Giá trị lịch sử của Hàm Long sơn chí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hàm long sơn chí tác giả và tác phẩm (Trang 92 - 107)

Chương 4 GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA HÀM LONG SƠN CHÍ

4.1. Giá trị nội dung của Hàm Long sơn chí

4.1.1. Giá trị lịch sử của Hàm Long sơn chí

4.1.1.1. Phật giáo đối với các chúa Nguyễn, vua Nguyễn và các quan lại đời Nguyễn

Trong thời gian lịch sử từ 1600 đến 1925 (tức là từ thời của chúa Nguyễn đầu tiên- Nguyễn Hoàng - đến đời vua Khải Định) đã tồn tại thiết chế chế tư tưởng -văn hóa “Nho-Thích song hành”. Văn bản Thiên Mụ tự bi ký trong HLSC do chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) soạn năm Ất Mùi, 1715, đã cho thấy rất rõ điều đó:

“Mặc dù sống trong giềng mối đạo Nho nhưng lại tơn sùng đạo Thích, làm chính trị khơng thể khơng thi hành đức Nhân; tín phụng đạo, tơn trọng Tăng, nhìn luật nhân quả mà ln nghĩ gieo trồng phúc đức. Cõi nước thái bình, thân tâm an lạc. Thế mới biết rằng ở nhà cao cửa rộng đâu bằng trượng thất thiền Tăng; cưỡi ngựa hay chắc gì bằng dựng tích trượng; áo gấm rạng đời đâu sánh nổi ca-sa; vàng ngọc đầy nhà lìa đời cũng trở về tay trắng; ăn đồ trân quý đâu sánh bằng cơm gạo Hương tích; nghe nốt nhạc hay nào tày tiếng kệ lời kinh. Cuộc đời thái bình thịnh vượng thế này cịn tìm đến vườn hoan hỷ, hữu vi lẫn vơ vi cùng thực hành mà không trái ngược”.

Chủ trương như vậy là đúng đắn, phù hợp với tình hình chính trị- xã hội- tâm lý ở vùng lãnh thổ cịn hoang sơ mà các chúa Nguyễn cai trị và phù hợp hồn cảnh lịch sử của triều đình nhà Nguyễn. Chính vì vậy, quan điểm “Nho Thích song hành” đã khẳng định lại dưới thời triều đình này.

Trong bài Từ Hiếu tự bi ký, Hình bộ thượng thư Nguyễn Đăng Giai (?-1854) nhấn mạnh: “Từ là đức lớn của Phật, khơng có đức Từ thì khơng biết lấy gì để ứng tiếp tứ sinh, cứu độ mn lồi; Hiếu là hạnh đầu của Phật, khơng có hạnh Hiếu thì khơng thể đứng đầu trời đất thấu triệt u minh. Sách Đại học nói: ‘Bậc qn tử khơng ra khỏi nhà mà có thể hồn thành được sự giáo hố trong nước’. Do đó, ai lấy đức Từ để dạy dỗ thiên hạ thì xứng đáng là cha của người; ai lấy hạnh Hiếu để giáo huấn thiên hạ thì

xứng đáng là con của người. Tên gọi ‘Từ Hiếu’ chẳng phải đức hạnh thông suốt của cả Nho lẫn Thích sao! Khơng chỉ có chùa này đặt tên như vậy mà tất cả các chùa trong thiên hạ đều có thể đặt tên như thế. Khơng chỉ coi những người luận về Thích là lời chuẩn mực mà những người bàn về Nho trong thiên hạ đều có thể tơn phụng nó làm lời chuẩn tắc”.

Trong Diệu Đế tự đại hồng chung minh tự, quan điểm “Nho Thích song hành” một lần nữa được đề cao: “Nho gia dùng Lễ để lập nên Nhân nghĩa, nếu bỏ Lễ thì Nhân nghĩa sẽ tán thất; Phật gia dùng Luật để giữ Định tuệ, nếu khơng có Luật thì Định tuệ sẽ tiêu tan. Cho nên, Nhân nghĩa mà lìa Lễ thì đạo Nho ấy khơng đáng để bàn; nếu Định tuệ mà trái với Luật thì đạo Phật ấy khơng đáng nói”.

