Đánh giá chung tình trạng nợ xấu của tồn ngành

Một phần của tài liệu Nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế VIB (Trang 54 - 59)

KẾT LUẬN CHƯƠN G

2.2.3.1 Đánh giá chung tình trạng nợ xấu của tồn ngành

Tình hình nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong những năm qua đang có xu hướng tăng, đặc biệt là năm 2011. Nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng vào tháng 6/2011 là 75.000 tỉ đồng, tăng 50% so với cùng kì năm 2010. Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngân hàng là 2,16% vào cuối năm 2010 thì đến hết tháng 6/2011 đã tăng lên 3,1%. Đáng chú ý là nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm tới gần một nửa (47%) tổng nợ xấu và chủ yếu rơi vào các khoản nợ bất động sản. Nợ bất động sản chiếm 10,8% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trong nước. Tỉ lệ này là cao so với nhiều nước trong khu vực (Thái Lan là 6%, Ma-lai-xi-a là 7%). Tỷ lệ NPL cuối năm 2011 là 3,2%. Những ngân hàng có truyền thống kiểm sốt tốt thì nợ xấu cũng tăng khoảng 0,5% so với cuối năm 2010. Với tỉ lệ nợ xấu 3,2%, nợ xấu của ngân hàng năm 2011 vào khoảng 84.000 tỉ đồng. Trong đó, cho vay bất động sản chiếm khoảng 8,3% tổng dư nợ, nợ xấu bất động sản chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ. Thực tế nhiều ngân hàng đang rất lo lắng về tình hình nợ xấu. Với lãi suất cho vay cao, sẽ khơng ít doanh nghiệp không thể trả lãi ngân hàng, làm gia tăng nợ xấu. Theo đánh giá của các chuyên gia, nợ xấu của hệ thống Ngân hàng là hệ quả tất yếu của q trình tăng trưởng tín dụng q nóng trong những năm qua, cộng với cơn sốt cho vay bất động sản, chứng khốn ồ ạt trong thời kì 2006- 2007. Mặc dù tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống năm 2011 chỉ ở mức 12%-13%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đã điều chỉnh là 1516% nhưng trong 10 năm trở lại đây, mức tăng trưởng vẫn khá cao; năm 2007 tăng trưởng tín dụng tới 51,39%; năm 2009 là 37,7%; năm 2010 là 29,8%. Việc cho vay ồ ạt cùng với chính sách cho vay lỏng lẻo những năm trước đã để lại nhiều hệ lụy, trong đó có nợ xấu

Nợ xấu đang là mối quan tâm của các Ngân hàng và nhiều chuyên gia, thế nhưng nợ xấu ở Việt Nam chưa có một qui chuẩn chung để đo lường chính xác, với 2 phương pháp xác định nợ xấu như hiện nay (phân loại nợ xấu theo phương pháp

định lượng – điều 6 Quyết định 493 và phân loại nợ xấu theo phương pháp định tính – điều 7 Quyết định 493) để đưa ra con số chính xác về tình trạng nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Ta có thể tham khảo tình hình nợ xấu của các NHTM như sau:

Vietcombank có nợ xấu cao nhất lên đến 3,4%, kế tiếp là Nam Việt (2,8%), Nhà Hà Nội (2,8%) và Sacombank có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất (0,6%). Điều đáng ngại là tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng này so với thời điểm cuối năm 2010 đã gia tăng khá nhanh. Ngân hàng Vietinbank cuối năm 2010 tỉ lệ nợ xấu là 0,7% thì đến tháng 9/2011 đã tăng gấp đơi lên đến 1,4%. Thống kê tổng nợ xấu của tám ngân hàng (VietinBank, Vietcombank, ACB, Sacombank, Eximbank, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt) tại thời điểm 30/9/2011 đã lên tới gần 15.018 tỉ đồng. Trong đó tổng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lên tới 8.293 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu đánh giá về nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam theo chuẩn quốc tế, Tổ chức Fich Ratings đã đưa ra con số về nợ xấu của ngân hàng Việt Nam ở mức 13% tổng dư nợ. Còn theo ước tính của Bộ phận Nghiên cứu kinh tế thuộc

Maritime Bank cho thấy, nếu hạch toán đúng và áp dụng chuẩn quốc tế về phân loại nợ, nợ xấu ngân hàng thực chất sẽ đạt đến mức ít nhất là 10% (trên 10 tỷ USD), chiếm gần 10% GDP của Việt Nam hiện nay. Nếu so sánh mức nợ xấu này với mức vốn tự có đã điều chỉnh theo quy định hiện hành cộng với quỹ dự phịng rủi ro tín dụng đã được trích lập, tỷ lệ này sẽ vượt quá 50%, đây là mức báo động đỏ .

