Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 54 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Các lý thuyết nền có liên quan

2.3.3. Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được xây dựng bởi Venkatesh và cộng sự (2003), để giải thích ý định hành vi và hành vi sử dụng của người sử dụng đối với hệ thống thơng tin. Mơ hình UTAUT được phát triển thơng qua các mô hình như: Lý thuyết hành động hợp lý (TRA), lý thuyết hành vi dự định (TPB), mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM), tích hợp lý thuyết hành vi dự định (TPB) và mơ hình chấp nhận công nghệ (TAM), lý thuyết phổ biến sự đổi mới (IDT), mơ hình động lực thúc đẩy (MM), mơ hình sử dụng máy tính (MPCU) và lý thuyết nhận thức xã hội (SCT). Lý thuyết này tích hợp các yếu tố thiết yếu của các yếu tố trong các mơ hình trên; xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định hành vi và hành vi sử dụng có sự phân biệt bởi các yếu tố ngoại vi (giới tính, trình độ, tuổi, kinh nghiệm, sự tự nguyện) và đã được thử nghiệm và chứng minh tính vượt trội so với các mơ hình khác (Venkatesh & cộng sự, 2003; Park & cộng sự, 2007; Venkatesh& Zang, 2010).

Trong mơ hình này, hiệu quả kỳ vọng được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống (dịch vụ) đặc thù nào đó sẽ giúp họ đạt được lợi ích trong việc thực hiện công việc (Venkatesh và cộng sự, 2003). Nỗ lực kỳ vọng là mức độ dễ kết hợp với việc sử dụng hệ thống thông tin (Venkatesh và cộng sự, 2003). Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân nhận thức rằng những người xung quanh quan trọng như thế nào đến việc họ nên sử dụng một hệ thống mới (Venkatesh và cộng sự, 2003). Điều kiện thuận tiện là mức độ mà một cá nhận tin rằng cơ sở hạ tầng của tổ chức và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ sử dụng hệ thống (Venkatesh và cộng sự, 2003).

Ứng dụng của lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu

Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được xây dựng và phát triển dựa trên nhiều lý thuyết và mơ hình có liên quan đến việc chấp nhận cơng nghệ, mơ hình UTAUT có thể giải thích được khoảng 70% ý định sử dụng công nghệ (Venkatesh và cộng sự, 2003). Phần mềm kế tốn là một sản phẩm của cơng nghệ

Giới tính Hiệu quả kỳ vọng

Nổ lực kỳ vọng

Ảnh hưởng xã hội Điều kiện thuận tiện

Tuổi Kinh nghiệm Ý định sử dụng Hành vi sử dụng Sự tự nguyện

Hình 2.3: Mơ hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Venkatesh et al, 2003)

thông tin và sự lựa chọn PMKT chịu sự tác động của nhiều nhân tố, do đó mơ hình UTAUT là phù hợp để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn PMKT.

Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả vận dụng ba học thuyết là lý thuyết hành vi dự định (TPB), mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) và lý thuyết hợp nhất về sử dụng và chấp nhận công nghệ (UTAUT) làm cơ sở nền tảng xây dựng mơ hình lý thuyết, bao gồm biến phụ thuộc là sự lựa chọn PMKT và biến độc lập là các nhân tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn này. Cả ba học thuyết trên đều hướng đến việc giải thích quyết định của mỗi cá nhân. Nghiên cứu sử dụng các học thuyết này để giải thích, phân tích các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua phần mềm kế tốn vì ý định sẽ dẫn đến hành vi thực sự. Trên cơ sở lý thuyết nền tảng và kết quả từ các cơng trình nghiên cứu ở trong và ngồi nước, tác giả phân tích, tổng hợp và lựa chọn được các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương này, tác giả đã giới thiệu tổng quan về phần mềm kế toán và một số vấn đề về khái niệm, đặc điểm và phần mềm kế toán của doanh nghiệp xây lắp. Tiếp theo, tác giả phân tích ba học thuyết nền tảng có liên quan đến đề tài nghiên cứu là lý thuyết hành vi dự định (TPB), mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) và lý thuyết hợp nhất về sử dụng và chấp nhận cơng nghệ (UTAUT). Qua việc phân tích các lý thuyết nền đã giúp tác giả có cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất và thang đo cho các nghiên cứu ở chương sau.

Chương tiếp theo sẽ trình bày một nội dung khá quan trọng là phương pháp nghiên cứu của luận văn.

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương 3, tác giả sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu dùng để xây dựng, đánh giá, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và thang đo. Nội dung chính cụ thể được chia thành 5 phần, gồm: thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu, thang đo nháp, phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)