Tỷ lệ nợ xấu năm trước
Tỷ lệ nợ xấu năm trước có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu năm nay, điều này có nghĩa là một cú sốc với nợ xấu sẽ có ảnh hưởng lâu dài đối với hệ thống
ngân hàng. Chính vì thế cơng tác kiểm sốt và xử lý nợ xấu phải được thực hiện từ đầu, song song với hoạt động cấp tín dụng bằng cách thẩm định chặt chẽ thơng tin của khách hàng trước và sau khi vay để đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng cũng như chất lượng tín dụng của tồn hệ thống. Đồng thời, đối với các khoản vay đã phát sinh nợ xấu cần đánh giá lại khả năng thu hồi để có biện pháp nhanh chóng xử lý. Chẳng hạn, đối với các khoản nợ xấu mà khả năng thu hồi vốn khơng chắc chắn thì xử lý bằng cách bán tài sản bảo đảm hoặc bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản, công ty quản lý nợ hoặc chuyển nợ xấu thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp, tham gia cơ cấu doanh nghiệp. Còn đối với các khoản nợ xấu có phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì ngân hàng nên tạo điều kiện hỗ trợ bằng cách giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp tái sản xuất, khôi phục lại giá trị.
Ngoài ra, các NHTMCP nên vận dụng cả phương pháp định lượng và định tính để xác định, phân loại và trích lập dự phịng nợ xấu một cách chính xác hơn. Từ đó, đánh giá đúng giá trị và ảnh hưởng của nợ xấu đến tình hình hoạt động của ngân hàng để xử lý một cách triệt để hơn.Thành lập ban xử lý nợ tại Hội sở chính cũng như các chi nhánh. Đẩy mạnh cơng tác xử lý nợ xấu theo hướng ưu tiên thu hồi gốc trước, chủ động, tích cực phối hợp với khách hàng để xử lý tài sản đảm bảo phục vụ công tác thu hồi nợ xấu
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Chính vì vậy phải nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong khi quy mô tài sản không ngừng tăng theo thời gian. Các ngân hàng thương mại phải có chiến lược đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận ổn định, tránh đầu tư mạo hiểm vào các khoản mục có rủi ro cao. Một số giải pháp kiến nghị như sau:
Một là, xây dựng chiến lược tăng trưởng tín dụng an tồn và bền vững để đảm bảo nguồn thu nhập từ lãi cho vay. Mặt khác khi chất lượng tín dụng tăng thì
chi phí dung để trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu sẽ giảm xuống từ đó tăng lợi nhuận.
Hai là, tăng cường đa dạng các dịch vụ ngân hàng, nhất là các dòng dịch vụ bán lẻ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại,.. vừa góp phần gia tăng các khoản thu dịch vụ, vừa hỗ trợ tích cực cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, qua đó tăng lợi nhuận.
Ba là, xây dựng từng danh mục đầu tư vớicác hạn mức rõ ràng đồng thời thực hiện đa dạng hóa các cơng cụ đầu tư để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó tăng lợi nhuận
Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Do đó, từng ngân hàng thương mại cổ phần phải xây dựng cho mình chiến lược tăng trưởng tín dụng bền vững và lâu dài, tránh cho vay quá mức đồng thời phải nâng cao các chỉ số bảo đảm tín dụng an tồn theo thông lệ quốc tế để nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng cũng như tồn hệ thống. Một số giải pháp kiến nghị như:
Xây dựng các chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp tình hình thị trường và từng đối tượng khách hàng khác nhau để thúc đẩy hoạt động kinh doanh riêng biệt của từng đối tượng đó. Chẳng hạn, gói tín dụng dành riêng cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Ngoài ra cần xem xét đánh giá lại cơ cấu cho vay để xây dựng cơ cấu cho vay bền vững.
Đảm bảo tăng trưởng tín dụng gắn liền với chất lượng tín dụng. Các ngân hàng nên xây dựng cấu trúc phê duyệt tín dụng tập trung trên tồn hệ thống một phần giúp rút ngắn thời gian phê duyệt đồng thời vẫn đảm bảo việc kiểm soát và hạn chế rủi ro.
Có chiến lược tăng trưởng cụ thể cho từng nhóm đối tượng khách hàng dựa vào đánh giá tình hình hoạt động sản xuất cũng như chất lượng tín dụng đã
cấp.Chẳng hạn như, xây dựng chiến lược tăng trưởng tín dụng tại các phân khúc chủ chốt là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc nâng cao năng suất bán hàng và chất lượng đội ngũ. Còn đối với các khối khách hàng doanh nghiệp lớn, tập trung vào việc tái cấu trúc danh mục cho vay, đẩy mạnh bán chéo và cung cấp các sản phẩm chuyên sâu.
Ngồi ra, cần xác định giới hạn cấp tín dụng trên vốn huy động một cách hợp lý cho từng ngân hàng tại từng thời điểm cụ thể để đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra an tồn và hiệu quả bằng cách đa dạng nguồn vốn cấp tín dụng từ đó giảm thiểu rủi ro. Theo quy định số13/2010/TT-NHNN của NHNN, giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động 80%. Tuy nhiên, hiện tại tỷ lệ LTD từng cá thể ngân hàng còn rất cao, đặc biệt là khối NHTMCP nhà nước