay trung hạn cao hơn tỷ lệ cho vay dài hạn nhiều thì đến cuối năm 2013, tỷ lệ cho vay dài hạn cũng tăng lên nhiều, thậm chí cịn cao hơn so với tỷ lệ cho vay trung hạn.

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian của SAIGONBANK giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: Tỷ đồng,%

Kỳ hạn Năm

2009 2010 2011 2012 2013

Thực

hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ

Ngắn hạn 6.083 62,57 6.779 64,83 7.882 70,48 8.174 75,26 7.880 73,85 Trung hạn 2.054 21,13 2.091 20,00 1.626 14,54 1.083 9,97 1.165 10,92 Dài hạn 1.585 16,30 1.587 15,18 1.675 14,98 1.604 14,77 1.625 15,23

Tổng cộng 9.722 100 10.456 100 11.183 100 10.861 100 10.670 100

Cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung dài hạn như trên là khá phù hợp với quy mô hoạt động của Ngân hàng. Khi dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao thì dịng quay tín dụng ngắn, Ngân hàng mau thu hồi nợ tránh được nhiều rủi ro khi quay vòng vốn. Đến thời điểm 31/12/2013 tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 17,91% (đảm bảo mức quy định Thông tư 15/2009/TT-NHNN là 30%).

Dư nợ phân theo tiền tệ:

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo tiền tệ của SAIGONBANK giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: Tỷ đồng,%

Loại tiền Năm

2009 2010 2011 2012 2013

Thực

hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ

VND 9.425 96,95 9.906 94,74 10.429 93,26 10.025 92,30 9.930 93,06 Ngoại tệ quy đổi USD 16,67 3,06 29,01 5,25 36,16 6,74 40,15 7,70 35,00 6,94

Tổng cộng 9.722 100 10.456 100 11.183 100 10.861 100 10.670 100

Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ BCTC đã kiểm toán SAIGONBANK các năm 2009-2013

Trong cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ thì dư nợ cho vay bằng VND luôn chiếm tỷ trọng rất cao: năm 2009 là 96,95%, đến cuối năm 2013 giảm còn 93,06%. Dư nợ bằng ngoại tệ của Ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân là do từ năm 2008 các quy định của NHNNVN về cho vay ngoại tệ đối với một số đối tượng được phép ngày càng siết chặt hơn. Hơn nữa Ngân hàng phải bảo toàn nguồn cho vay bằng ngoại tệ của mình khơng gặp rủi ro về tỷ giá, đây cũng là một hạn chế khiến cho Ngân hàng giảm cho vay bằng ngoại tệ trong thời gian gần đây do biến động tỷ giá VND/USD ngày càng diễn biến phức tạp và hết sức rủi ro.

Chất lượng tín dụng:

Trong những năm gần đây tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ của SAIGONBANK biến động liên tục nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trên tổng dư nợ. Cụ thể cuối thời điểm 2009 tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,78% trên tổng dư nợ. Đến 31/12/2011, tỷ lệ nợ quá hạn là 4,75% và đến 31/12/2013, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 2,24% trên tổng dư nợ. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế nên các khách hàng doanh nghiệp truyền thống của Ngân hàng gặp phải một số khó khăn khi sử dụng vốn nên không đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi.

Đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm so với năm 2012 là do Ngân hàng đã sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp và bán nợ cho VAMC và đến cuối năm 2013 Ngân hàng đã trích dự phịng rủi ro hơn 140 tỷ đồng.

Từ năm 2012, Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp tăng cường chất lượng công tác tín dụng. Ban điều hành đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện các công việc: (1) Chỉ thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng mới trên cơ sở có tài sản thế chấp là bất động sản, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. (2) Không nhận tài sản đảm bảo là phương tiện vận tải đường thủy, đường biển hoặc là các thiết bị máy móc chuyên dùng. (3) Tiếp tục duy trì các biện pháp nhằm kiểm sốt chặt chất lượng tín

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)