Đánh giá các nhân tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 64)

3.3.1. Nhóm các nhân tố có xu hướng tác động ngược chiều

3.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP

 Thực trạng

Năm 2007, GDP tăng trưởng cao nhất đạt 7.13%, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất 1.5%. Giai đoạn 2008-2012, tốc độ tăng trưởng GDP giảm do tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu và một số biện pháp xử lý lạm phát sau khi triển khai gói kích cầu năm 2009; tỷ lệ nợ xấu tăng cao đạt đỉnh điểm 4.08% vào năm 2012. Giai đoạn 2013-2015, GDP đã có dấu hiệu tăng trưởng trợ lại và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống ở mức 2.55%

 Nhận định

Khi kinh tế phát triển mạnh mẽ, tạo cơ hội việc làm cũng như kinh doanh để tăng thu nhập cho các công ty và hộ gia đình, từ đó cải thiện khả năng trả nợ, nợ xấu ngân hàng ở mức thấp. Ngược lại, hoạt động sản xuất của nền kinh tế bị trì trệ, hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khănsẽ đẩy tỷ lệ nợ xấu tăng cao

3.3.1.2. Quy mô ngân hàng

Năm 2007, tốc độ tăng trưởng quy mô của các ngân hàng cao nhất đạt 54.34% do mục tiêu tăng trưởng; tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 1.17%. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng quy mô ngân hàng giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế; tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Giai đoạn 2009-2012, tốc độ tăng trưởng quy mô ngân hàng tăng cao năm 2010 với 45.39% do Chính phủ khuyến khích NHTMCP tự xử lý nợ xấu bằng việc tăng tín dụng an tồn, tỷ lệ nợ xấu giảm thấp nhất vào năm 2012 với 4.02% khi Chính phủ trực tiếp can thiệp do tỷ lệ nợ xấu tăng cao vượt tầm kiểm soát của các NHTMCP. Giai đoạn 2013-2015, Chính phủ thực hiện chủ trương tăng trưởng an toàn và bền vững nên tốc độ tăng trưởng quy mô ngân hàng tăng trở lại; tỷ lệ nợ xấu giảm.

 Nhận định

Quy mô ngân hàng càng lớn tạo nhiều cơ hội đầu tư hơn, nghĩa là với một ngân hàng có quy mơ lớn thì có thể đa dạng danh mục cho vay, đa dạng đối tượng cho vay từ nhiều quốc gia, khu vực, quy mô vốn và phân khúc khách hàng khác nhau từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng

3.3.1.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE

 Thực trạng

Năm 2007, tỷ lệ ROE cao nhất 15.26 do tăng trưởng kinh tế, nhiều cơ hội kinh doanh làm tăng lợi nhuận; tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 1.17%. Năm 2008, tỷ lệ ROE giảm mức thấp 8.26 do hậu quả khủng hoảng kinh tế; tỷ lệ nợ xấu tăng. Giai đoạn 2009-2012, diễn biến của tỷ lệ ROE tương tự tốc độ tăng trưởng quy mô ngân hàng, do tỷ lệ ROE phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Tỷ lệ ROE giảm mức thấp nhất 7.21 và tỷ lệ nợ xấu của 27 NHTMCP ở mức cao nhất 3.23%

 Nhận định

Khi ngân hàng sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ tạo điều kiện kiểm sốt tốt chi phí kinh doanh hay chất lượng tín dụng, nâng cao lợi nhuận, từ đó nợ xấu giảm. Ngược lại, nếu ngân hàng quản lý kém dẫn đến nhiều hoạt động rủi ro, từ đó nợ xấu tăng

3.3.1.4. Tăng trưởng tín dụng

 Thực trạng

Năm 2007, tăng trưởng tín dụng đạt mức cao, đạt 174.66% do Chính phủ thực hiện chính sách mở rộng để khuyến khích đầu tư; tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tăng. Năm 2008, tăng trưởng tín dụng đạt mức thấp do hậu quả của khủng hoảng kinh tế; tỷ lệ nợ xấu năm 2009 giảm. Giai đoạn 2009-2012, tăng trưởng tín dụng được kiểm sốt để khắc phục tình trạng nợ xấu do biểu hiện của các khoản vay dưới tiêu chuẩn đã cấp. Giai đoạn 2013-2015, hoạt động tín dụng tăng trưởng trở lại nhưng vẫn ở mức thấp do kinh tế chưa phục hồi; tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức < 3%.

