Chương 4 GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA HÀM LONG SƠN CHÍ
4.2. Giá trị nghệ thuật của Hàm Long sơn chí
Văn học trung đại Việt Nam nhìn chung có hai chủng loại lớn là văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật là loại sáng tác nhằm thể hiện tâm tư, tình cảm và nhu cầu thưởng ngoạn của tác giả ở thời trung đại nói chung như: thơ, từ, phú, truyện, ký... Văn học chức năng là loại sáng tác phục vụ cho các hoạt động chính trị, văn hóa xã hội nào đó, nó đảm đương hai chức năng lớn là hành chính và lễ nghi. Văn học chức năng hành chính phục vụ cho học hành, thi cử, biên chép, triều chính… gồm: sử, cáo, hịch, chiếu, chế, chỉ, dụ, biểu, luận, tấu, nghị… Văn học chức năng lễ nghi phục vụ nhu cầu lễ nghi tôn giáo hay những hoạt động
1 Hàm Long sơn chí ghi nhận bốn đạo tràng Tịnh độ tông: 1. Những người tu hành trong đình thần nằm trong đạo tràng chùa Linh Giác; 2. Những người tu hành trong hoạn quan nằm trong đạo tràng chùa Từ Hiếu; 3. Những người tu hành trong hoàng tộc nằm trong đạo tràng chùa Từ Lâm; 4. Những người tu hành trong đạo tràng Liên Trì xã (gọi chung là Ngân hoàng).
trong cộng đồng dân cư được ghi thành văn bản gồm có: ngữ lục, tế, ai, minh, bi, châm, phán ngữ…
Thể loại văn học là dạng thức cụ thể của tác phẩm văn học, nó là một trong những nhân tố của hình thức văn học. Nội dung tư tưởng của tất cả các tác phẩm văn học đều phải thông qua thể loại này hoặc thể loại khác để biểu hiện, một tác phẩm văn học mà khơng có thể loại thì việc đó khơng tồn tại bao giờ. Điều này cũng giống như mọi người may y phục, nhất định phải đo kích thước rồi mới may áo, chọn lựa một kiểu mẩu nhất định. Trong lịch sử phát triển văn học, đã xuất hiện rất nhiều dạng thức văn học. Sự ra đời và phát triển của thể loại văn học đa dạng như vậy đều có căn cứ xã hội nhất định và quy luật phát triển của chính nó.
HLSC được các tác giả sử dụng nhiều thể loại văn học trong văn học trung đại
Việt Nam. Luận án sẽ lần lượt khảo sát giá trị nghệ thuật của tác phẩm qua việc khảo cứu từng thể loại văn học theo hai chủng loại: Văn học nghệ thuật và Văn học chức năng.
4.2.1. Văn học nghệ thuật
4.2.1.1. Về Thơ
Thơ trong HLSC hầu hết là thơ chữ Hán (chỉ có hai bài thơ Nơm), được làm theo thể Đường luật, hoặc bát cú hoặc tứ tuyệt (các bài thi kệ). Thơ chữ Hán đã tồn tại ở nước ta, tính đến thời Điềm Tịnh cư sĩ và Như Như đạo nhân sống và trước tác đã được gần hai ngàn năm. Do vậy, các thi nhân Việt Nam trước tác thơ chữ Hán đã thuần thục bất nhượng thơ chữ Hán của các thi nhân Trung Hoa.
Thơ Đường luật là thể thơ trang trọng, đường bệ, từng có lịch sử huy hồng lưu danh trong nền văn học cổ điển Trung Hoa. Thơ Đường gị bó, đó là sự gị bó của một hệ thống niêm luật chặt chẽ, sự gị bó đối với các thế hệ những nhà thơ làm thơ Đường luật, một mặt khiến cho các nhà thơ này chỉ được coi là thợ thơ; mặt khác, kích thích sự phát huy sáng tạo của cá tính đối với những nhà thơ khác - những nhà thơ bậc thầy.
