Quản lý tỷ lệ cho cho vay phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88 - 89)

Chƣơng 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

5.2.2 Quản lý tỷ lệ cho cho vay phù hợp

Yếu tố quan trọng tiếp theo ảnh hƣởng đến hiệu quả của ngân hàng là tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ này có tác động ngƣợc chiều lên lợi nhuận của ngân hàng. Điều này có nghĩa là việc ngân hàng càng cho vay nhiều sẽ khiến cho lợi nhuận càng giảm. Nhƣ đã giải thích trong phần 4 của bài nghiên cứu này, kết quả này có thể đƣợc giải thích là do nghiên cứu đƣợc tiến hành trong khoảng thời gian từ năm 2006-2016, đây là giai đoạn có nhiều biến động của thị trƣờng: khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trƣờng tài chính và bất động sản gặp nhiều khó khăn, tình trạng nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng tăng cao đến mức đang báo động và buộc NHNN và chính phủ phải đƣa ra các giải pháp nhằm tái cơ cấu ngành. Vì vậy, việc tăng cƣờng cho vay càng nhiều trong giai đoạn vừa qua chỉ làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng xấu đi do khách hàng bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế nên suy giảm hoặc mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, khi nhà quản trị đánh giá tình hình hiện tại và dự báo tình hình thị trƣờng và nền kinh tế trong tƣơng lai có nhiều triển vọng, cần đẩy mạnh hoạt động cho vay, tín dụng để tối ƣu hóa thu nhập từ lãi. Muốn tăng cƣờng lợi nhuận thì cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng nhƣng vẫn phải đảm bảo đƣợc tỷ lệ thanh khoản an tồn theo quy định. Có thể thấy tỷ lệ cho vay có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với lợi nhuận của ngân hàng, điều này phụ thuộc vào tình hình thị trƣờng và năng lực quản lý của nhà quản trị ngân hàng. Thực tế đã chứng minh, trong giai đoạn 2005-2010, việc các ngân hàng tập trung quá nhiều lƣợng tín dụng vào 2 lĩnh vực có rủi ro lớn là bất động sản và chứng khoán đã gây ra những hậu quả không nhỏ về sau. Đặc biệt, khi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ (mà bắt nguồn từ việc bong bóng nhà đất bị vỡ) đã gây ảnh hƣởng đến tình hình kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, là cho những

khoản vay trong lĩnh vực này trở thành nợ khó địi do khách hàng mất khả năng chi trả.

Giải pháp đƣợc đƣa ra ở đây là: nhà quản trị phải luôn theo dõi, cập nhật, dự đoán diễn biến thị trƣờng trong trung và dài hạn để đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn. Hạn chế hoặc kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay vào những ngành lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, năng lực chun mơn và kinh nghiệm của nhà quản trị cũng là yếu tố quan trọng để có thể quản lý tỷ lệ cho vay phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)