Kích thích nhĩ bộc lộ nhiều đường phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị hội chứng wolff parkinson white ở trẻ em bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 28 - 30)

bộc đường phụ phải bên, hai phức bộ QRS tiền kích thích đầu mang đặc điểm đường phụ trái bên, hai QRS tiền kích thích sau phù hợp đặc điểm đường phụ

phải bên [25].

Khi kích thích nhĩ tần số tăng dần, sẽ đạt đến điểm mà tại đó dẫn truyền xi qua ĐP khơng cịn là tỷ lệ 1:1. Khoảng kích thích dài nhất gây block dẫn truyền 1:1 chiều xi qua ĐP gọi là chu kỳ kích thích gây block (CKKTB) dẫn truyền 1:1 chiều xi ĐP [38].

Khi KTS nhĩ với một kích thích sớm dần, khoảng ghép sớm dài nhất mà tại đó ĐP bị block dẫn truyền xuôi được gọi là TGTHQĐP chiều xi [38].

Khoảng kích thích ngắn nhất khi kích thích nhĩ tần số tăng dần hoặc khi KTS nhĩ còn TKTT trước khi biến mất được gọi là KTKTNN. Dựa vào khoảng này xác định ĐP nguy cơ, khi KTKTNN của một ĐP ≤250 ms được xác định là ĐP nguy cơ rung thất hoặc đột tử [39].

Phần lớn ĐP nhĩ thất có đặc tính sinh lý bó Kent với đặc điểm dẫn truyền nhanh và khơng có tính dẫn truyền giảm dần hoặc có tốc độ dẫn truyền

hằng định trong khi kích thích nhĩ hoặc thất [40]. Tuy nhiên khoảng 10% trường hợp có đặc tính dẫn truyền giảm dần, đặc tính này hay gặp ở ĐP dẫn truyền ngược hơn là chiều xi. ĐP có tính dẫn truyền giảm dần thường có tính dẫn truyền một chiều và một số ít trường hợp xuất hiện ở cả hai chiều, và thường ở vị trí sau vách và thành tự do phải [41].

Một số ĐP nhĩ thất gây WPW cách hồi, các ĐP này thường có TGTHQ và CKKTB1:1 ngắn nhất dài hơn so với ĐP gây WPW liên tục. Đến nay, cơ chế gây WPW cách hồi còn chưa rõ ràng cùng một số giả thuyết được đề xuất, tuy nhiên cơ chế về dẫn truyền siêu thường (supernormal conduction) tại ĐP được chấp nhận phổ biến [42], [43], [44].

1.3.3.3. Kích thích thất khi nhịp xoang

Kích thích thất trong khi nhịp xoang có thể được thực hiện bằng kích thích thất tăng dần tần số và KTS thất sớm. Mục đích xác định sự tồn tại ĐP dẫn truyền ngược, số lượng ĐP, vị trí ĐP [43]. Ngồi ra cịn đánh giá các đặc điểm ĐSL khác như CKKTB1:1ĐP chiều ngược, TGTHQĐP chiều ngược, tính dẫn truyền giảm dần, ĐP phụ thuộc Catecholamine [25].

Kích hoạt nhĩ chiều ngược khi kích thích thất sẽ có 2 dạng theo trình tự kích hoạt đó là kích hoạt đồng tâm và lệch tâm. Khi có kích hoạt nhĩ ngược lệch tâm bằng chứng ĐP được khẳng định, ĐP thường nằm ở thành tự do phải hoặc trái. Trái lại khi kích hoạt nhĩ đồng tâm thì dẫn truyền ngược có thể qua ĐP hoặc NNT, hoặc qua cả hai đường này gây kích hoạt nhĩ phối hợp (hình 1.10). Khi chuyển từ hình thái A lệch tâm này sang hình thái lệch tâm khác là dấu hiệu xác định nhiều ĐP (hình 1.11) [25].

Khi có tồn tại ĐP dẫn truyền ngược, KTS thất với khoảng ghép sớm ngắn thì dẫn truyền ngược thường qua ĐP. Tốc độ dẫn truyền qua ĐP thường ổn định, khoảng VA không đổi khi đáp ứng với các khoảng kích thích nếu khơng có bất thường dẫn truyền trong thất hoặc nhiều ĐP. Dẫn truyền phối hợp qua HTHP-NNT và ĐP thường gặp với ĐP thành trái, và khi kích thích

thất phải với khoảng ghép dài, trình tự kích hoạt A thay đổi theo biến đổi tính trơ của một trong hai đường (hình 10A, 10B, 10C). Hơn nữa, dẫn truyền ngược có thể chỉ qua HTHP-NNT đơn thuần và gây hình thái dẫn truyền ngược bình thường, hoặc chỉ qua ĐP đơn thuần do block tại HTHP-NNT nhất là khi khoảng kích thích ngắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị hội chứng wolff parkinson white ở trẻ em bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)