2.3. Các nhân tố tác động đến nợ xấu
2.3.2. Nhóm nhân tố đặc trưng của ngân hàng
2.3.2.1. Tỷ lệ nợ xấu năm trước
Dash và Kabra (2010), Das và Gosh (2007) tìm thấy sự tác động tích cực của tỷ lệ nợ xấu giai đoạn trươc lên nợ xấu hiện tại. Theo Jalan (2001), nếu tình trạng nợ xấu năm trước cịn nhiều kèm theo những khó khăn trong việc thi hành quyết định của tòa án để thu hồi nợ, hay nguồn dự phịng khơng tương xứng với các tài sản bị tịch thu, phá sản thì sẽ tác động đến tình hình nợ xấu ở năm hiện tại, dẫn đến tình trạng nợ xấu cũ dồn nợ xấu mới
2.3.2.2. Tăng trưởng tín dụng
Keeton (1999) đã tiến hành thu thập dữ liệu từ các ngân hàng thương mại tại Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1982 đến 1996 kết hợp áp dụng mơ hình véc tơ tự hồi quy để phân tích tác động của tốc độ tăng trưởng tín dụng đến chất lượng của các khoản vay. Nghiên cứu cho chúng ta bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng với khả năng suy yếu của các tài sản cho vay. Cụ thể, Keeton (1999) nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng kết hợp với các tiêu chuẩn tín dụng được hạ thấp sẽ đẩy dư nợ cho vay tăng cao kèm theo đó là sự mất kiểm sốt về chất lượng tín dụng như giá trị tài sản khơng đảm bảo được khoản vay do định giá không sát với trị giá thực tế hay sự phớt lờ của ngân hàng khi nhận định về nguồn thu nhập để trả nợ,… từ đó gây ra sự thiệt hại nặng nề cho ngân hàng.
Hay trong nghiên cứu của Weinberg (1995) về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và khả năng mất vốn của các ngân hàng thương mại tại Mỹ từ năm 1950 đến 1992. Ơng đã phác họa một mơ hình đầy tính thuyết phục khi đưa ra giả thuyết rằng trong thời kỳ kinh tế mở rộng, các nhà lãnh đạo ngân hàng sẽ đẩy mạnh cho vay vì kỳ vọng lợi nhuận từ các dự án đầu tư khả thi sẽ tăng từ đó kỳ vọng lợi nhuận từ các khoản cho vay đi kèm các dự án này cũng được tăng cao. Thông thường, để gia tăng một mặt hàng nào đó, động thái từ nhà cung cấp sẽ là hạ giá thành hoặc giảm chất lượng mặt hàng, tương tự như vậy, khi các nhà lãnh đạo ngân hàng muốn tăng cho vay thì bắt buộc phải nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay. Do đó, sự tăng trưởng tín dụng q mức sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng khoản vay thấp đi, từ đó tỷ lệ nợ xấu tăng dẫn đến thiệt hại về mặt tài sản cho ngân hàng.
ΔGRL(%) = Tổng cho vay năm nay−Tổng cho vay năm trước
Tổng cho vay năm trước × 100
2.3.2.3. Quy mô ngân hàng
Hu và cộng sự (2006) có phân tích mối quan hệ giữa nợ xấu và cơ cấu sở hữu của các NHTM tại Đài Loan với một bộ dữ liệu vào giai đoạn 1996-1999. Nghiên cứu cho thấy hình thức sở hữu cũng là một nguyên nhân gây ra nợ xấu : cụ thể các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao hơn sẽ có các khoản nợ xấu thấp hơn so với
các ngân hàng khác. Hu và cộng sự (2006) cũng cho thấy rằng quy mơ ngân hàng có mối quan hệ nghịch chiều với các khoản nợ xấu, quy mơ ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng nhỏ, vì những ngân hàng lớn có thể linh hoạt hơn trong việc quản lý nợ nhờ đa dạng hóa danh mục cho vay của họ
Misra và Dhal (2010) và Dash và Ghosh (2007) cho rằng quy mô ngân hàng có mối quan hệ đồng biến với nợ xấu. Kết luận như trên là do những ngân hàng lớn lợi dụng quy mô và sức ảnh hưởng của mình sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn do mong đợi vào sự bảo vệ của chính phủ khi những ngân hàng này gặp nạn, từ đó dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng mà biểu hiện là tỷ lệ nợ xấu
Quy mô ngân hàng = Log( tài sản ngân hàng)
2.3.2.4. Khả năng sinh lời
Bài luận văn đề cập đến một trong những chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE và ROA.
Marki và các cộng sự (2014) khi nghiên cứu tác động của các nhân tố đến tỷ lệ nợ xấu của khu vực Eurozone đã chỉ ra rằng ROE và tỷ lệ nợ xấu có quan hệ ngược chiều với nhau. Nhận định trên được lập luận như sau: các ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt, lợi nhuận cao sẽ đề cao chủ trương hoạt động an toan hơn, không bất chấp tăng trưởng để tạo ra lợi nhuận, cụ thể hạn chế các khoản cấp tín dụng khơng chất lượng để đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài
ROA = Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản × 100 ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu × 100
2.3.2.5. Dư nợ cho vay/vốn huy động
Djiogap và Ngomsi (2012) đã tiến hành cuộc điều tra các khoản vay trung dài hạn tại Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi ( CEMAC) trong giai đoạn 2001-2010 và họ nhận thấy rằng tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động có quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Nguyên do là khi nguồn huy động dồi dào sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay nhiều hơn, bất chấp rủi ro tiềm ẩn nếu
nguồn vốn huy động khơng được phân bổ vào các khoản cấp tín dụng hiệu quả,dẫn đến nguy cơ nợ xấu tăng cao
Marki và các cộng sự (2014) khi nghiên cứu tác động của các nhân tố đến tỷ lệ nợ xấu của khu vực Eurozone thì khơng tìm thấy mối quan hệ nào giữa tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động
LTD (%) = Ttổng vốn huy độngổng dư nợ cho vay× 100