Nhờ được hịa thượng Thạch Liêm giáo hóa, Nguyễn Phúc Chu ngộ Phật lý, thấy rõ “vơ vi hóa đạo, Nho Thích cùng ban” [Thiên Mụ tự bi kí], ơng thắp lên hy vọng xây dựng được cơ đồ “nước giàu, binh mạnh” trong cảnh thái bình, an lạc cho bách tính, giữ cơ nghiệp dịng họ Nguyễn và vỗ n thời thế. Đó chính là sự suy nghĩ và hành động của một người hiểu rõ thời vụ.

Vua Thiệu Trị (1807-1847) viết: “Tuy Phật giáo chủ trương hư vơ nhưng cũng khuyến khích mọi người làm việc thiện, vậy thì [Phật giáo] nào có phương hại cho đạo làm vua! Bèn chấp thuận theo lời thỉnh cầu mà cho xây dựng ngơi phạm vũ”. Đó là quan điểm “Nho Thích tịnh dụng”. Vua Thiệu Trị viết tiếp: “Khai mở tâm Bồ-đề mà hố thơng vạn loại, hoằng dương sức phương tiện để giác ngộ chúng sinh. Cho nên, chính giữa khu vườn xanh biếc ấy [khu vườn ở phía đơng kinh thành Huế] dựng một điện thờ, gọi là Đại Giác điện” [Diệu Đế tự tự].

Nhà vua viết những lời mềm mại, uyển chuyển nhưng khơng vượt ra ngồi diệu lý vô vi của đại thừa liễu nghĩa: “Có người hỏi: ‘Mở cửa thiền chốn đơ hội náo nhiệt phồn hoa, thì làm sao gọi là ngôi nhà pháp thanh tịnh được?’ Trả lời rằng: ‘Hãy suy nghĩ kỹ thì sẽ thấy rõ. Do rỗng khơng nên mới dung nạp được vạn cảnh, do yên tĩnh nên mới thấu rõ được muôn động. Trong động thường có tĩnh, định tuệ chỉ quán nhằm thanh tịnh pháp nhãn; niết-bàn diệu tâm nhằm xiển khai Vô-già, đoạn tận nẻo lầm đường mê. Há chẳng nghe, bậc thiện tri thức có thể chuyển hố tam độc thành tam-muội; người giữ giới thanh tịnh có thể chuyển sáu tên giặc thành sáu phép thần thông; chuyển phiền não thành Bồ-đề; chuyển vô minh thành đại trí. Bánh xe chính pháp quay mãi thì chân lý mầu nhiệm nào hết chỗ sáng soi!”

Dòng chữ ở cuối văn bia Từ Hiếu tự bi ký được viết năm Kỷ Dậu (1849): “Thự hiệp biện Đại học sĩ lĩnh Hình bộ thượng thư, thọ giới Bồ-tát tại gia, pháp

danh Đại Phương, Nguyễn Đăng Giai kính ghi” đã thể hiện được sự tôn sùng và thâm hiểu Phật giáo của các quan lại cấp cao triều đình: “Hoặc có thể lên cửa huyền Hoa tạng, ngộ biển tính Tỳ-lơ, đó chẳng phải thuộc về đức Từ hay sao! Những người trong Cung giám có thể lấy đạo Hiếu thờ sư trưởng mà trang nghiêm cơng đức này. Lại có thể dâng hương hoả cho tiền nhân, làm bờ bến cho kiếp sau, đó chẳng phải thuộc về hạnh Hiếu hay sao!”

Phật giáo đã in đậm dấu ấn sâu sắc vào đời sống tâm linh của những người có quyền lực lớn đối với xã hội dưới thời các chúa Nguyễn, các vua Nguyễn. Ngồi chúa Nguyễn Phúc Chu quy y hịa thượng Thạch Liêm làm giềng mối cho các công chúa sau này cũng quy y cửa Phật, làm người Phật tử tại gia hộ trì đắc lực cho Phật giáo lúc bấy giờ, như đệ tử của hịa thượng Diệu Giác: “An Mỹ cơng chúa Nguyễn Ngọc Huy Nhu, pháp danh Thanh Quang, tự Viên Minh; Phú Hậu công chúa Nguyễn Ngọc Phương Trinh, pháp danh Thanh Vân, tự Diệu Trí” [Diệu Giác hịa thượng

pháp tự].

