7. Cấu trúc của luận văn
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA đã rút trích ra thang đo đạt được độ tin cậy với 30 biến quan sát được phân thành 7 nhóm biến độc lập tương ứng với 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích hồi quy chỉ cịn lại 5 nhân tố trong 7 nhân tố đưa vào mơ hình kiểm định ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm. Cụ thể 5 nhân tố có ảnh hưởng và mức độ tác
động được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp đến sự lựa chọn PMKT của các doanh nghiệp xây lắp là: các tính năng của phần mềm kế tốn; u cầu của người dùng; giá cả phần mềm; độ tin cậy của nhà cung cấp phần mềm; dịch vụ sau bán hàng. Hai nhân tố không ảnh hưởng là: Đặc điểm CNTT và cơ sở hạ tầng; Chuyên môn của nhân viên nhà cung cấp. Sự lựa chọn phần mềm chịu 68.9% tác động từ 5 nhân tố trên, các nhân tố xem xét đều tác động dương đến sự lựa chọn PMKT. Nếu tăng giá trị của môt trong bất kỳ năm nhân tố này sẽ làm tăng giá trị của biến phụ thuộc sự lựa chọn PMKT.
Với đối tượng nghiên cứu của luận văn là các doanh nghiệp xây lắp, tác giả đã tìm ra được 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán. So với các nghiên cứu trước đây thì 5 nhân tố này đều đã được tìm ra và chứng minh là có tác động đến sự lựa chọn PMKT. Tuy nhiên, với loại hình doanh nghiệp xây lắp bài nghiên cứu đã phát hiện và bổ sung thêm một số thang đo phù hợp với đặc thù kinh doanh xây lắp. Năm nhân tố tác động theo kết quả nghiên cứu tuy khơng có sự khác biệt nhiều nhưng mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố đến sự lựa chọn PMKT cho doanh nghiệp xây lắp là khác nhau, cụ thể như sau:
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính năng phần mềm có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự lựa chọn phần mềm kế toán với hệ số hồi quy là 0.350. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Ahmad A.bu-Musa (2005), nghiên cứu của Thái Ngọc Trúc Phương (2013), nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Ánh (2016) và nghiên cứu của Nguyễn Hồng Ngọc Kiêm (2018). Phần mềm kế tốn được xem là một công cụ quan trọng hỗ trợ cơng tác kế tốn từ việc ghi chép, lưu trữ, xử lý nghiệp vụ kế toán đến các báo cáo cần thiết cho việc ra quyết định, giúp giảm bớt khối lượng công việc và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xây lắp, vì đặc thù sản phẩm hoạt động kinh doanh có khối lượng lớn, thời gian thi công dài nên cơng tác kế tốn diễn ra trong hoạt động xây lắp rất nhiều và tương đối phức tạp. Vì vậy, khi đưa ra lựa chọn mua gói phần mềm kế tốn thì đầu tiên phải xem xét là phần mềm kế tốn có các
tính năng cần thiết đáp ứng cho người dùng hay không? Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “các tính năng phần mềm” đã được phát hiện và chứng minh ở các nghiên cứu trước là có ảnh hưởng đến sự lựa chọn PMKT. Tuy nhiên, với đặc thù của doanh nghiệp xây lắp, bài nghiên cứu này đã bổ sung một số thang đo mới như: PMKT có khả năng hỗ trợ hiệu quả việc tập hợp chi phí và quản lý giá thành theo từng cơng trình; PMKT có khả năng khái báo dự tốn của dự án, cơng trình; PMKT có các chức năng quản lý tốt hàng tồn kho nhập mua xuất thẳng ra công trình; PMKT có chức năng quản lý cơng nợ và lãi/ lỗ của từng cơng trình; PMKT có đa dạng các báo cáo tổng hợp và theo dõi thực hiện theo từng dự án, cơng trình. PMKT cho doanh nghiệp xây lắp có đầy đủ các tính năng như trên sẽ giúp cơng tác kế tốn xử lý nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian, công sức và đem lại hiệu quả cao cho người dùng. Do vậy, tính năng phần mềm sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh và có tác động mạnh nhất đến sự sử dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp xây lắp tại Tp.Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy yêu cầu của người dùng có tác động mạnh thứ hai đến sự lựa chọn phần mềm kế toán với hệ số hồi quy là 0.305. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Ahmad A.bu-Musa (2005), nghiên cứu của Thái Ngọc Trúc Phương (2013), nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Ánh (2016) và nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc Kiêm (2018). Khi lựa PMKT cần lưu ý đến yêu cầu của người dùng vì một PMKT phù hợp sẽ đáp ứng được các yêu cầu hiện tại và dễ dàng thích nghi nhất với các yêu cầu tương lai của doanh nghiệp. Xuất phát từ những đặc thù hiện có trong doanh nghiệp xây lắp ở Việt Nam, nên cần thiết phải sử dụng phần mềm kế tốn trong cơng tác hạch tốn kế tốn của doanh nghiệp. Trước hết khi mua một phần mềm, việc cần làm là doanh nghiệp phải xác định được yêu cầu cần thiết để lựa chọn phần mềm kế toán, làm cơ sở cho việc chọn đúng phần mềm mong muốn như: phần mềm kế toán phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh, đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp xây lắp; PMKT phải phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định của luật pháp, chế độ kế toán mà doanh nghiệp xây lắp đã đăng ký; PMKT có khả năng tạo
