Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. (Trang 25 - 29)

Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế khi vi phạm các hành vi sau đây:

+ Vi phạm quy định về thủ tục thuế. + Hành vi vi phạm chậm nộp tiền thuế.

+ Hành vi khai sai số tiền thuế phải nộp. + Trốn thuế, gian lận thuế.

+ Hành vi vi phạm của cơ quan thuế, công chức thuế trong quản lý thuế. Công chức quản lý thuế gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai quy định của pháp luật về thuế, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người nộp thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Các chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế:

- Chế tài hành chính: Theo quy định của pháp luật hiện hành, các biện pháp chế tài hành chính bao gồm: Biện pháp cảnh cáo, phạt tiền… đối với các hành vi vi phạm khác nhau sẽ có các hình thức và mức xử phạt khác nhau. Hình thức xử phạt và mức xử phạt vi phạm pháp luật hành chính về thuế được quy định trong Luật Quản lý thuế và các văn bản khác có liên quan.

- Chế tài hình sự: Về phương diện lý luận thì chế tài hình sự là trách nhiệm pháp lý mà nhà nước áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhưng hành vi này có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thuế. Chế tài hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự và các văn bản khác có liên quan.

1.2.3.2. Nội dung quản lý thu phí, lệ phí

Thuế là nguồn thu chính của NSNN nhưng nếu chỉ thu duy nhất từ nguồn thu thuế thì chính phủ khơng đảm bảo nguồn lực để cân đối thực hiện các nhiệm vụ chi và cũng không thể yêu cầu người dân sử dụng dịch vụ cơng một cách hiệu quả. Vì vậy, thu phí, lệ phí ra đời gắn liền với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ cơng cộng hữu hình.

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ

chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ cơng được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí, lệ phí.

Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân.

Phí, lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính chất đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn. Phí gắn liền với vấn đề thu hồi một phần hay tồn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ cơng cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân. Phí là các khoản thu do nhà nước quy định để bù đắp một phần chi phí của NSNN đã dùng để đầu tư xây dựng, mua sắm, bão dưỡng và quản lý tài sản, tài nguyên hoặc chủ quyền quốc gia, tài trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sự nghiệp, hoạt động cơng cộng hoặc lợi ích cơng cộng khơng mang tính kinh doanh.

Nhìn chung, việc thu phí chỉ nhằm bù đắp một phần chi phí của nhà nước và thường gắn với các hoạt động như giáo dục, y tế... Những hoạt động này nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mọi người dân và sự phát triển bền vững chung của cộng đồng nhưng một bộ phận người dân lại không đủ khả năng chi trả đầy đủ cho các dịch vụ mà mình được hưởng, NSNN thu không đủ bù chi nên tùy vào loại hoạt động và tùy mức sống của dân cư cũng như khả năng chi của ngân sách mà nhà nước định ra mức thu phí phù hợp.

Đơn vị thu phí, lệ phí là cơ quan thuế và các cơ quan được pháp luật quy định cung cấp các dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân.

Đối với một số khoản phí, lệ phí có tính chất thuế như: Lệ phí trước bạ, phí bảo vệ mơi trường đối với trường hợp khai thác khống sản.., tổ chức, cá nhân kê khai nộp phí, lệ phí với cơ quan thuế, việc quản lý các khoản phí, lệ phí này tương tự như quản lý thu thuế.

Đối với các khoản phí, lệ phí khác, cơ quan thu phí, lệ phí (các cơ quan cung cấp dịch vụ cơng cho các tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm niêm yết cơng khai tại

địa điểm thu về tên gọi, mức thu, phương thức thu và cơ quan quy định thu.

Số tiền phí, lệ phí thu được được nộp vào tài khoản tạm thu của cơ quan thu tại kho bạc nhà nước, sau đó, căn cứ văn bản quy định tỷ lệ trích nộp vào ngân sách, các cơ quan thu phí lệ phí lập chứng từ chuyển nộp tiền vào ngân sách nhà nước, số kinh phí cịn lại được quy định để lại trang trải cho các hoạt động thu phí, lệ phí và tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định của Chính phủ. Đồng thời các cơ quan này phải thực hiện kê khai, quyết toán các khoản thu với cơ quan thuế.

1.2.4. Công tác điều hành, phối hợp tổ chức thu

- Căn cứ dự toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan thu lập dự toán thu NSNN thuộc phạm vi quản lý, chi tiết theo từng nội dung thu gửi cho cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp làm căn cứ điều hành và tổ chức công tác thu NSNN.

- Căn cứ điều kiện và yêu cầu cụ thể của công tác thu NSNN như: Thời gian phát sinh các khoản thu, số lượng đối tượng nộp tiền vào NSNN, số tiền phải thu, khoảng cách tới trụ sở KBNN. Cơ quan thu phối hợp với KBNN để tổ chức công tác thu tại trụ sở KBNN và tại các điểm thu ngoài trụ sở KBNN (điểm thu hoạt động thường xuyên trong tháng hoặc theo từng thời điểm) hoặc cơ quan thu trực tiếp thu.

1.2.5. Lập báo cáo, đánh giá cơng tác thu ngân sách

Báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật ngân sách nhà nước và Điều 41 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Báo cáo quyết tốn thu NSNN: Việc báo cáo định kỳ tình hình thu NSNN, báo cáo kế toán, quyết toán thu NSNN của ngân sách các cấp được lập theo đúng mẫu biểu, mục lục NSNN và thời hạn quy định của Bộ Tài chính.

Quyết tốn thu NSNN và báo cáo quyết tốn thu ngân sách phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Số liệu quyết toán thu NSNN: Số liệu quyết toán thu NSNN là số liệu đã thực hiện hạnh toán thu qua Kho bạc Nhà nước.

các nội dung thu, chi tiết theo các sắc thuế.

- Quyết toán phải được lập theo đúng quy định về biểu mẫu, nội dung và thời hạn đã quy định.

- Quyết toán phải kèm theo báo cáo thuyết minh cụ thể về cơ sở, căn cứ tính tốn các nội dung trong quyết toán.

- Trên cơ sở số liệu tổng hợp của Kho bạc Nhà nước huyện, Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện lập báo cáo quyết tốn.

* Về sử dụng hệ thống TABMIS trong công tác lập các báo cáo tài chính NSNN hàng năm

Đối với KBNN, với nhiệm vụ thực hiện kế tốn NSNN, TABMIS góp phần hồn thiện cơng tác kế toán NSNN, các quỹ và tài sản của Nhà nước được giao quản lý, các khoản viện trợ, vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật; Tổng hợp, lập quyết tốn NSNN hàng năm trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Đối với cơ quan tài chính các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện), cơng tác phân bổ dự toán NSNN được thực hiện trên TABMIS, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý phân bổ NSNN từ khâu nhập dự toán cấp 0 (do Quốc hội, HĐND quyết định), phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp 1, cấp trung gian, đơn vị sử dụng NSNN. Bên cạnh đó, cơ quan tài chính có thể trực tiếp khai thác các báo cáo về dự toán, thu, chi NSNN từ hệ thống (thay cho việc chỉ nhận báo cáo từ KBNN như trước đây).

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu ngân sách nhànước trên địa bàn huyện nước trên địa bàn huyện

Quá trình quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w