Trong điều kiện như vậy, Phật giáo hoằng dương và “Quốc tộ thiên ư đạo giáo sùng” (vận nước nương nơi đạo được hưng) là hy vọng của nhiều người đương thời muốn hướng tới [Ngũ công đức đường liên].

Cho nên, người đọc không hề ngạc nhiên rằng, trong HLSC hiện hữu rất nhiều bằng chứng cho thấy các chúa Nguyễn, vua Nguyễn rất ưu ái, sùng mộ Phật giáo và những nhà tu hành đạo cao đức trọng.

Thiên Mụ tự bi ký do chúa Nguyễn Phúc Chu viết, Diệu Đế tự tự do vua

Thiệu Trị trước tác mà chúng tôi đã đề cập ở trên vừa thể hiện chủ trương chính trị sáng suốt của nhà cầm quyền, vừa biểu lộ thái độ ưu ái, sùng mộ của họ dành cho Phật giáo và những vị hịa thượng, đại sư tu trì theo đạo Phật cùng các Phật tử của các quan tự, sơn tự và các cư sĩ tu tập tại gia.

Trong thời nhà Nguyễn, bộ Lễ phụ trách việc tuyển chọn Tăng cương, Trụ trì ở các quan tự, cịn bộ Hộ thì phát lương hàng tháng cho các Tăng cương, Trụ trì ấy theo lệ. Như ở mục Bổn sư mông thăng Diệu Đế tự Tăng cương lục văn cho chúng ta thấy được uy thế của triều đình: “Bộ của thần đã đến kiểm tra xác thực, vậy kính xin Hoàng đế đáp lại lời thỉnh cầu mà phê chuẩn tuân theo lệ cũ, cấp cho một đạo bằng Tăng cương, cấp cho mỗi vị Trụ trì cịn lại một bằng Giới đao Độ điệp, giao cho các vị ấy giữ lấy. Còn như việc ban cấp tiền lương hằng tháng thì giao cho bộ Hộ theo lệ mà chi phát”.

Các chỉ, dụ của triều đình nhà Nguyễn như: Miễn tăng thuế chỉ, Thưởng dự

dụ, Phật Tích đàn dụ, Tứ Tịnh Quang [tự] dụ, Thúy Vân thi dụ, Tự chư thần dụ thể hiện sự quan tâm của triều đình này đối với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của Tăng nhân, của những người tu hành và đối với đời sống tâm linh của quân nhân.

Đến đây, người đọc dễ hiểu rằng vì sao Nghĩ Hán tứ nơng dân kim niên điền

tơ chi bán chiếu (Chiếu làm theo việc vua Hán ban cho nông dân nộp tô ruộng năm nay chỉ một nửa) và Nghĩ Tống thi Triệu Phổ U Yên địa đồ vấn tiến thủ chi sách chiếu (Chiếu làm theo việc vua Tống hỏi Triệu Phổ về kế sách tiến đánh đất U Yên)

được Như Như đạo nhân đưa vào bộ HLSC. Ở đây, tinh thần nhân văn sâu sắc của Như Như đạo nhân được bộc lộ ở hai điểm: muốn khoan sức cho những người làm ruộng; muốn khôi phục những vùng đất bị ngoại bang đánh chiếm vào địa đồ của đất nước.

Nghĩ đường mạch thủy thục thị hữu túy nhân quần thần hạ biểu (Biểu mô phỏng quần thần chúc mừng lúa bắt đầu chín ngồi chợ có người no say) và Nghĩ

Tống thí Vơ dật đồ vu các hạ quần thần hạ biểu (Thay quần thần hạ biểu chúc mừng khi vua Tống ban bức tranh Vô dật) được đưa vào bộ HLSC cũng bộc lộ tinh thần

nhân văn sâu sắc của Như Như đạo nhân, bởi trong bài biểu đầu có câu: “Bề tơi trộm nghĩ, nước lấy dân làm gốc, dân xem cái ăn là trên hết” đã thể hiện thái độ coi trọng dân lành. Trong bài biểu thứ hai, vị quan hạ biểu không tỏ thái độ: “Vạn ban giai hạ phẩm/ Duy hữu độc thư cao”, mà trái lại, nhấn mạnh: “Việc tang nơng đều vì sợi tơ hạt thóc, con đỏ dân đen, quý như chữ nghĩa văn chương, vườn tây mở ra rừng bút mực, tường đông mở ra phủ sách vở. Tốt đẹp biết dường nào! Lẽ nào chẳng đúng Lễ sao!”

