Nội Dung Thời Gian
Thời điểm thả giống (tháng/vụ ) Từ tháng 3 - Tháng 5 Thời điểm thu hoạch (tháng/vụ) Từ tháng 5 - Tháng 7 Thời gian nuôi (tháng/vụ) 4 Thông qua Hình 4.2 đã thể hiện cơ cấu số vụ nuôi được khảo sát trong mơ hình. Nhìn chung các hộ tham gia mơ hình tại tỉnh Hậu Giang nuôi 2 vụ là chủ yếu chiếm 84%, tiếp đến là nuôi 3 vụ chiếm 10% và cuối cùng là nuôi 1 vụ chiếm 6%. Theo thực trạng số vụ ni và theo khảo sát ta có thể nhận định do những khó khăn đã và đang tồn tại tác động mạnh đến quyết định sản xuất của hộ. Cụ thể với thời gian ni trung bình là 4 tháng các hộ có thể ni gần như 3 vụ trong năm. Nhưng thực trạng có xu hướng giảm thời vụ sản xuất xuống cịn ni 2 vụ trong năm là do sự tác động bởi những khó khăn của thị trường đầu ra là chủ yếu.
Hình 4.3: Cơ cấu số vụ nuôi trong năm
4.3.3 Quản lý ao nuôi
Do mật độ nuôi cá rô đầu vuông tương đối cao và đồng thời sử dụng một lượng lớn thức ăn cơng nghiệp với thuốc và hóa chất để phịng ngừa về bệnh. Do đó sau mỗi vụ ni thì lượng chất thải từ thức ăn, thuốc và hóa chất tích tụ
Nuôi 3 vụ 10% Nuôi 1 vụ 6% Nuôi 2 vụ 84%
lắng lại ở đáy ao là một vấn đề cần quan tâm để tạo điều kiện thuận lợi cho vụ ni kế tiếp. Vậy để góp phần hạn chế về dịch bệnh cũng như để đạt được hiệu quả cao trong mơ hình thì việc xử lý đáy ao là hết sức quan trọng. Chính vì lý do đó mà có 100% số hộ được khảo sát trong mơ hình xử lý đáy ao cho vụ nuôi tiếp theo. Trong đó sên vét là biện pháp được cho là hiệu quả nhất bởi có 100% số hộ được khảo sát chọn lựa phương pháp này kết hợp với biện pháp sử dụng hóa chất. Theo Bảng 4.8 số lần sên vét trung bình một năm là 2 lần, Với các tỷ lệ về số lần sên vét trong một năm lại một lần nữa thể hiện rõ nhận thức của hộ nuôi về tầm quan trọng của việc xử lý đáy ao. Cụ thể theo tỷ lệ trên cùng với vụ mùa đã trình bày ở phần trước nói lên rằng cứ sau mỗi vụ ni thì các hộ lại sên vét một lần do vậy tỷ lệ số hộ sên vét 2 lần/ năm chiếm cao nhất với tỷ lệ là 83,87%.