Đơn vị: Tỷ đồng, %, triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2009 +/- 2010 +/- 2011 +/- 2012 +/- 2013 +/-
Vốn huy động 9.645 176 12.972 3.327 11.776 -1.196 11.668 -108 11.540 -128
Trong đó:
- Tiền gửi và vay TCTD khác 573 -1.320 2.549 1.976 1.687 -862 469 -1.218 20 -449
- Tiền gửi của khách hàng 8.520 1.315 9.068 548 8.968 -100 11.060 2.092 11.412 352
Tỷ trọng vốn Thị trường 1/
Tổng vốn huy động (%) 89,51 13,42 76,30 -13,21 77,85 1,55 94,79 16,94 98,89 4,10 Tỷ trọng tiền gửi và vay TCTD
khác/Tổng vốn huy động (%) 5,94 -14,05 19,65 13,71 14,32 -5,33 4,02 -10,30 0,17 -3,85
Vốn huy động theo tiền tệ:
- VND 8.652 -77 11.644 2.992 10.879 -765 11.084 205 10.891 -193
- USD 55 12 70 15 43 -27 28 -15 31 3
Vốn huy động theo thời gian:
- Ngắn hạn 9.506 992 12.162 2.656 11.407 -755 8.775 -2.632 8.460 -315
- Trung dài hạn 139 -816 810 671 369 -441 2.893 2.524 3.081 188
Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ BCTC đã kiểm toán SAIGONBANK các năm 2009-2013
Trong những năm gần đây, Ngân hàng đã tái cơ cấu nguồn vốn hoạt động theo hướng phát triển bền vững, hạn chế và giảm dần việc sử dụng nguồn vốn từ liên NH, tăng huy động từ doanh nghiệp và dân cư. Nếu vào thời điểm đầu năm 2010 tỷ trọng vốn huy động từ thị trường liên NH chiếm 19,65% thì đến 31/12/2013 tỷ trọng này chỉ cịn 0,17% trên tổng vốn huy động.
Năm 2010 được đánh giá là năm gặt hái được nhiều thành công của Ngân hàng với tốc độ tăng trưởng huy động vốn (34,50%) cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay (7,55%) đã góp phần đảm bảo an tồn trong hoạt động của Ngân hàng. Thành công nổi bật của công tác huy động vốn năm 2010 là tồn hệ thống đã duy trì ổn định nguồn vốn hoạt động trong cơn biến động và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, chủ
động tìm kiếm các nguồn vốn, đồng thời chấp hành chỉ đạo của Ban Điều hành trong việc sử dụng vốn từ đầu năm nên từ đó đã bảo đảm chênh lệch dương giữa huy động và cho vay.
Đến cuối năm 2011 nguồn vốn huy động giảm 9,22% so với đầu năm và chỉ đạt 72,63% so với chỉ tiêu kế hoạch do ĐHĐCĐ giao. Với việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN ngay từ đầu năm, các NHTM tái diễn cuộc đua lãi suất huy động như năm 2010. Tuy nhiên mức độ và việc thực hiện của năm 2011 còn tinh vi hơn so với năm 2010, cuộc đua lãi suất, phá trần quy định của NHNN không chỉ diễn ra đối với huy động VND mà còn với cả USD. Đỉnh cao của lãi suất huy động VND năm 2011 lên đến mức 21-22%/năm. Huy động của NHTMCP Sài Gịn Cơng thương đến 31/12/2011 giảm 9,22% so với đầu năm chủ yếu do giảm huy động từ tiền gửi và vay các TCTD khác, tiền gửi doanh nghiệp, kỳ phiếu. Tuy sụt giảm vốn huy động nhưng lại có ý nghĩa tích cực do giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn vốn thị trường liên NH.
Trong 03 năm gần đây, vốn huy động Ngân hàng chủ yếu bằng VND, tỷ trọng vốn huy động bằng USD chiếm khoảng 5% trên tổng vốn huy động, phù hợp với lộ trình giảm dần đơ la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ và NHNN, trong đó năm 2015 sẽ chấm dứt huy động và cho vay bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng triển khai các biện pháp tăng cường huy động trung dài hạn, đến cuối năm 2013 tỷ trọng huy động trung dài hạn đã chiếm gần 27% trong tổng nguồn vốn huy động, từng bước tạo sự ổn định trong nguồn vốn huy động, góp phần đảm bảo an tồn trong hoạt động cho NHTMCP Sài Gịn Cơng thương.
Từ phân tích ta thấy, trong 03 năm gần đây, huy động vốn của Ngân hàng có sự sụt giảm nhưng khơng có nghĩa là thương hiệu của Ngân hàng bị ảnh hưởng xấu. Bởi vì, nếu nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động, sự sụt giảm nguồn vốn huy động chủ yếu là do Ngân hàng chủ động giảm lượng tiền gửi từ thị trường liên NH, còn riêng tiền gửi của khách hàng vẫn tăng trưởng ổn định. Điều này cho thấy, thương hiệu của Ngân hàng vẫn được khách hàng đánh giá cao theo năm tháng.
SAIGONBANK đã mở rộng thị phần cho vay bằng việc áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, đổi mới phong cách phục vụ,… để hỗ trợ hoạt động và đáp ứng các nhu cầu khách hàng thông qua các mạng lưới hoạt động hiện có và các chi nhánh thành lập mới. Bên cạnh đó, Ngân hàng thường xun rà sốt, sàng lọc và duy trì các khách hàng có uy tín để đảm bảo an tồn chất lượng hoạt động tín dụng. Cơng tác kiểm tra nội bộ được tiến hành thường xuyên và theo định kỳ hàng năm nên đã kịp thời bổ sung, chấn chỉnh các thiếu sót về hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống. Bổ sung thêm các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước như: bảo lãnh tiền ứng trước hay đặt cọc, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh tốn nước ngồi (mua hàng trả chậm, vay vốn),…