Sau khi đất nước được tái thống nhất, triều đình nhà Nguyễn đã thống suất các ngơi chùa Phật ở nước ta thành một mối, lấy các chùa ở Thuận Hóa làm trung tâm. Bài Phật Tích đàn dụ được ban năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) nêu rõ: “Vâng thượng dụ, năm nay Trẫm thọ vừa đúng ngũ tuần, cầu Trời ban mệnh mãi mãi [để trẫm] thu phúc lành ban khắp mọi nơi. Phúc lành ban ra thần dân đều hưởng. Gần đây, xét thấy nhân dân ở các vùng Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương… gặp nhiều chuyện bất an. Trẫm ln nghĩ đến sinh dân, những mong trợ giúp. Có nghe nói ngơi chùa nổi tiếng Phật Tích ở Sơn Tây vùng Bắc kỳ do thần Tăng Từ Đạo Hạnh dựng nên, vốn rất linh thiêng. Nay nên cắt cử 20 vị cao Tăng tinh thông kinh giới trong kinh thành và 10 người trong đội Hoà thanh đến chùa ấy để thiết lập trai đàn, tụng kinh cầu phúc trong 21 ngày đêm, mỗi tuần làm lễ trai Tăng một lần, chẩn tế một đàn, đợi đến ngày mùng 9 tháng 7 thì khai kinh”.

Trong Thưởng chúc hỗ dụ, vua Minh Mệnh ban dụ: “Vâng dụ, sang năm trẫm thọ ngũ tuần, nghĩ đến chùa Khải Tường ở Gia Định vốn là chốn linh thiêng un đúc bao phúc lành, giao cho các viên quan ở tỉnh ấy vào tháng 4 năm nay mở hội mừng thọ Trẫm 50 tuổi, truyền cho chư Tăng trong hạt chọn ngày tốt đến chùa này lập đàn tụng kinh 21 ngày đêm, cứ một tuần tổ chức chẩn tế một lần, để mở rộng phước điền. Lại giao cho các quan viên ở tỉnh thay phiên nhau đến thi hành công việc, cốt sao cho được trọn vẹn, sau ba tuần viên mãn thì thưởng cho hồ thượng Trụ trì, mỗi vị ba đồng đại ngân tiền Phi long; cịn những hồ thượng khác, mỗi vị hai đồng; còn các Tăng nhân, mỗi người một đồng, cốt sao mọi người được thấm nhuần ơn mưa móc”.

Trong Quán trai đàn dụ và Thúy Vân thi dụ, triều đình nhà Nguyễn lại có dịp nhắc đến quan điểm “Nho Thích hợp lưu”, nhất thống từ thời các chúa Nguyễn cho đến thời các vua Nguyễn, rằng: “Họ Thích lấy Thần đạo để đặt ra giáo pháp; Khổng tử thì dạy người ta những phép luân thường đạo lý hằng ngày. Suy xét cho cùng thì họ cũng đều dạy người ta làm điều thiện mà thôi. Con người ta sinh ra trong khoảng trời đất, điều thiện thì đáng làm, điều ác thì nên bỏ. Họ Thích lấy hoạ phúc báo ứng để dạy người, không thể đại khái mà bảo là dị đoan. Khuyên người làm việc thiện, chỉ một việc ấy thôi, dù cho Thánh nhân có sống lại thì [lời nói và việc làm của các Ngài] cũng không khác mấy!” [Quán trai đàn dụ].

“Các bậc quân vương ở nhân thế như bậc chí Thánh đế Nghiêu, đế Thuấn, cho đến các bậc nhân chủ nhiều triều đại từ nước Nam sang đất Bắc, mà có thể ban cơng đức khắp cả mọi người, đời sau được đội ơn. Lại khơng gì đáng xấu hổ thì những người như thế nhà Thích gọi là Phật, nhà Nho gọi là Giác, noi theo các vị làm khuôn mẫu, thờ phụng các vị cũng cốt để an ủi quần sinh thì tại sao khơng thể được? Nếu xét nơi lý để suy lường thì cũng chẳng có gì trái ngược!” [Thúy Vân thi dụ].

