Điều trị bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm rickettsiaceae tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (Trang 44 - 45)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.6. Điều trị bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae

1.6.1. Điều trị đặc hiệu

Kháng sinh đặc hiệu được khuyến cáo dùng trong điều trị bệnh do

Rickettsiaceae là doxycyclin, chloramphenicol và azithromycin. Các bệnh nhân

được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu sẽ hết sốt sau 2 - 3 ngàỵ Tuy nhiên, do các kháng sinh này chỉ có tác dụng kìm khuẩn nên vi khuẩn Rickettsiaceae vẫn tồn tại trong hạch bạch huyết và hệ liên võng nội mơ, có thể tái phát. Khuyến cáo sử dụng các kháng sinh điều trị đặc hiệu [1], [24], [102] như sau:

- Doxycyclin là thuốc được lựa chọn hàng đầụ Liều dùng là 100mg mỗi 12 giờ, kéo dài 7 đến 10 ngày.

- Chloramphenicol được dùng bằng đường uống hoặc đường tiêm với liều 2gam mỗi ngày, chia 4 lần, dùng 5 - 7 ngày hoặcđến khi hết sốt 2 - 3 ngàỵ

- Azithromycin là lựa chọn thay thế, dùng để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae, với liều khuyến cáo là 500 mg/ngày dùng trong từ 3 - 5 ngàỵ Azithromycin có thể chỉ định cho trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ có thaị

1.6.2. Điều trị hỗ trợ

Bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae cần được điều trị hỗ trợ như hạ sốt bằng paracetamol liều 10 - 15 mg/kg, uống cách 4 - 6 giờ, bồi phụ nước và điện giải. Áp dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ khi có các biến chứng như truyền dịch, dùng các thuốc vận mạch khi bệnh nhân có sốc, hỗ trợ hơ hấp bằng thở oxy hỗ

trợ hoặc thở máy nếu có Viêm phổi ARDS, truyền máu khi có thiếu máu, truyền albumin và bồi phụ điện giải khi có hạ albumin và hạ natri máu, lọc máu khi có tình trạng suy thậnhoặc có sốc nhiễmkhuẩn và suy đa phủ tạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm rickettsiaceae tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)