Quan điểm định hướng cải cách tài chính cơng, mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế nước ta trong thời gian đến

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. (Trang 66 - 68)

- Các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách gồm:

3. Tổng chi ngân sách địa

3.1.1. Quan điểm định hướng cải cách tài chính cơng, mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế nước ta trong thời gian đến

cải cách hệ thống thuế nước ta trong thời gian đến

3.1.1.1. Quan điểm định hướng đổi mới tài chính cơng, mục tiêu cải cách hệ thống thuế

Sự hội nhập ngày càng sâu, rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội sẽ tạo động lực cho sự phát triển: Cộng đồng kinh tế ASEAN (viết tắt là AEC) được chính thức hình thành tạo ra một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thơng qua: Tự do lưu chuyển hàng hóa, tự do lưu chuyển dịch vụ, tự do lưu chuyển đầu tư, tự do lưu chuyển vốn và tự do lưu chuyển lao động có tay nghề; đồng thời tạo ra một khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thơng qua các khn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử. Nền kinh tế Việt Nam được kế thừa kết quả tăng trưởng giai đoạn trước và tiếp tục cải thiện nhờ vào hàng loạt yếu tố hỗ trợ từ giá hàng hóa thấp, lực đẩy từ các doanh nghiệp FDI và nhu cầu bên ngồi, cùng với đó, những cải cách về thể chế của nền kinh tế giai đoạn trước bắt đầu phát huy quả, góp phần cải thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực tài chính, sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt việc ban hành Nghị quyết hàng năm về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã tạo động lực để ngành thuế thực hiện triệt để việc cắt giảm thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực quản lý thuế như: đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế..., tập trung chỉ đạo để cải cách tài chính cơng là điều cần thiết và phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới.

Từ quan điểm trên, Bộ Tài chính đã đưa ra mục tiêu tổng quát của cải cách hệ thống thuế là: Xây dựng hệ thống thuế là một trong những cơng cụ quản lý kinh tế vĩ mơ có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước.

3.1.1.2. Nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế

Trước mắt, cải cách hệ thống thuế phải tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện thuế điện tử cho doanh nghiệp và cá nhân; giảm chi phí về thời gian, nguồn lực cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế thực thi pháp luật thuế góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác quản lý thuế; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao.

- Thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều biện pháp giúp người nộp thuế nắm bắt các quy định, thủ tục về thuế. Đồng thời triển khai đa dạng các dịch vụ, phương tiện, biện pháp hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính về thuế.

- Xây dựng và thực hiện các biện pháp để quản lý rủi ro đối với các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý thuế, gồm: nộp thuế; khai thuế; đăng ký thuế; nợ thuế; kiểm tra thuế; hoàn thuế; thanh tra thuế; tạo, in, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế và các nghiệp vụ khác liên quan đến công tác quản lý thuế trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thuế.

- Thực hiện quản lý các cơ sở dữ liệu về người nộp thuế phải chính xác, đầy đủ và thống nhất trên phạm vi cả nước; không ngừng nâng cao các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế để hỗ trợ các đối tượng nộp thuế nhằm đảm bảo tính tự động hóa cao và liên kết, gắn chặt với q trình cải cách các thủ tục hành chính về thuế.

Kế hoạch cải cách hệ thống thuế cũng đã đưa ra một số chỉ tiêu ngành thuế cần đạt được đến năm 2020 như sau:

- Hệ thống quy trình nghiệp vụ quản lý thuế đáp ứng yêu cầu tự động hóa 100%, phù hợp với thơng lệ quốc tế, đơn giản, minh bạch, hiệu quả.

- Tối thiểu 85% người nộp thuế được tiếp cận đầy đủ và kịp thời các thông tin thay đổi về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế; Tối thiểu 90% doanh

nghiệp sử dụng các dịch vụ hỗ trợ thuế điện tử; Tối thiểu 80% số lượng người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp.

- Tỷ lệ cơng chức có trình độ từ đại học trở lên đạt tối thiểu 85%; 100% công chức tuyển dụng mới được học Nghiệp vụ Thuế cơ bản; 100% cơng chức thuế có liên quan được cập nhật văn bản pháp luật Thuế khi có sự thay đổi; 30-40% cơng chức Thuế làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính được đào tạo nâng cao kiến thức quản lý Thuế.

- 100% quy trình nghiệp vụ quản lý thuế được tự động hóa; 100% các chức năng quản lý thuế đều được ứng dụng công nghệ thông tin.

- Tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt 100%; Tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra tối thiểu là 20% trên tổng số doanh nghiệp đang được quản lý thuế (trong đó tỷ lệ thanh tra tối thiểu từ 1%, tỷ lệ kiểm tra tối thiểu 19%); Tỷ lệ hồ sơ khiếu nại về thuế của người nộp thuế được giải quyết đúng hạn đạt tối thiểu 100%.

- Hạn chế nợ mới phát sinh lớn, phấn đấu nợ có khả năng thu đến thời điểm 31/12 hàng năm không vượt quá 5% so với số thực hiện thu NSNN của năm đó; Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 hàng năm.

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w