Nghiên cứu của Cebry Calayan (2010)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3.3 Nghiên cứu của Cebry Calayan (2010)

Cơng trình nghiên cứu của Çağlayan và Şak (2010) đã tiến hành kiểm định về cấu trúc vốn của các ngân hàng dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và kết quả thực nghiệm của các doanh nghiệp, tổ chức phi tài chính bằng cách sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng. Các tác giả thực hiện khám phá và kiểm tra xem liệu rằng các nền tảng lý thuyết khoa học về cấu trúc vốn có thể lý giải cho sự lựa chọn cấu trúc vốn của các ngân hàng hay không, và liệu rằng chiều hướng tác động có tương tự nhau giữa các lý thuyết kỳ vọng và kết quả thực nghiệm, hay là phải chăng

có bằng chứng thuyết phục cho thấy đâu đó một vài sự khác biệt. Câu hỏi được đặt ra và cơng trình nghiên cứu tiến hành thực hiện tìm kiếm chứng cứ.

Trong phần giới thiệu mở đầu của bài nghiên cứu, các tác giả đã tiến hành hệ thống lại những kỳ vọng khác nhau về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến địn bẩy tài chính trong ba lý thuyết: một là Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The Trade-off Theory), hai là Lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking-order Theory), và ba là Lý thuyết về chi phí đại diện (The Agency Theory) thể hiện qua bảng 1.3.

Về thời gian nghiên cứu của mẫu dữ liệu, các tác giả đã xác định và phân chia ra hai giai đoạn thời gian khác nhau để khảo cứu sự khác biệt các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ: một là thời gian sau cuộc khủng hoảng tài chính (1992 – 2000) và hai là thời gian thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế (2001 – 2007).

Bảng 2.3: Kết quả thực nghiệm của Çağlayan và Şak (2010)

Kết quả cuối cùng, cơng trình nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục về các biến Quy mô (SIZE) và Tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách (Market to book – MTB) có mối quan hệ đồng biến với biến Địn bẩy tài chính (Book Leverage

BIẾN ĐỘC LẬP

THỜI GIAN MẪU NGHIÊN CỨU

Cả 2 giai đoạn (1992-2007) Giai đoạn 1 (1992-2000) Giai đoạn 2 (2001- 2007)

SIZE Quy mô + + +

MTB Tỷ số giá trị thị trường so

với giá trị sổ sách + + +

PROF Lợi nhuận - - - TANG Tài sản cố định - - -

Dấu cộng "+" thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến ĐBTC Dấu trừ "-" thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến ĐBTC

– BL). Và trái ngược lại, hai biến Tài sản cố định (Tangibility – TANG) và Lợi nhuận (Profitability – PROF) có mối quan hệ nghịch biến với biến Đòn bẩy tài chính ở riêng mỗi giai đoạn khảo cứu (giai đoạn một là 1992-2000 và giai đoạn hai là 2001-2007). Bên cạnh đó, kết quả cũng có bằng chứng tương tự khi kiểm định chung cho cả hai giai đoạn (1992-2007) (được hệ thống lại trong bảng 1.4). Ngoài ra, thêm vào phần kết của nghiên cứu, các phân tích dữ liệu cũng cho thấy một số bằng chứng về kỳ vọng của lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking-order Theory) trong mẫu nghiên cứu của các ngân hàng tại quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)