Chỉ định triệt đốt đường phụ trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị hội chứng wolff parkinson white ở trẻ em bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 41 - 43)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Triệt đốt đường phụ nhĩ thất bằng năng lượng sóng tần số radio

1.4.2. Chỉ định triệt đốt đường phụ trẻ em

Trước đây các phương pháp điều trị hội chứng WPW bao gồm: thuốc chống loạn nhịp, phẫu thuật cắt ĐP, triệt ĐP bằng shock điện qua catheter. Ngày nay RFCA là phương pháp điều trị tiêu chuẩn được lựa chọn ưu tiên để thay thế các các phương pháp trước đây. Khuyến cáo áp dụng điều trị bằng RFCA cho trẻ em và người lớn có TBS lần đầu tiên được Hiệp hội Điện sinh lý và Tạo nhịp Bắc Mỹ (NASPE) xuất bản năm 2002 [7]. Kể từ đó hàng loạt tiến bộ công nghệ được ra đời, RFCA đã được áp dụng mở rộng sang hầu hết các rối loạn nhịp tim khác như người lớn. Năm 2016, Hiệp hội Điện sinh lý Nhi khoa và Bẩm sinh (PACES) kết hợp cùng Hiệp hội Nhịp học (HRS) đã xuất bản khuyến cáo cập nhập RFCA cho trẻ em và người lớn có TBS. Trong đó khuyến cáo RFCA trong điều trị Hội chứng WPW, TNVLNT như sau [8]:

1.4.2.1. Chỉ định triệt đốt tim nhanh trên thất có phức bộ QRS hẹp ở trẻ có cấu trúc tim bất bình thường

 Chỉ định nhóm I:

- TNTT tái diễn hoặc dai dẳng ở trẻ lớn có giảm chức năng thất.

- TNTT tái diễn dai dẳng khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc không dung nạp thuốc.

- TNTT tái diễn hoặc dai dẳng khi gia đình khơng muốn điều trị kéo dài bằng thuốc ở trẻ lớn.

- TNTT tái diễn có suy giảm huyết động hoặc ngất ở trẻ lớn.

- TNTT phải cấp cứu cắt cơn hoặc shock điện chuyển nhịp ở trẻ lớn  Chỉ định nhóm IIA:

- Lâm sàng tái diễn phù hợp với TNTT ở trẻ lớn khi TDĐSL có bằng chứng ĐP.

 Nhóm IIb:

1. Lâm sàng tái diễn của TNTT ở trẻ nhỏ và TDĐSL có bằng chứng ĐP. 2. Tái phát TNTT có suy giảm huyết động cấp hoặc ngất ở trẻ nhỏ. 3. Triệu chứng TNTT tái diễn không bền bỉ (< 30 giây) ở trẻ lớn.  Chỉ định nhóm III:

- TNTT được kiểm sốt bằng thuốc và khơng tác dụng phụ của thuốc ở trẻ nhỏ.

1.4.2.2. Chỉ định triệt đốt ở bệnh nhân có tim bẩm sinh

 Chỉ định nhóm I

- TNTT tái diễn hoặc di dẳng do ĐP nhĩ thất có TBS khi dùng thuốc không hiệu quả hoặc không dung nạp thuốc ở trẻ nhỏ. Ở trẻ lớn là biện pháp thay thế dùng thuốc.

 Chỉ định IIa

- ĐP có thể gây cơn tim nhanh xuất hiện về sau ở bệnh nhân có TBS. Nên triệt đốt trước khi phẫu thuật nếu phương pháp phẫu thuật làm cản trở đường vào để triệt đốt mơ bệnh đó.

 Chỉ định IIb

- TNTT gây suy giảm huyết động cấp ở trẻ nhỏ

1.4.2.3. Chỉ định triệt đốt ở trẻ nhỏ

Bệnh nhân nhỏ hoặc trẻ nhỏ khi mà cân nặng < 15 kg, bệnh nhân lớn hoặc trẻ lớn khi cân nặng > 15 kg. Chỉ định như sau:

 Chỉ định I

- Bằng chứng TNTT tái diễn hoặc dai dẳng, khi phương pháp điều trị không hiệu quả hoặc tác dụng phụ không dung nạp thuốc.

- TNTT tái diễn hoặc dai dẳng có liên quan đến ĐP khi điều trị thuốc không hiệu quả hoặc không dung nạp thuốc.

- Có sự hỗ trợ của bác sĩ phẫu thuật tim mạch trong khi triệt đốt ở trẻ nhỏ. Chỉ định IIa

- ĐP có thể gây TNTT sau phẫu thuật mà khơng có chỉ định điều trị khác, phẫu thuật làm hạn chế đường vào mô bệnh.

Chỉ định IIb

- Triệu chứng lâm sàng tái diễn phù hợp với TNTT và khi TDĐSL có một trong các dấu hiệu: bằng chứng ĐP; gây TNTT. Thuốc loạn nhịp nên cân nhắc ưu tiên. Đốt lạnh nên lựa chọn ưu tiên khi triệt đốt đường chậm.

- Khi có chỉ định triệt đốt nên ưu tiên triệt lạnh nhằm phòng tránh tai biến do năng lượng dòng điện tần số radio.

- TNTT có suy giảm huyết động (tụt huyết áp hoặc ngất) cấp tái diễn do TNTT.

 Chỉ định III (lợi ích thấp hơn nguy cơ)

- TNTT được kiểm soát bằng thuốc khi khơng có triệu chứng khơng dung nạp thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị hội chứng wolff parkinson white ở trẻ em bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)