Nâng cao hiệu quả quản lý doanh thu chi phí của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 90)

Chƣơng 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

5.2.4 Nâng cao hiệu quả quản lý doanh thu chi phí của ngân hàng

Việc quản lý tốt tỷ lệ chi phí trên doanh thu có ảnh hƣởng đến hiệu quả của ngân hàng. Theo kết quả hồi quy, tỷ lệ này có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận của ngân hàng hay nói cách khác, khi tỷ lệ chi phí/doanh thu càng nhỏ thì ngân hàng càng hoạt động hiệu quả. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thì nhà quản trị cần cải cách bộ máy quản lý theo hƣớng tinh gọn và chú trọng chất lƣợng hơn số lƣợng.

Để quản lý công tác tốt hoạt động của ngân hàng, nhà quản trị cần phân tích cơ cấu chi phí của ngân hàng nhằm đánh giá các chi phí phù hợp và chƣa phù hợp để cắt giảm các khoản chi phí bất hợp lý nhƣng vẫn đảm bảo doanh thu cho ngân hàng. Hơn nữa, để kiểm soát đƣợc chi phí phát sinh một cách hiệu quả, điều quan trọng là phải nhận diện ra các loại chi phí. Nhà quản trị ngân hàng cần đƣa tỷ lệ dùng vốn vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn hợp để tối đa hóa lợi nhuận thu đƣợc từ chênh lệch từ lãi nhƣng vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng.

Bên cạnh việc tăng hiệu quả bằng cách giảm chi phí hoạt động của ngân hàng thì nhà quản trị có thể tăng doanh thu của ngân hàng bằng cách: đẩy mạnh hoạt động tín dụng nhƣng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản và chất lƣợng tín dụng, quan tâm đến hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm giữ chân khách hàng hiện hữu, đầu tƣ cho phát triển một số sản phẩm dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng….

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)