Đảm bảo tính an tồn thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 91)

Chƣơng 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

5.2.6 Đảm bảo tính an tồn thanh khoản

Tỷ lệ tiền gửi trên tiền cho vay có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Điều đó có nghĩa là ngân hàng nào càng dùng tiền huy động đƣợc để cho vay thì hiệu quả hoạt động càng giảm. Nhà quản trị phải cân đối chính sách quản lý thanh khoản giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu an toàn. Cụ thể, nếu ngân hàng không cho vay mà giữ nhiều tài sản có khả năng thanh khoản cao có thể hạn chế khả năng sinh lời của tài sản vì vậy lợi nhuận giảm. Tuy nhiên nếu tỷ lệ thanh khoản quá thấp lại đặt ngân hàng rơi vào tình trạng khơng đủ khả năng thanh khoản trong một thời gian ngắn. Trong thời kỳ kinh tế phát triển ổn định, nên tối đa hóa lợi nhuận bằng việc nâng tỷ lệ tiền cho vay trên tiền gửi, ngƣợc lại trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, cần giảm tỷ lệ cho vay xuống nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng và hạn chế rủi ro tín dụng.

Các ngân hàng nên đẩy mạnh việc quản lý thanh khoản, bằng cách áp dụng các các chuẩn mực quốc tế thơng qua việc kiểm sốt và khai thác các nguồn cung cầu vốn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.

Nhà quản trị cần đánh giá dịng tiền dự kiến trong tƣơng lai nhằm dự đốn đƣợc khả năng dƣ thừa hay thiếu hụt nguồn tiền để từ đó đƣa ra các quyết định phù hợp, tránh để tình trạng có lúc tiền dƣ nhiều nhƣng lại có lúc bị thiếu hụt thanh khoản. Ban hành các thủ tục để đánh giá, nhận xét về sự chênh lệch kỳ hạ cho vay và kỳ hạn gửi tiền nhằm đƣa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời trong từng trƣờng hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)