Việc gia tăng nợ xấu đã tác động trực tiếp đến tình hình tài chính, thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến q trình mở rộng tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên theo Thống đốc NHNN Việt Nam thì nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm sốt.

Kinh tế Việt Nam đã có tín hiệu thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh trong năm 2012. Lạm phát liên tục cho tín hiệu tốt và lãi suất đã có những bước giảm đáng kể. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những điều chỉnh về chính sách, đặc biệt là về tín dụng để gỡ khó cho các doanh nghiệp mà sau đó là sự hoạt động trở lại của hệ thống liên ngân hàng. Mặc dù như vậy, nợ xấu vẫn sẽ tiếp tục là vấn đề nóng bỏng trong năm 2012 do đó các Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam không nên chủ quan mà cần có những bước đi thận trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh và đặc biệt là kiểm soát nợ xấu.

2.2.3.2 Thành tựu

Trong năm 2011 mặc dù mơi trường cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng TM cịn gặp nhiều khó khăn. Song được sự chỉ đạo sát sao Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong Ngân hàng, VIB đã duy trì, phát triển hoạt động và đạt được những kết quả nhất định:

Một là: tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng, tăng được số lượng

khách hàng trong hoạt động tín dụng, mở rộng thị phần.

Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới thích hợp với nền kinh tế thị trường. Phong cách phục vụ, giao dịch, văn minh lịch sự…đã tạo cái nhìn tốt cho khách hàng, thơng qua đó số lượng khách hàng đến với VIB ngày càng được gia tăng. Đồng thời, VIB đã đưa ra mơ hình kinh doanh và dịch vụ mới với cơng nghệ mới, sản phẩm và dịch vụ được nâng cấp theo quy trình được thiết kế hợp lý, xây dựng văn hóa phục vụ khách hàng, trong đó khách hàng ln ở vị trí trung tâm của

mọi giao dịch, tạo ra sự thay đổi lớn về diện mạo và chất lượng dịch vụ khách hàng của VIB.

Bên cạnh đó, Ngân hàng đã triển khai cơng tác tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hồn thành các thủ tục xin vay nhanh chóng và thuận lợi. Ngân hàng từng bước gắn mình với doanh nghiệp qua vai trị tư vấn. Trong quá trình cho vay, Ngân hàng đã thực hiện việc kiểm tra khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Ngồi ra, Ngân hàng cịn xem xét các vấn đề thị trường, sản phẩm tiêu thụ, thu nhập, của khách hàng trong phạm vi cho phép.

VIB cũng rất linh hoạt trong việc xây dựng các mối quan hệ, liên kết chặt chẽ, các chính sách về hoa hồng liên kết, thành lập đội ngũ cộng tác viên năng động góp phần quản lý, giám sát, thu hồi nợ, giảm áp lực công việc cho các chuyên viên quan hệ khách hàng.

Hai là: Doanh số cho vay ở Ngân hàng năm sau luôn cao hơn năm trước, quy

mô dư nợ không ngừng tăng trưởng.

Cơ cấu cho vay khơng chỉ bó hẹp trong khách hàng cá nhân mà cịn mở sang cho vay đối với các doanh nghiệp. Tín dụng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp và cá nhân, hộ sản xuất.

Ban lãnh đạo VIB phản ứng nhanh chóng theo nhu cầu của thị trường, khơng ngừng phát triển, đa dạng hóa các đối tượng và phương thức cho vay; xây dựng cơ chế lãi suất phù hợp đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng, đưa doanh số cho vay liên tục tăng cao.

Ba là: đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng.

