Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
- Lợi ích đối với người bệnh:
+ TDĐSL giúp cho chẩn đoán chắc chắn cơ chế tim nhanh, căn nguyên gây bệnh, và phân tầng nguy cơ của bệnh. Trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu.
+ Triệt đốt ĐP sau khi đã cân nhắc lợi ích và nguy cơ là phương pháp điều trị triệt để giúp loại trừ gánh nặng và nguy cơ của bệnh.
- Lợi ích đối với khoa học:
+ Góp phần cung cấp thêm những chứng cứ khoa học về đặc điểm ĐSL của hệ thống dẫn truyền tim bình thường và ĐP, làm sáng tỏ cơ chế bệnh sinh của bệnh.
+ Cung cấp thêm chứng cứ khoa học về hiệu quả và tính an tồn của RFCA ở trẻ nhỏ, là cơ sở để xây dựng khuyến cáo về chỉ định can thiệp.
- Giá trị đối với công tác đào tạo và thực hành lâm sàng:
+ Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các bác sỹ lâm sàng có cơ sở chẩn đoán chắc chắn về cơ chế rối loạn nhịp.
+ Việc lần đầu triển khai thành công kỹ thuật điều trị mới ở trẻ em sẽ là cơ sở để chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện trong nước. Góp phần nâng cao khả năng chẩn đốn và điều trị khơng chỉ hội chứng WPW mà còn các rối loạn tim nhanh khác ở trẻ em.
- Sự chấp thuận: Đề tài được chấp thuận của hội đồng Y đức Bệnh viện Nhi Trung ương, được sự đồng ý của bản thân bệnh nhân (tuổi trưởng thành), cha mẹ hoặc người chăm sóc đối tượng nghiên cứu và đảm bảo tính bí mật cho các đối tượng nghiên cứu.