Có thể thấy, thiết chế tư tưởng- văn hóa “Nho Thích đồng hành”, hay quan điểm “Nho Thích tịnh dụng”, “Nho Thích hịa đồng”, “Nho Thích hợp lưu” đã được các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn xây dựng và sự ưu ái, sùng mộ của họ đối với Phật giáo, đó là những ứng xử chính trị - tâm linh hợp tình, hợp lý, khơn ngoan của những người có quyền lực to lớn đối với xã hội từ thời các chúa Nguyễn đến thời các vua Nguyễn. Những điều như vậy được ghi rõ trong tác phẩm HLSC. Đó chính là những giá trị đầu tiên trong những giá trị lịch sử về mối quan hệ giữa chính quyền và Phật giáo mà tác phẩm này mang lại.

HLSC ghi lại nhiều tên gọi của những chùa Phật vùng phía Bắc và kinh đơ

Phú Xuân. Có những ngơi chùa chỉ giới thiệu vắn lược tên gọi, có ngơi chùa giới thiệu những sự kiện nổi bật gắn liền với từng triều đại lịch sử.

Bảy năm sau ngày Nguyễn Ánh lên ngơi vua, Hồng thái hậu cho xây dựng lại chùa Báo Quốc, đổi tên thành Thiên Thọ tự, sắc thỉnh hòa thượng Phổ Tịnh làm Trụ trì, cúng 1000 mẫu ruộng, đúc đại hồng chung nặng 825 cân [Hiếu Khang hoàng

thái hậu kỷ lược].

Các quan tự, sơn tự xây mới hoặc trùng tu đều được những mạnh thường quân trong triều đình nhà Nguyễn trợ giúp tiền tài, vàng bạc, gạch ngói, hoặc cúng ruộng để các quan tự, sơn tự làm ruộng hương hỏa của chùa [BQTSL].

Nhà vua ra sắc tứ ban biển ngạch cho các chùa nổi tiếng ở kinh đơ. Ở những quan tự, có chùa dành cho hoạn quan, có chùa dành cho đường quan và học quan tại kinh đơ, có chùa dành cho những người trong hoàng tộc đến lễ Phật.

Trong tập Lãm Sơn tự 覽山寺, Như Như đã ghi lại những ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc, như chùa Lãm Sơn (nơi Lý Nhân tông đã từng thiết yến tiệc); chùa Thắng Nghiêm, chùa Thánh Thọ (do Lý Thái tổ xây dựng); chùa Thiên Phù có trụ cột chảy máu thời Lý Anh tơng; chùa Báo Thiên gắn liền với lễ cầu mưa ứng nghiệm thời Lý Thần tông; chùa Chân Giáo được xây dựng vào thời Lý Thái tổ; chùa Phổ Minh do Trần Thái tông xây dựng; chùa Trung Tiết ở Thái Lăng do Trần Nghệ tông trùng tu; chùa Nhạc Lâm trên núi Không Lộ ở Thạch Thất; chùa Tư Phúc ở Côn Sơn do thiền sư Pháp Loa xây dựng; chùa Báo Ân ở cung Cảnh Linh, vua Lê Nhân tông dẫn trăm quan đến đây làm lễ cầu mưa; chùa Thiên Phúc ở núi Phật Tích. Vào triều Lê, Nguyễn Đức Trung đến am Từ Cơng cầu đảo cho con gái của mình là Sung Nghi hồng hậu, sau đó sinh được vua Lê Thánh tơng, trên núi có Bổ Đà viện, Hương Hải am; chùa Quỳnh Lâm ở Hải Dương do thiền sư Minh Không xây dựng; chùa Sùng Nghiêm ở Thanh Hố do vua Lê Dụ tơng trùng tu; chùa Hồ Thiên, chùa Hương Hải do Trịnh Tráng xây dựng; chùa Hoa Long ở Bạch Hạc, chùa Tử Trầm ở Yên Sơn, chùa Tây Phương ở Thạch Thất đều thuộc tỉnh Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hàm long sơn chí tác giả và tác phẩm (Trang 92 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w