Xác định vị trí đường phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị hội chứng wolff parkinson white ở trẻ em bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 43 - 45)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Triệt đốt đường phụ nhĩ thất bằng năng lượng sóng tần số radio

1.4.3. Xác định vị trí đường phụ

1.4.3.1. Kích thích nhĩ gần vị trí đường phụ

Kích thích nhĩ càng gần đầu nhĩ ĐP, TKTT càng lớn và P-delta càng ngắn. Phương pháp hữu ích khi ĐP khơng dẫn truyền ngược.

1.4.3.2. Chỉ số tiền kích thích thất

Khi KTS thất gây tái lập TNVLNT chiều xuôi, chỉ số TKTT tương đối là tỷ lệ của khoảng ghép KTS thất trên chu kỳ tim nhanh. Tỷ lệ này > 90%, gợi ý ĐP ở gần vị trí kích thích thất. Mặt khác chỉ số TKTT tuyệt đối (hiệu số giữa chu kỳ tim nhanh trừ đi khoảng ghép KTS thất) < 75ms gợi ý ĐP thành tự do trái, <45ms gợi ý ĐP vách, 45-75 ms lưỡng vùng.

1.4.3.3. Block nhánh trong cơn tim nhanh

Chu kỳ tim nhanh và VA >35ms khi block nhánh xuất hiện chẩn đoán ĐP cùng bên nhánh bị block. Các ĐP vùng trước vách và sau vách có VA ít thay đổi (5-25ms).

1.4.3.4. Vị trí kích hoạt thất sớm nhất qua đường phụ chiều xi

Khi lập bản đồ nội mạc trong khi TKTT (xoang, kích thích nhĩ, TNVLNT chiều ngược), thì khởi điểm delta được lấy làm thời điểm đối chiếu, Vị trí V sớm nhất là vị trí quanh vịng van nhĩ thất có V-delta tối đa, vị trí này được coi đầu thất ĐP.

1.4.3.5. Vị trí kích hoạt nhĩ sớm nhất qua đường phụ chiều ngược

Vị trí sớm A sớm nhất trong khi kích hoạt nhĩ ngược (kích thích thất hoặc TNVLNT chiều xi) ghi được tại vịng van nhĩ thất được coi là đầu nhĩ ĐP. Tuy nhiên khi kích thích thất, vị trí A ghi được sớm nhất tại vùng vách có thể do nhĩ bị kích hoạt phối hợp qua cả ĐP và NNT. Do vậy cần phải phân tách dẫn truyền qua ĐP bằng kích thích thất gần ĐP hoặc nghiệm pháp gây block NNT chiều ngược (adenosine).

1.4.3.6. Phân cực điện đồ nhĩ khi kích hoạt nhĩ ngược

Hình thái và biên độ điện đồ lưỡng cực bị ảnh hưởng bởi hướng khử cực so với trục ghi lưỡng cực. Mặc dựa vào hình thái điện đồ lưỡng cực có thể xác định hướng khử cực, sự thay đổi hình thái điện đồ có thể là dấu hiệu hữu ích, và điện đồ lưỡng cực không lọc nhiễu với trục điện cực đặt song song với trục vịng van nhĩ thất có thể sử dụng để định khu đầu nhĩ ĐP.

Trong khi kích hoạt nhĩ chiều ngược qua ĐP, vị trí đầu nhĩ ĐP được xác định tại điểm phân cực của điện đồ nhĩ đảo chiều. Khi catheter đặt song song với vịng van nhĩ thất, vị trí đầu vào nhĩ được xác định là điểm nằm giữa 2 cặp ghi lưỡng cực có điện đồ thay đổi từ RS sang QR hoặc ngược lại. Phương pháp này hữu hiệu khi lập bản đồ nội mạc ĐP bên trái.

1.4.3.7. Điện đồ đường phụ

Trong khi lập bản đồ nội mạc ĐP chiều xuôi, diện đồ ĐP (K) được mơ tả là một sóng hẹp-sắc gọn sớm hơn khởi điểm delta 10-30ms ghi được tại vị trí đích (vị trí ĐP). Trái lại lập bản đồ ĐP chiều ngược, sóng K nằm giữa A và V. Sóng K có thể nhầm với các thành phần của sóng A hoặc V cần phân biệt bằng nghiệm pháp phân tách bằng kích thích nhĩ hoặc thất.

1.4.3.8. Khoảng nhĩ thất hoặc thất nhĩ tại đích

Khoảng nhĩ thất (AV) và thất nhĩ (VA) ngắn nhất ghi được tại ví trí đích được coi là vị trí ĐP chạy qua hoặc vị trí triệt đốt thích hợp. Tuy nhiên nhiều trường hợp vị trí ĐP lại lệch khỏi vị trí có khoảng VA hoặc AV sớm nhất do ĐP nằm xiên chéo qua vịng van, kích thích gây đảo chiều kích hoạt thất hoặc nhĩ giúp xác định vị trí chính xác ĐP [24].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị hội chứng wolff parkinson white ở trẻ em bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)