Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.3. Một số kết quả nghiên cứu điển hình
2.3.1. Kết quả nghiên cứu của Keith và John (2002)
Nghiên cứu của Keith và John về hài lòng trong cơng việc của những người có trình độ cao và sự khác biệt giữa giới tính, người quản lý với thu nhập đã cho kết quả:
(i) Yếu tố chủ yếu tác động đến hài lịng trong cơng việc của những người có trình độ cao là: việc kiếm tiền, điều kiện vật chất, sức khỏe và các loại phúc lợi khác.
(ii) Mức độ thỏa mãn trong trong cơng việc của nữ hơn nam. (iii) Có sự gia tăng mức độ hài lòng đối với những người quản lý.
(iv) Thu nhập có vai trị quan trọng đối với mức độ hài lịng trong cơng việc.
2.3.2. Kết quả nghiên cứu của Andrew (2002)
Andrew đã nghiên cứu về sự hài lịng trong cơng việc tại Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đưa ra kết quả như sau:
(i) Đến 49% số NLĐ tại Hoa Kỳ được khảo sát cho rằng hoàn toàn hoặc rất hài lịng với cơng việc, chỉ một số rất nhỏ trả lời là khơng hài lịng.
(ii) Tỷ lệ cho rằng hoàn toàn hoặc rất hài lịng với cơng việc ở một số nước khác như sau: Đan Mạch là 62%, Nhật Bản là 30% và Hungary là 23%.
Nghiên cứu xác định các yếu tố nâng cao mức độ thỏa mãn gồm: giới nữ; an toàn trong công việc; nơi làm việc nhỏ; thu nhập cao; quan hệ đồng nghiệp; thời gian đi lại ít; vấn đề giám sát; quan hệ cơng chúng; cơ hội học tập nâng cao trình độ.
2.3.3. Kết quả nghiên cứu của Tom (2007)
Tom đã nghiên cứu về sự hài lịng trong cơng việc của NLĐ tại Hoa Kỳ đưa ra một số kết quả như sau: NLĐ làm việc trong nhiều lĩnh vực thì có 47% số NLĐ rất hài lịng với cơng việc. Trong đó, nhóm lao động khơng có kỹ năng thì mức độ hài lịng thấp hơn nhiều, chỉ có 33,60% NLĐ được khảo sát hài lịng với cơng việc; trong khi nhóm lao động có kỹ năng cao thì mức độ hài lòng là khá cao, chiếm 55,80% số NLĐ được khảo sát.
21
2.3.4. Kết quả nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005)
Nghiên cứu “Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện Việt Nam” của Trần Kim Dung (2005) đã thực hiện kiểm định thang đo Chỉ số mô tả công việc JDI của Smith P.C, Kendal L.M. và Hulin C.L (1969), đo lường ảnh hưởng của mức độ hài lòng với các yếu tố thành phần của công việc đến mức độ thỏa mãn chung trong công việc ở Việt Nam. Trần Kim Dung sử dụng phương pháp nghiên cứu mơ hình phương trình cấu trúc và dựa trên mẫu gồm 448 nhân viên đang làm việc tồn thời gian trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu của Trần Kim Dung mang ý nghĩa như sau:
(i) Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đã điều chỉnh và kiểm định thang đo JDI vào trong điều kiện của Việt Nam. Thang đo JDI được bổ sung thêm một thành phần (thỏa mãn với phúc lợi) tạo thành thang đo AJDI (Adjusting Job Description Index: chỉ số mô tả công việc điều chỉnh từ thang đo JDI) có giá trị và độ tin cậy cần thiết với 06 thành phần nhân tố khảo sát thông qua 17 biến quan sát. Thang đo này sẽ giúp ích cho các tổ chức trong việc thực hiện đo lường mức độ hài lòng của NLĐ đối với công việc ở Việt Nam.
(ii) Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ thỏa mãn với các nhu cầu vật chất thấp hơn một cách rõ rệt so với sự thỏa mãn các nhu cầu phi vật chất. Trong đó, chỉ có hai yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê đến mức độ thỏa mãn chung là thỏa mãn với bản chất công việc (r=0.36) và thỏa mãn với cơ hội đào tạo, thăng tiến (r=0.33). Điều này giúp cho các tổ chức có cách đầu tư thích hợp để nâng cao mức độ thỏa mãn chung của nhân viên trong công việc.
Thang đo AJDI của Trần Kim Dung bao gồm 06 thành phần nhân tố của công việc, thông qua 17 biến quan sát được thể hiện ở Bảng 2.3.
22
Bảng 2.3: Các nhân tố và biến quan sát của thang đo AJDI
TT Các nhân tố và biến quan sát Số lượng
biến
I Về bản chất công việc 3
1. Công việc cho phép Anh /Chị sử dụng tốt các năng lực cá nhân 2. Cơng việc rất thú vị
3. Cơng việc có nhiều thách thức
II Về tiền lương, thu nhập 2
4. Anh /Chị có thể sống hồn tồn dựa vào thu nhập từ tổ chức/công ty 5. Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc
III Về đồng nghiệp 3
6. Đồng nghiệp của Anh/Chị thoải mái và dễ chịu 7. Những người mà Anh/Chị làm việc với rất thân thiện
8. Những người mà Anh/Chị làm việc với thường giúp đỡ lẫn nhau
IV Về lãnh đạo 3
9. Cấp trên hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc của Anh/Chị 10. Anh /Chị nhận được sự hỗ trợ của cấp trên
11. Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hoà nhã
V Về đào tạo, thăng tiến 4
12. Anh /Chị có nhiều cơ hội thăng tiến
13. Chính sách thăng tiến của cơng ty công bằng
14. Công ty tạo cho Anh /Chị nhiều cơ hội phát triển cá nhân 15. Anh/Chị được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp
VI Về phúc lợi 2
16. Các chương trình phúc lợi trong Cơng ty thể hiện rõ ràng sự quan tâm chu đáo của Công ty đối với nhân viên
17. Anh / Chị đánh giá rất cao các chương trình phúc lợi của Cơng ty
Mức độ hài lòng chung 6
18. Anh/Chị vui mừng vì đã chọn tổ chức/ cơng ty này để làm việc
19. Anh/Chị vui mừng giới thiệu tổ chức, công ty là nơi tốt nhất để làm việc 20. Sản phẩm, dịch vụ của Công ty đạt chất lượng cao
21. Về một số phương diện, Anh/Chị coi Công ty như mái nhà thứ hai của mình 22. Anh/Chị tự hào vì được làm việc trong tổ chức/ công ty này
23. Về tồn diện, Anh/Chị cảm thấy rất hài lịng khi làm việc ở đây