 Nhận định

Chất lượng tín dụng được biểu hiện trong q trình vay của khách hàng, thường được biểu hiện sau một chu kỳ kinh doanh. Trong quá trình phát triển kinh tế, do áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng nên tín dụng liên tục tăng trưởng mà không chú trọng đến chất lượng khoản vay nên dẫn đến rủi ro tín dụng đặc biệt là nợ xấu tăng cao trong dài hạn.

3.3.1.5. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động LTD

 Thực trạng

Trong giai đoạn 2006-2015, tỷ lệ LTD nằm trong khoảng 0.7 đến nhỏ hơn 1 vàkhơng có biến động lớn giữa các năm.Tỷ lệ này có xu hướng cao ở giai đoạn 2006-2009, giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao. Sang giai đoạn 2012-2015, tỷ lệ LTD có xu hướng giảm do sự can thiệp của Chính phủ trong cơng tác xử lý nợ xấu.

 Nhận định

Khi nguồn vốn huy động cao, ngân hàng sẵn sàng cho hoạt động cho vay, tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng tín dụng các khoản vay dưới chuẩn vì mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn. Từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng trong dài hạn, biểu hiện cụ thể là chất lượng tín dụng kém dẫn đến nợ xấu tăng, hoạt động tín dụng bị hạn chế

3.3.2. Nhóm các nhân tố có xu hướng tác động cùng chiều

3.3.2.1. Tỷ lệ lạm phát

 Thực trạng

Năm 2008, tỷ lệ lạm phát tăng cao nhất 22.67% do việc đẩy mạnh tăng trưởng khơng kiểm sốt; tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Giai đoạn 2009-2011, tỷ lệ lạm phát tăng trở lại do Chính phủ thực hiện các biện pháp kích cầu; tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1.9% lên 3.07%, và cao nhất vào năm 2012 với tỷ lệ 4.08%. Giai đoạn 2012-2015, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát; tỷ lệ nợ xấu giảm

 Nhận định

Khi lạm phát tăng cao, chi phí đi vay sẽ cao hơn, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, từ đó nợ xấu tăng. Ngoài ra, lạm phát tăng cũng làm giảm thu nhập thực tế, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

3.3.3. Nhóm các nhân tố khơng có xu hướng tác động hoặc xu hướng tác động không chắc chắn động không chắc chắn

3.3.3.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA

 Thực trạng

Năm 2007, tỷ lệ ROA cao nhất đạt 1.802 do tăng trưởng kinh tế, nhiều cơ hội kinh doanh làm tăng lợi nhuận; tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 1.17%. Giai đoạn 2008- 2011, tỷ lệ ROA biến động liên tục tăng giảm theo biến động của tăng trưởng tín dụng vì tỷ lệ ROA phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng; tỷ lệ nợ xấu biến động ngược chiều. Giai đoạn 2012-2015, tỷ lệ ROA giảm do sự can thiệp của Chính phủ vào việc kiểm soát nợ xấu nên một mặt tăng trưởng tín dụng giảm kéo theo lợi nhuận giảm, mặt khác chất lượng tín dụng được chú trọng, từ đó tỷ lệ nợ xấu giảm xuống

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển tự nhiên,các ngân hàng với hiệu quả hoạt động tốt, lợi nhuận cao thì ít bị áp lực phải tạo ra doanh thu bất chấp các hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên, mối quan hệ này không được biểu hiện xuyên suốt trong giai đoạn 2006-2015, có thể là do sự can thiệp của Chính phủ lên cả hai nhân tố tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ ROA để đạt mục tiêu đưa hệ thống ngân hàng về quỹ đạo phát triển an toàn và bền vững