Cái gị bó cũng là cái đặc sắc của thơ Đường luật là ở chỗ, trong những bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt hai câu cuối hoặc câu cuối phải “mã hóa” được nội dung của tồn bài. Ở bài Sơn trung (Trong núi), Như Như đã vượt qua đòi hỏi khắc khe ấy với hai câu thơ thật độc đáo:
Nhất tự quải quan quy ngọa các, Phục linh uổng nhạ quốc thâm ân
Từ khi treo mũ về nằm nơi gác,
Chỉ là giống phục linh, chỉ làm uổng ơn sâu của nước nhà
Hai câu này hô ứng chặt chẽ với câu thơ đầu: “Thử thân khinh tự hạc thừa hiên/ Lộ dẫn tà dương mục địch thôn.” (Thân này nhẹ tựa chim hạc bay cao/ Dưới
nắm được cái thần của nó. Cơng việc cịn lại của thi nhân là lấp đầy vào khung những tiếng của một chỉnh thể gồm 56 tiếng, theo trật tự chặt chẽ của niêm, luật thơ Đường luật, để nắm chặt, làm tăng sức mạnh của hai câu cuối, xoáy vào tư tưởng của chủ đề bài thơ, khiến cho bài thơ vững chắc khơng thể phá vỡ được ý tứ của nó.
Trong những bức tranh đó, bức tranh “Sổ gia kê khuyển nhập Đào Nguyên”
(Mấy căn nhà với tiếng gà chó vào chốn Đào Nguyên) như dẫn độc giả trở về với
con người và xã hội thái cổ; bức tranh “Mã xung lãnh thượng vân bàn dã” (Ngựa
xông lên núi mây tràn đồng) như nhắc độc giả nhớ lại khoảnh khắc xem tranh ngựa
của Trung Hoa; bức tranh “Tăng đới tùng gian nguyệt khấu môn” (Sư ở rừng tùng
gõ cửa dưới trăng) như muốn độc giả ngâm nga hai câu thơ của nhà thơ Giả Đảo
đời Đường:
Điểu túc trì biên thụ, Tăng xao nguyệt hạ mơn.
Chim đậu cây bên đầm,
Sư gõ cửa dưới trăng.
Độc giả hiểu tác giả của Sơn trung đang đắm chìm trong cuộc sống hoang sơ của con người, đắm chìm trong những hồi niệm văn hóa, văn học để cố quên đi cái điều được thể hiện ở hai câu kết, và chính vì thế, hai câu kết ấy là điểm nhấn của bài thơ, khơng thể gạt bỏ ra ngồi trí nhớ của độc giả:
“Nhất tự quải quan quy ngọa các, Phục linh uổng nhạ quốc thâm ân”.
Ở những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt (hiện hữu trong Đào Trang tập và trong các bài kệ) độc giả nhận thấy sự hô ứng chặt chẽ giữa câu thứ tư với câu thứ nhất, làm thành bộ khung vững chắc của bài thơ và, có thể nói bài thơ coi như đã hồn thành. Lúc này, nhà thơ cần tìm những tiếng thích hợp để lấp đủ 28 tiếng của một bài thơ thất ngơn tứ tuyệt Đường luật. Có thể chỉ ra những điều như thế trong bài kệ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt sau đây:
Linh cơ diệu giác tại tâm vương,
Thủy hải toàn thanh kiến nguyệt chương. Nhất thiết chúng sanh giai Phật tính, Nhân do bất ngộ lạc biên phương
Thiêng liêng giác ngộ ở tâm vương, Biển lặng trăng thanh hiện tỏ tường. Tất cả chúng sinh đều Phật tính,
Bởi khơng giác ngộ, lạc ngồi phương.
Ở đây, câu kệ thứ tư liên kết với câu kệ thứ nhất đã “mã hóa” được nội dung của tồn bài kệ được thể hiện một cách tập trung, cô đúc tại câu kệ thứ ba: “Nhất thiết chúng sanh giai Phật tính” (Tất cả chúng sinh đều có Phật tính).
