Chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối tượng cung cấp thông tin về điều tra thống kê tại cục thống kê tỉnh cà mau (Trang 45 - 46)

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Nhằm rút trích nhân tố dựa trên hệ số KMO và hệ số Eigenvalues…)

3.3.4. Chọn mẫu nghiên cứu

Hiện nay, việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. Theo Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần thiết cho phân tích nhân tố là 100 cịn Guilford (1954) cho rằng con số đó là 200. Comrey & Lee (1992) không đưa ra một con số cụ thể mà đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc lớn hơn = tuyệt vời.

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn, mẫu nghiên cứu càng lớn thì độ chính xác của kết quả càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn cỡ mẫu còn phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng đó là năng lực tài chính và thời gian nghiên cứu.

Đối với phân tích nhân tố, cỡ mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa vào phân tích nhân tố. Theo Gorsuch (1983) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến. Trong khi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng “Thơng thường thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong

phân tích nhân tố”. Trong đề tài này có tất cả 33 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 33 x 5 = 165.

Đối với đề tài nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu được tác giả chọn ở mức khảo sát 320 phiếu.

Như vậy, qua phân tích cho thấy số lượng mẫu 320 quan sát là chấp nhận được đối với nghiên cứu này.

Cách thức chọn mẫu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, trong nghiên

cứu này tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp chọn mẫu này giúp tiết kiệm về thời gian và chi phí.

Để tránh sự chủ quan, thiên vị trong quá trình chọn mẫu làm ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu, các đối tượng CCTT được chọn vào mẫu nghiên cứu sẽ nằm trên địa bàn của các huyện và thành phố Cà Mau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối tượng cung cấp thông tin về điều tra thống kê tại cục thống kê tỉnh cà mau (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)