Kết luận chương

Chương 3 trình bày ba nội dung chính. Phần thứ nhất trình bày về thực trạng nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam thông qua một số nội dung như khái niệm, nguyên nhân, tác động và thực trạng nợ xấu tại hệ thống ngân hàng Việt nam. Phần thứ hai trình bày thực trạng các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP thơng qua nhóm các nhân tố thuộc về đặc trưng của ngân hàng như quy mơ tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ ROA, ROE, LTD và nhóm các nhân tố vĩ mơ như GDP, tỷ lệ lạm phát. Thực trạng nghiên cứu trong Chương 3 sẽ làm tiền đề để đưa ra nhận định tổng quát về tác động của các nhân tố đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP.Đồng thời, cũng làm cơ sở để đưa ra một số giải pháp nhằm kiểm soát tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP tại Việt nam trong chương 5.

CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 4.1. Mơ hình nghiên cứu

Có nhiều cơng trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu thường ưu tiên sử dụng phương pháp hồi quy đa biến với dữ liệu bảng để phân tích và xử lý số liệu để đạt được tính tối ưu của ước lượng như đã trình bày tại Chương 2.Mơ hình hồi quy dữ liệu bảng có thể được xem là một trong những cách tiếp cận phù hợp để tiến hành nghiên cứu vấn đề này với những ưu điểm như có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo khơng gian thuần túy cũng như ít có sự đa cộng tuyến giữa các biến số.

Dữ liệu bảng là dữ liệu có tính bình diện cả về khơng gian lẫn thời gian. Đó là sự mở rộng dữ liệu chéo (cross section) theo thời gian (time series) hay còn được gọi là dữ liệu chéo theo chuỗi thời gian (cross sectional time-series data) (Đinh Cơng Khải, 2012)

Các dạng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng sử dụng trong bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu xác định sự khác biệt tự nhiên và chỉ rõ mơ hình dựa trên các kiểm định thống kê lựa chọn giữa mơ hình OLS (pooled regression) (1) và mơ hình đặc trưng dữ liệu bảng (mơ hình yếu tố cố định - fixed effect regression) (2), mơ hình yếu tố ngẫu nhiên - random effect regression)(3).

Tuy nhiên OLS,FEM và REM khơng kiểm sốt được hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan nên để đảm bảo ước lượng hàm hồi quy là tin cậy, có tính chất BLUE (ước lượng vững không chệch và hiệu quả), bài luận sử dụng nghiên cứu của Arellano và Bond (1991), phương pháp hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng GMM. Phương pháp GMM cũng phù hợp trong trường hợp cỡ mẫu N lớn và T nhỏ của tác giả. Đây là một giải pháp hữu hiệu để ước lượng hồi quy trong mơ hình trong trường hợp mơ hình vừa có hiện tượng phương sai thay đổi, tượng tương quan và nội sinh. Theo nghiên cứu của Arellano và Bond (1991), mơ hình Arellano và

Bond kiểm sốt được hiện tượng tự tương quan giữa phần dư, hiện tượng phương sai thay đổi và nội sinh. Bài nghiên cứu tiếp cận trên cả mơ hình sai phân GMM (4) và hệ thống GMM (5) nhằm so sánh kết quả với nhau

Mơ hình nghiên cứu như sau:

𝑁𝑃𝐿𝑖,𝑡 =𝛽0+𝛽1𝑁𝑃𝐿𝑖,𝑡−1+𝛽2𝐶𝑅𝐸𝐷𝐼𝑇𝐺𝑅𝑂𝑖,𝑡+𝛽3𝑅𝑂𝐸𝑖,𝑡+𝛽4𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡+𝛽5𝐿𝑇𝐷𝑖,𝑡 +𝛽6𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖,𝑡 +𝛽7𝐺𝐷𝑃𝑖,𝑡 +𝛽8𝐼𝑁𝐹𝑖,𝑡 +𝜀𝑖,𝑡

Trong đó:

STT Biến Ý nghĩa Dấu kỳ vọng

Biến phụ thuộc

1 NPL Tỷ lệ nợ xấu Biến độc lập

2 𝑁𝑃𝐿𝑖,𝑡−1 Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thứ i

trong năm t-1 +

Biến độc lập: nhân tố thuộc về đặc trưng ngân hàng

3 SIZE Quy mô tổng tài sản +

4 ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu -

5 ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản -

6 LTD Tổng dư nợ cho vay trên vốn huy động +

7 CREDITGRO Tăng trưởng tín dụng +

Biến độc lập: nhân tố thuộc về vĩ mô

8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội -

9 INF Tỷ lệ lạm phát +

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam, sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh và định lượng, dữ liệu thu thập là dữ liệu thứ cấp dựa trên các nguồn chính thức như báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính được cơng bố cơng khai qua các năm của 27 NHTMCP Việt Nam thuộc phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2015.