Những điều nói trên cũng được độc giả nhận ra trong bài kệ:
Xử thế tuỳ cơ liễu mục tiền. Đạo niệm tinh tu tình niệm đoạn, Như kim phó pháp vĩnh lưu truyền.
Xử thế tuỳ cơ rõ mọi duyên. Đạo niệm tinh tu, tình niệm đoạn, Như nay trao pháp mãi lưu truyền
Trong thơ Đường luật, nhờ lý trí, thế giới khách quan và thế giới bên trong của con người dược tỉnh lược, cơ đặc lại, nhưng cái vẻ bề ngồi của nó lại thiếu cái lơ-gích của lý trí. Thơ Đường luật để những khoảng trống dành cho suy tư, dành cho sự nhạy cảm, mẫn tuệ của độc giả:
Tỉnh oa tự sủy thốn vô trường, Hà hạnh Tào Khê đắc vọng dương. Thử nhật biến tham Tôn túc hậu, Tuân tuân khuyến giới bội lương phương.
Ếch đáy giếng tự lượng không dài quá một tấc, May nhờ dạo chốn Tào Khê mà được thấy biển. Hôm nay sau khi tham học khắp các bậc Tôn túc, Đều là những cách thức hay để khuyên răn Đào Trang tập, Canh Tý nguyên nhật họa Phúc Chỉ xà-lê nguyên vận
Bài thất ngôn tứ tuyệt này gồm bốn câu, ba vần- ba vần bằng: trường,
dương, phương, tạo cho độc giả cảm giác lâng lâng, nhẹ nhàng. Thêm vào đó, ở câu
4, tác giả sử dụng hai cặp từ láy âm: tuân tuân và lương phương, khiến cho câu kết tưởng như không dừng lại, cứ mải miết ngân nga trong lòng người đọc. Chăm chú thưởng thức những nốt nhạc vần bằng trường, dương, phương, tuân tuân, lương
phương, độc giả quên mất việc phải phát hiện cái từ ẩn đằng sau 28 chữ tác giả
thách đố sự tìm kiếm của người đọc. Vẻ ngồi thiếu lơ-gích của lý trí ở bài thơ cịn lâu mới bị độc giả chỉ ra đích đáng: một người ẩn sĩ- tu hành tự coi mình là “ếch ngồi đáy giếng” mà lại có thể “nhìn thấy biển lớn”, lại có thể “tham học khắp các bậc Tơn túc”, để rồi có được “cách thức hay” đặng “khun răn” mình và mọi người. Sau khi ngưng thưởng thức nhạc tố của bài thơ để suy tư một cách tỉnh táo, người đọc tìm ra được cái chữ ẩn ấy: đó là chữ “Khiêm”. Khiêm cung trong cuộc đời tu hành đạm bạc khi tuổi tác đã bước sang bên kia cái dốc cuộc đời, mặc dù tác giả chứa đựng trong lòng một kho tàng tri thức bác học, năng văn được mài giũa từ khi còn niên thiếu.
Đọc thơ Đường luật của Như Như đạo nhân, độc giả nhìn thấy trong đó một thế giới có tính chất lưỡng ngun: một mặt, đây là thế giới hiện thực; mặt khác, ấy cũng là một thế giới tâm linh, thế giới của những biểu trưng của mệnh Trời, đạo Phật, Thần tiên.
Như Như đạo nhân tự hào về sự vân du của mình. Ơng từng từ Thuận Hóa đến Thanh Hóa, rồi từ Thanh Hóa ra Thăng Long, theo đường biển từ Hải Phòng về
lại kinh đơ. Ẩn cư, tu Phật, ở bìa rừng ven sơng tại khu vực Thuận Hóa, Như Như đạo nhân có lúc sống như một đạo sĩ:
Tham khán n hà vong hổ tích (Mải nhìn mây ráng quên dấu cọp).