được các báo cáo với tốc độ nhanh và chính xác phục vụ cho cơng tác quản trị, đấu thầu, PMKT có khả năng cải tiến phù hợp với sự thay đổi của thông tư, chế độ kế tốn trong tương lai.... Vì thế u cầu người dùng có tương quan mạnh đến của các doanh nghiệp xây lắp tại Tp.Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá cả phần mềm có tác động mạnh thứ ba với hệ số hồi quy là 0.238. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Elikai và cộng sự (2007), nghiên cứu của Pary và cộng sự (2010), nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Ánh (2016) và nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc Kiêm (2018). Giá phí của phần mềm là tồn bộ chi phí bỏ ra để sử dụng phần mềm, vì vậy PMKT phải mang lại được lợi ích cho doanh nghiệp. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm kế tốn dành cho doanh nghiệp xây lắp với các tính năng hữu ích và mức giá cạnh tranh khác nhau, nhiều sản phẩm phần mềm được các công ty sản xuất phần mềm ở nước ngồi thiết kế với các tính năng rất ưu việt so với trong nước. Tuy nhiên, đi đơi với chất lượng sản phẩm tốt thì mức giả cả cũng cao hơn. Đối với doanh nghiệp xây lắp họ thường mua phần mềm kế toán theo yêu cầu đặt hàng, như vậy giá thành của các sản phẩm này thường cao hơn. Doanh nghiệp xây lắp để hoạt động tốt, cũng cần cân nhắc trong mọi chi tiêu để có thể tiết kiệm nhất mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh tính năng phần mềm thì giá phí của phần mềm cũng là một vấn đề quan tâm khi lựa chọn mua. Do đó, giá phí phần mềm là nhân tố góp phần cho sự lựa chọn mua PMKT của các doanh nghiệp xây lắp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tin cậy của nhà cung cấp phần mềm có ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán với hệ số hồi quy là 0.165. Kết quả nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của Ahmad A.bu-Musa (2005), nghiên cứu của Lapierre (2000), Anil S.Jadhav & Rajendra M. Sonar (2009), nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Ánh (2016) và nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc Kiêm (2018). Vấn đề người mua sản phẩm phần mềm hay quan tâm là độ uy tín hay độ tin cậy của nhà cung cấp
phần mềm, những nhà cung cấp được người mua trên thị trường đánh giá uy tín thường sẽ cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt, kèm theo các dịch vụ bảo hành, hỗ trợ đầy đủ. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp xây lắp, họ thường quan tâm đến tính năng của phần mềm và sự đáp ứng yêu cầu của người dùng, sản phẩm phần mềm kế toán ở các doanh nghiệp xây lắp thường là các phần mềm được thiết kế sẵn theo đơn đặt hàng cới đầy đủ các khâu hướng dẫn về vận hành, sửa chữa và bảo trì nên nhân tố độ tin cậy của phần mềm cũng góp phần tác động đến sự lựa chọn mua PMKT của các doanh nghiệp xây lắp nhưng mức độ tác động không cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch vụ sau bán hàng có ảnh hưởng thấp nhất đến sự lựa chọn PMKT với hệ số hồi quy là 0.116. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc Kiêm (2018). Với kinh nghiệm sau một thời gian sử dụng phần mềm kế toán, nhiều người cho rằng dịch vụ sau bán hàng cũng rất cần thiết để xem xét có tiếp tục sử dụng phần mềm kế tốn của cơng ty đó hay khơng hoặc sẽ giới thiệu cho người quen sử dụng. Nhưng đối với doanh nghiệp xây lắp là loại hình hoạt động có những đặc thù khác biệt so với các ngành nghề khác, nghiệp vụ kế toán cũng khá phức tạp, để thích hợp thì nhà quản lý doanh nghiệp thường chọn mua các phần mềm kế toán đặt hàng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Phần mềm này sẽ đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp và sẽ có bộ phận kỹ thuật viên chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn trong suốt quá trình sử dụng phần mềm nên dịch vụ sau bán hàng không được chú ý đến nhiều. Dịch vụ sau bán hàng thường bao gồm: sự hỗ trợ giải quyết sự cố, chế độ bảo trì, nâng cấp, chăm sóc khách hàng giúp q trình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty mua phần mềm được diễn ra hiệu quả. Tuy dịch vụ sau bán hàng có tác động thấp nhất, nhưng nếu khơng chú ý đến vấn đề này sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơng ty. Do vậy, dịch vụ sau bán hàng là nhân tố có tác động đến sự lựa chọn mua PMKT của các doanh nghiệp xây lắp nhưng mức độ tác động là thấp nhất.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chương 4, tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu từ thống kê, mô tả đặc
điểm mẫu, kiểm định và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp Cronbach
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, sau đó phân tích hồi quy để đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và cuối cùng là kiểm định giả thuyết và dị
tìm sự vi phạm của các giả thuyết trong mơ hình. Kết quả bài nghiên cứu chỉ ra được có
5 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp xây lắp tại Tp. Hồ Chí Minh là “yêu cầu của người dùng”; “các tính năng của phần mềm”; “độ tin cậy của nhà cung cấp phần mềm”; “giá phí của phần mềm”; “dịch vụ sau bán hàng”. Trong đó, nhân tố “các tính năng của phần mềm” có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đến là “yêu cầu của người dùng”; “giá phí của phần mềm”; “độ tin cậy của nhà cung cấp phần mềm” và ảnh hưởng thấp nhất là “dịch vụ sau bán hàng”.
Nội dung chương 4 là cơ sở khoa học quan trọng để tác giả rút ra các kết luận và đưa ra một số gợi ý chính sách cần thiết.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Trong chương 5, dựa vào kết quả phân tích dữ liệu ở phần trên, tác giả sẽ đưa ra các kết luận cho nghiên cứu. Từ đó, đưa ra một số hàm ý chính sách giúp các doanh
nghiệp đưa ra các sự lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp và cho các nhà cung cấp
thiết kế cho ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Cuối cùng là những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.