Dữ liệu thu thập sẽ được thống kê sau đó phân tích, xử lý bằng phần mềm Stata và dùng mơ hình hồi quy đa biến, cụ thể là mơ hình OLS, yếu tố cố định FEM, yếu tố cố định REM phương pháp Momen tổng quát dạng sai phân (Difference Generalized Method of Moments – DGMM) và phương pháp Momen tổng quát dạng hệ thống (System Generalized Method of Moments – SGMM)

4.3. Thu thập và xử lý số liệu

Thu thập số liệu các nhân tố thuộc đặc trưng ngân hàng, cụ thể như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, vốn huy động, dư nợ cho vay, và tỷ lệ nợ xấu từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 27 NHTMCP và các nhân tố vĩ mô, cụ thể như GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay của Việt nam từ Worldbank trong phạm vi nghiên cứu từ năm 2006 – 2015 để tính tốn giá trị các nhân tố tác động đến nợ xấu như Chương 2 đã trình bày.

4.4. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Thống kê mô tả giúp tác giả có các nhìn tổng quan về dữ liệu, phát hiện những quan sát sai biệt trong cỡ mẫu, kết quả trình bày theo bảng thống kê mơ tả trong bảng 4.1 dưới đây. Kết quả chỉ ra phạm vi, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến sử dụng trong nghiên cứu này.

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến phụ thuộc và độc lập được sử dụng

Biến Cỡ mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn GT nhỏ nhất GT lớn nhất

NPL 266 0.022 0.013 0.000 0.096 CREDITGRO 266 0.486 0.987 -0.482 11.343 LTD 266 0.865 0.283 0.202 2.804 ROE 265 10.567 6.859 0.070 30.560 ROA 266 1.150 0.868 0.010 5.950 SIZE 266 0.038 0.049 0.001 0.241 GDP 270 0.061 0.006 0.053 0.071 INF 270 0.100 0.068 0.006 0.227

• Biến NPL có độ biến động trong khoảng từ giá trị 0 tới giá trị 0.1 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 0.02, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.01. Dữ liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn không lớn hơn so với giá trị trung bình.

• Biến CREDITGRO có độ biến động trong khoảng từ giá trị -0.48 tới giá trị 11.34 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 0.49, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.99. Dữ liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn lớn hơn không quá nhiều so với giá trị trung bình.

• Biến LTD có độ biến động trong khoảng từ giá trị 0.2 tới giá trị 2.8 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 0.87, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.28. Dữ liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn không lớn hơn so với giá trị trung bình.

• Biến ROE có độ biến động trong khoảng từ giá trị 0.07 tới giá trị 30.56 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 10.57, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 6.86. Dữ liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn khơng lớn hơn so với giá trị trung bình.

• Biến ROA có độ biến động trong khoảng từ giá trị 0.01 tới giá trị 5.95 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 1.15, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.87. Dữ liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn không lớn hơn so với giá trị trung bình.

• Biến SIZE có độ biến động trong khoảng từ giá trị 0 tới giá trị 0.24 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 0.04, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.05. Dữ liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn lớn hơn không quá nhiều so với giá trị trung bình.

• Biến GDP có độ biến động trong khoảng từ giá trị 0.05 tới giá trị 0.07 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 0.06, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.01. Dữ liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn không lớn hơn so với giá trị trung bình.

• Biến INF có độ biến động trong khoảng từ giá trị 0.01 tới giá trị 0.23 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 0.1, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.07. Dữ liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn khơng lớn hơn so với giá trị trung bình.

Thống kê mơ tả giữa các biến trong mơ hình theo bảng 4. cho thấy, trong mơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)