ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NHTM

Quy mô các ngân hàng không đồng đều là một thực trạng trong các ngân hàng. Trong khi các NHTMCP mà nhà nước sở hữu vốn chủ yếu có quy mơ lớn về

cả tài sản, vốn điều lệ, hệ thống chi nhánh, bộ máy nhân sự, sức cạnh tranh cao trên thị trường tín dụng, thì trong số chín ngân hàng, vẫn có ngân hàng quy mô nhỏ hay những ngân hàng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả trong thời gian gần đây và nằm trong diện tái cơ cấu của NHNN. Những ngân hàng có quy mơ vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ cơng nghệ sẽ có khoảng cách lớn so với các ngân hàng lớn.

Sự có mặt của các ngân hàng nước ngồi đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực NH. Ngân hàng nước ngồi khơng chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh tốn, nhận tiền gửi v.v… Dù các ngân hàng Việt Nam có lợi thế so sánh về mạng lưới do đã phát triển từ trước, ở các vùng nông thôn và tỉnh nhỏ, về khách hàng truyền thống nhờ vai trò lịch sử nhưng kém hơn so về năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức độ hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, về đào tạo nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro cũng như kinh nghiệm đối phó với các thay đổi mơ trường vĩ mơ. Các ngân hàng nước ngồi có bề dày về kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường ở rất nhiều dạng quốc gia cũng như nhiều khu vực, với lợi thế về tiềm lực vốn lớn luôn là thách thức đối với các ngân hàng ở các quốc gia các ngân hàng nước ngồi hướng tới.

Thêm vào đó, các báo cáo cho thấy các ngân hàng vẫn tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng. Sự phụ thuộc này có tính hai mặt, nó có thể giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận ấn tượng, nhưng cũng có thể khiến ngân hàng giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ vì đây là những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Việc cấp tín dụng nhưng chưa tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện cơ bản, cơ cấu tín dụng khơng được phân bổ hợp lí, tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao, hệ thống khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro (nhất là hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước có tình hình tài chính kém lành mạnh, kinh doanh kém hiệu quả) tất yếu đã dẫn đến tình trạng chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu gia tăng, chi phí trích lập dự phịng rủi ro lớn, dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng. Nợ xấu

luôn là thách thức của các quốc gia sau một thời kỳ phát triển hung thịnh, Việt Nam không ngoại lệ.

Các ngân hàng ngày càng chú trọng công tác quản trị rủi ro, nhưng chưa thu được những hiệu quả nhất định trong công tác quản trị. Do nhiều yếu tố khách quan chủ quan, do sự mới mẻ cũng như chưa có kinh nghiệm quản lý và vận hành, kết hợp giữa theo dõi quản trị rủi ro trong các hoạt động khác của ngân hàng thương mại. Sự yếu kém từ quản trị tài sản Nợ, tài sản Có và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu, trong khi một số ngân hàng thương mại lại muốn sử dụng triệt để phần vốn này để cho các hoạt động kinh doanh sinh lời, nên xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ tại một số ngân hàng. Ngồi ra, các ngân hàng vẫn chưa kiểm sốt tốt các rủi ro hoạt động phát sinh trong hoạt động, vẫn cịn có các cán bộ thối hóa, biến chất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp để trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và làm giảm hệ số tín nhiệm của các ngân hàng trên thị trường quốc tế. Những vụ lừa đảo về tín dụng vẫn là thực trạng đang tồn tại

Vòng quay giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và ngân hàng chưa tìm được lối thốt trong giai đoạn 2006-2016. Trong khi, Chính Phủ đang xoay sở với bài tốn kích cầu cho nền kinh tế đang trì trệ nhưng đang bị ràng buộc bởi mức nợ công đang ở mức cao và thâm hụt ngân sách kéo dài nhiều năm. Tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thấp, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến từ khu vực các doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng và thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, doanh nghiệp không bán được hàng tồn kho do cầu thấp dẫn đến làm giảm nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng sản xuất. Các tổ chức tín dụng, vì mặt bằng lãi suất cho vay và các điều kiện vay vốn được đặt ra nên nên không thể cung cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Hệ quả là những doanh nghiệp này buộc phải đóng cửa, cắt giảm nhân công, nhiều doanh nghiệp phải nộp đơn phá sản.

Những thách thức của nền kinh tế cùng những hạn chế trong hoạt động đã có những tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại

tại Việt Nam. Khả năng sinh lợi của các ngân hàng đã khơng thể duy trì được kết quả khả quan của những năm trước và đang có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây.

Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)