Có thể nói rủi ro thanh khoản là loại rủi ro nguy hiểm nhất trong 36 loại rủi ro tài chính. Rủi ro thanh khoản xảy ra khi lượng cung tiền ít hơn lượng cầu tiền. Hay hiểu một cách đơn giản hơn chính là ngân hàng khơng đủ khả năng thực hiện việc thanh tốn các giao dịch, nghiệp vụ tín dụng của mình.

Năm 2011, dư nợ tín dụng của VIB là 43.497 tỷ đồng trong khi vốn huy động là 57.489 tỷ đồng, chênh lệch 13.992 tỷ đồng. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu tăng thêm 1.567 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng lên 4.250 tỷ so với con số 4.000 tỷ của năm

2010; khoản trích lập dự phịng gần 1.000 tỷ đồng cho hoạt động tín dụng, việc tăng vốn đã tạo niềm tin cho khách hng về khả năng thanh toán.

Hệ số CAR 14,48% không quá cao cũng thể hiện được khả năng vận hành vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng, cho thấy ngân hàng kinh doanh có hiệu quả tốt. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn 0,5% thấp hơn nhiều so với quy định 30% của NHNN. Qua hệ số này ta cũng thấy được vị thế của ngân hàng trên thị trường.

Thật vậy, mạng lưới hoạt động của ngân hàng VIB trải rộng trên khắp các tỉnh thành; khách hàng của VIB cũng rất đông đúc, các dịch vụ cho vay của ngân hàng vô cùng đa dạng, cùng đội ngũ nhân viên tận tụy, nhiều kinh nghiệm. Tất cả những điều đó là những điểm mạnh nổi bật trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Doanh số cho vay tăng, nợ xấu được kiểm soát tốt đã kéo tỷ lệ NPL ở mức an toàn và thấp hơn so với toàn hệ thống Ngân hàng.

2.2.3.3 Hạn chế

Thứ nhất: chưa phân loại nợ theo phương pháp định tính.

Tình hình thực hiện các quy định về tỷ lệ đảm bảo an tồn, phân loại nợ và trích lập dự phịng, quản lý rủi ro tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam được xem là cịn nhiều điểm bất cập, chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế. Trong đó, riêng vấn đề phân loại nợ theo phương pháp định lượng, hay định tính vẫn chưa được triển khai áp dụng thống nhất cho tất cả các TCTD. Các TCTD đang thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Điều 6 đều có tỉ lệ nợ xấu dưới 3% và tất nhiên trong đó có cả Ngân hàng Quốc Tế VIB. Việc các TCTD chủ yếu phân loại nợ theo tiêu chí định lượng (theo kỳ hạn trả nợ đã được gia hạn nợ, hoặc cơ cấu lại nợ) khiến tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh chất lượng nợ tín dụng thực tế. Trên cơ sở kết hợp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng theo hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ và đánh giá thực tế, VIB cần điều chỉnh lại hình thức phân loại nợ theo phương pháp định tính, xây dựng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ hồn chỉnh để phù hợp với thông lệ Quốc Tế, xác định được chính xác (ở mức độ cho phép) mức độ rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng.

Trong quá trình xử lý các khoản nợ mà khách hàng mất khả năng thanh toán, thiếu thiện chí trả nợ thì cho đến nay VIB chưa xây dựng được các cơ chế về mua bán nợ nhằm chuyển xử lý rủi ro sang bên thứ ba để hạ thấp tổn thất, giảm thiểu các khoản chi phí liên quan đến lĩnh vực này.

Thứ ba : cơng tác thu hồi nợ trì trệ.

Cơng tác phân loại, chuyển nhóm nợ tại VIB chưa theo sát tình hình thực tế. Việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào yếu tố thời gian tồn tại của khoản nợ mà bỏ qua yếu tố khả năng trả nợ thực tế của khách hàng. Vì vậy việc xử lý đối với các khoản nợ xấu này còn chậm trễ, kéo dài tiến trình thu hồi nợ.

Việc khởi kiện đối với các khách hàng vay vốn có nợ xấu, nhưng thiếu thiện chí trả nợ cịn khá chậm trễ, thiếu kiên quyết trong việc tiến hành khởi kiện. Điều này làm chậm tiến độ thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế VIB (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w