(Nhập quan, bài 2)
Mặc dù ở giữa rừng núi tu Phật, ông cảm thấy rất yên tâm như ơng đã bộc lộ điều đó trong Thị tĩnh trai:
Lâm trung quỳ duẫn trợ thanh trai, Trường hạ tu chân sự sự giai. Hồng quyển cơ đăng gian hoạt kế, Hiểu chung tàn nguyệt lão sinh nhai. Tế suy vật lý trĩ vi thận
Đại ngộ thiền cơ xà bộ oa.
Phủ xích nhất thanh ngơn hạ lĩnh, Hàn Sơn Thập Đắc đệ huynh giai
Rau quỳ và măng đã trợ giúp bữa cơm chay thanh đạm,
Chân tu trải qua mua hè dài mọi việc đều tốt đẹp, Sinh sống giữa quyển kinh và cây đèn lẻ loi Chuông sớm trăng tàn cuộc sống lúc tuổi già, Suy nghĩ kỹ lý lẽ của sự vật thì chim trĩ cũng như con sị Thiền cơ đại ngộ như rắn bắt ếch,
Gióng một tiếng nói cho người dưới biết Có được hai anh em Hàn Sơn và Thập Đắc.
Tuy nhiên, cái thú vân du ngoạn cảnh nơi Như Như đạo nhân quá mạnh mẽ, lớn lao. Bởi thế, sự thức nhận của ông, rằng “Vạn sự bất như cầu bán kệ- Muôn sự chẳng bằng nửa câu kệ”(Gia Định Tuệ Trúc Xuyên kiến quá, bài 1) và “Văn Nam
kỳ hữu cảnh”- (Nghe Nam kỳ có biến) vẫn khơng thể ngăn nổi ông vân du, ngoạn cảnh trên các vùng miền phía Nam kinh đơ Huế của nước Đại Nam. Như Như đạo nhân hào hứng viết về cuộc vân du, ngoạn cảnh ấy:
“Mùa thu năm Canh Tý (1900) ta đi chơi núi Ngũ Hành ở phương Nam, thích núi non kỳ lạ mà đi tìm khắp các động. Có động cao mà sâu, có động dài mà hẹp, có cái quanh co, sâu thẳm mà hiểm trở, lởm chởm vách đá, không thể kể cho xiết. Muốn cho thỏa mắt mà được khối ở lịng, khiến bất giác ngửa mặt lên trời mà cười lớn, vui sưóng nhày lên như điên. Trong đó chỉ có các động Huyền Khơng, Tạng Chân, Vân Thơng, Linh Nham đều được vua sắc tứ ban cho tên, cạnh đó lại có một động tên Đăng Lung (lồng đèn), vì trong động có thạch nhũ đọng lại thành hình như lồng đèn treo nối tiếp nhau, cho nên người đời nhân đó mà đặt tên. Bấy giờ vị tăng trú ở đó đón ta lên mà nói: “Động này chưa được ban tên, Dực công đặt tên cho để tiện khắc vào đá”. Ta quay lại nhìn, trước động mây mù giăng kín cả hoa thơm cỏ lạ trong ánh nắng chiều, như nơi ở của bậc thần tiên, nhân đó mà cho nhan đề của biển ngạch: Tiên Thuý Động Thiên. Tức ngàn vạn năm về trước khơng phải khơng có động này, mà động chờ ta đến. Ngàn vạn năm mà tên động mới viết. Ngàn vạn năm về sau khơng phải khơng cịn động này,
mà chờ một khi ta đến tên của động được truyền mãi với trời đất. Như vậy cuộc đi chơi của ta bất hủ với cổ kim. Bèn chọn từ lúc đi Nam đến khi trở về Kinh tất cả trải ba tháng, được 57 bài đặt tên là Tiên Thúy động thiên ngâm sao, chỉ để biết dấu tích của ta lãng du mà thôi. Lại sau khi về Kinh đến cuối năm làm được 8 bài [thơ] kèm theo vào đây nữa”.
