Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Đặc điểm điện sinh lý tim
1.3.4. Kích hoạt cơn tim nhanh
1.3.4.1. Kích hoạt tim nhanh bằng kích thích nhĩ
Kích hoạt TNVLNT chiều xi. Đối với ĐP hiện, kích thích nhĩ gây
kích hoạt TNVLNT chiều xi cần có các điều kiện sau: block ĐP chiều xuôi; ĐP dẫn truyền ngược; và trì hỗn dẫn truyền NNT-HTHP thích hợp. Trái lại với ĐP ẩn, không cần điều kiện đầu và chỉ cần hai điều kiện sau. Trì hỗn dẫn truyền qua NNT-HTHP thích hợp nhằm đủ thời gian để hồi phục dẫn truyền qua ĐP và cơ nhĩ. Kích hoạt TNVLNT thường được thực hiện bằng KTS nhĩ [25].
Kích hoạt TNVLNT chiều ngược. Điều kiện kích hoạt TNVLNT chiều ngược bằng KTS nhĩ: dẫn truyền xuôi qua ĐP, block dẫn truyền xuôi qua NNT-HTHP, dẫn truyền ngược qua HSP-NNT [47].
Các phương pháp kích hoạt TNVLNT khác. Đối với cả TNVLNT
xuôi hay ngược, nếu khởi phát cơn tim nhanh bằng KTS nhĩ thất bại có thể sử dụng các biện pháp kích thích nhĩ khác như là KTS với nhiều khoảng ghép sớm, tăng dần tần số, burst pacing, kích thích gần vị trí ĐP, trong khi truyền thuốc kích thích giao cảm [25], [47].
1.3.4.2. Kích hoạt tim nhanh bằng kích thích thất
Kích thích thất thường kích hoạt TNVLNT cả chiều xi (hình 1.13) và chiều ngược (hình 1.10D) ở cả ĐP hiện và ẩn. Điều kiện kích hoạt TNVLNT chiều xi bao gồm: block dẫn truyền ngược tại HTHP hoặc NNT; dẫn truyền ngược chỉ qua ĐP; trì hỗn dẫn truyền VA đủ để cho NNT và HTHP hồi phục. Ngược lại điều kiện kích hoạt TNVLNT chiều ngược bao gồm: block dẫn truyền ngược qua ĐP; có dẫn truyền ngược qua HTHP và NNT; thời gian trì hỗn thích hợp dẫn truyền qua HTHP và NNT [48].
Hình 1.13. Kích hoạt cơn tim nhanh vào lại nhĩ thất chiều xi bởi đường phụ sau vách bằng kích thích thất sớm. Chú ý rằng chu kỳ kích thích gần
bằng chu kỳ tim nhanh, khoảng thất nhĩ (VA) theo đường gạch đứng trong khi kích thích thất chỉ dài hơn chút ít với khoảng thất nhĩ trong cơn tim nhanh, điều này hỗ trợ chẩn đoán cho tim nhanh vào lại nhĩ thất chiều xuôi hơn là tim nhanh
vào lại nút nhĩ thất. Ngoài ra, khoảng nhĩ-His ở phức bộ đầu của cơn tim nhanh dài hơn khoảng nhĩ-His ở các phức bộ sau, phản ảnh dẫn truyền ẩn (concealment) tại nút nhĩ thất gây ra bởi kích thích thất cuối cùng [25].
Khi KTS thất khơng gây được cơn TNVLNT có thể lựa chọn các phương thức kích thích thất khác như: tần số tăng dần, burst pacing, KTS với nhiều khoảng ghép, thay đổi vị trí, hoặc kết hợp truyền thuốc cường giao cảm [25].
Nhiều phương thức khởi phát TNVLNT chiều xuôi được mô tả phụ thuộc vào: chu kỳ kích thích, khoảng ghép sớm, tốc độ dẫn truyền, đặc tính trơ của từng thành phần trong hệ thống dẫn truyền, cũng như vị trí kích thích thất [26].