Tồn bộ nền kinh tế quốc dân chính là nguồn thu của NSNN. Việc quản lý thu ngân sách luôn chịu ảnh hưởng về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân tăng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách; và còn đòi hỏi ngân sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải có hiệu quả để phù hợp với sự phát triển kinh tế.
Mức tăng trưởng GDP, tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế... phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế. Mức GDP bình quân đầu người càng cao thì khả năng tiêu dùng được đảm bảo, tỷ suất sinh lợi càng cao phản ánh hiệu quả đầu tư càng lớn và ngược lại. GDP bình quân đầu người, tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế cũng là nhân tố làm cơ sở để quyết định mức động viên của NSNN. Nếu khơng tính đến các chỉ tiêu này khi xác định mức động viên của ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế và ảnh hưởng ngược lại đến thu ngân sách trong tương lai.
Ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức đầy đủ đặc điểm này là ở chỗ, việc sử dụng các hình thức và phương pháp động viên của NSNN địi hỏi phải xem xét đến tính chất đặc điểm của các hoạt động kinh tế - xã hội và yêu cầu phát huy vai trị địn bẩy của các cơng cụ tài chính trong phân phối lại các nguồn tài chính phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng thời kỳ phát triển xã hội.