Trong chín bài thơ Quy trình kỷ lục (Ghi việc trên đường về) của ơng cũng chính là chín bức tranh thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên tự nó rất tương hợp với thế giới nội tâm của thi nhân, đồng thời lại có tính chất độc lập, khơng bị nhà thơ gán những nét cảm xúc chủ quan. “Trong thơ ca thời trung đại, một bức tranh thiên nhiên bao giờ cũng có tính lưỡng trị: một mặt sở dĩ bức tranh này được miêu tả vì tác giả cần đến chức năng diễn đạt thế giới nội tâm con người của nó (khơng khi nào lại có một bức tranh tự nó, thiếu chức năng này). Mặt khác, một bức tranh thiên nhiên trong thơ ca xưa ln ln là chính nó, ln có tính độc lập và hồn chỉnh” [60, tr.374 ].
Sở dĩ như vậy là vì “trong nền văn chương thời trung đại, con người nhìn nhận thiên nhiên là trung tâm và toàn bộ mọi ứng xử nghệ thuật của nhà thơ trung đại chịu sự chi phối, chế ước của chủ trương hòa tan chủ thể vào thiên nhiên. Triết học của thơ cũ là triết học của con người có ý thức về bản thân như là một bộ phận hữu cơ của thiên nhiên vĩ đại. Với nhà thơ xưa, thiên nhiên là trung tâm, là ngọn nguồn ban phát các phẩm chất của nó cho con người” [60, tr.373].
Chín bức tranh thiên nhiên trong chín bài thơ do Như Như mơ tả, mỗi bức tranh đó vừa là bức tâm cảnh, vừa là bức tranh thiên nhiên có tính độc lập và hồn chỉnh.
Thơ chữ Hán của Như Như là thơ trung đại Việt Nam ở chặng cuối cùng. Khác với thơ viết về thiên nhiên của thơ ca trung đại Việt Nam nói chung, của Như Như đạo nhân nói riêng, trong thơ mới 1932-1945, “một bức tranh thiên nhiên được miêu tả bao giờ cũng có tính đơn trị: hoặc là nó được chủ quan hóa cao độ (được phổ các nét nhân tính), hoặc là một bức tranh miêu tả khách quan, khơng có tình trạng lưỡng trị như thơ cũ” [60, tr.374]. Đây là một sự kiện mang tính chất thế giới quan, có căn nguyên triết học rất mới mẻ, hiếm thấy trong văn học trung đại, phản ánh một vị thế mới của con người trong quan hệ với vũ trụ, với thế giới. “Triết học của Thơ mới lấy con người làm trung tâm, con người này kiêu hãnh “ban phát” các phẩm chất người của nó cho thế giới thiên nhiên” [60, tr.373].
Phương cách mà các nhà làm thơ Đường luật hay dùng là nhất đề, đa thủ. Như
Như trước tác nhiều thơ theo dạng này, như bài thơ Tặng ca nhi A Sương, Sơ thu, Lữ
như Văn nam kỳ hữu cảnh, nhị thủ; Gia Định Tuệ Trúc Xuyên kiến quá, nhị thủ. Loại nhất đề, tam thủ, như Tân niên lâu cư thí bút, tam thủ; Trúc viên tam thủ; Thanh lâu
bộ nguyệt, tam thủ; Nhập quan, tam thủ. Loại nhất đề, tứ thủ (một đề, bốn bài), như Tiểu thúy, tứ thủ. Loại nhất đề, ngũ thủ, như Cổ thúy trai, ngũ thủ. Loại nhất đề, lục
thủ, như Cảm ức, lục thủ; Tọa thúy sạn, lục thủ. Loại nhất đề, bát thủ như Hóa đài,
bát thủ; Tiên thành, bát cảnh; Vô Nhất hạnh oa, bát thủ; Giang thôn hạ nhật ký nhất nhị tri kỷ, bát thủ. Loại nhất đề, cửu thủ, như Quy trình kỷ lục, cửu thủ.