Thực trạng nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 42 - 47)

Nhìn lại chặng đường tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt nam trong những năm đầu chuẩn bị gia nhập vào thị trường quốc tế đến những năm trở lại đây, có thể nhận thấy hoạt động tín dụng đã có những bước phát triển nhảy vọt từ 585,559 tỷ đồng năm 2006 lên đến 3.673,971 tỷ đồng năm 2015 chỉ trong vòng 10 năm. Hệ thống ngân hàng Việt nam đã cố gắng tăng trưởng tín dụng để cạnh tranh với ngân hàng nước ngồi, song việc tăng trưởng lại khơng đi kèm với đẩy mạnh cơng tác kiểm sốt chất lượng tín dụng nên tình trạng nợ xấu cũng dần dần hình thành và phát triển cùng tốc độ tăng trưởng tín dụng.(Hình3.1)

Bảng 3.1: Giá trị nợ xấu (tỷ đồng) và tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống (2006-2015) Năm (tỷ VND) Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu

2006 18,989 2.60% 2007 16,452 1.50% 2008 28,854 2.06% 2009 36,737 1.90% 2010 55,503 2.21% 2011 85,506 3.07% 2012 126,109 4.08% 2013 125,555 3.61% 2014 129,043 3.25% 2015 118,968 2.55%

Nguồn: Ngân hàng nhà nước & Tác giả tính tốn

Hình 3.1: Giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam

(2006-2015)

Nhìn vào hình 3.1, ta có thể thấy diễn biến của nợ xấu được phân ra thành 2 giai đoạn rõ rệt :

Thứ nhất, giai đoạn thứ nhất từ 2007-2012, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng liên tục và tăng cao nhất vào năm 2012. Lần đầu tiên NHNN chủ động công bố tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3.07% tổng dư nợ vào năm 2011. Trong khi tổng dư nợ tín dụng chỉ tăng 10.09% ( từ 2,323,871 tỷ đồng lên 2,577,174 tỷ đồng) thì giá trị nợ xấu tăng 54% (từ 55,503 tỷ đồng lên 85,506 tỷ đồng). Các Ngân hàng thương mại bắt đầu gặp nhiều khó khăn về thanh khoản và kết quả hoạt động kinh doanh bắt đầu chững. Kết quả này bắt buộc hệ thống ngân hàng thương mại phải siết chặt cơng tác cấp tín dụng để đảm bảo chất lượng và kiểm soát nợ xấu theo quy định. Đến năm 2012, nợ xấu thật sự trở thành vấn đề đáng lo ngại khi bùng nổ ở mức đỉnh điểm là 4.08% theo công bố của NHNN.

 Nguyên nhân bùng nổ nợ xấu

.000% .500% 1.000% 1.500% 2.000% 2.500% 3.000% 3.500% 4.000% 4.500% 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu/

Do hệ thống các NHTMCP Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng quá mức trong giai đoạn 2007-2011. Việc tăng trưởng nhanh mà lại không chú trọng công tác quản trị, điều hành hoạt động tín dụng như cơng tác thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa tuân thủ đúng quý định. Đặc biệt đối với một số ngân hàng thương mại quy mô nhỏ, mới thành lập, hướng đến mục tiêu mở rộng thị trường bằng mọi giá nên cố tình hạ thấp chuẩn tín dụng và tìm cách lẩn tránh sự kiểm sốt của Chính phủ. Chính việc điều hành bất chấp rủi ro, không hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững đã dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng khó kiểm sốt.

Do tăng trưởng kinh tế nhanh mà cơng tác quản lý cịn yếu kém nên không đủ sức chống chọi lại các cú sốc từ cuộc khủng hoảng toàn cầu. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng thơng qua tình hình chất lượng tín dụng đi xuống và tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Cụ thể, từ năm 2011 đến nay, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, năng lực tài chính doanh nghiệp giảm sút đã làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011-2015 chậm lại đáng kể.( Hình 3.2)

Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng GDP Việt Nam (2006-2015)

6.980% 7.130% 5.660% 5.400% 6.420% 6.240% 5.250% 5.420% 5.980% 6.680% 19.200% 24.720% 38.000% 27.710% 39.000% 29.890% 10.900% 10.980% 12.520% 14.160% .000% 5.000% 10.000% 15.000% 20.000% 25.000% 30.000% 35.000% 40.000% 45.000% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Do hệ thống pháp luật về tài chính ngân hàng của nước ta chưa đồng bộ và đang trong trạng thái hoàn thiện nên khơng thể kiểm sốt một cách mạnh mẽ hồn toàn để giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng. Chẳng hạn, một số quy định về hoạt động cho vay như cầm cố, thế chấp, tài sản bảo đảm hay quy định về phương thức xác định, phân loại nợ xấu được ban hành nhưng chưa có hiệu lực hoặc có hiệu lực chưa cao. Chính điều này làm rủi ro tín dụng tiềm ẩn ngành ngân hàng rất cao, thể hiện ở mức độ nợ xấu

Do hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN trong thời gian qua còn yếu kém và tồn tại nhiều bất cập, không thể ngăn chặn và xử lý kịp thời hoạt động trái quy định của một số tổ chức tín dụng làm cho mơi trường kinh doanh ngân hàng bị méo mó, biến dạng và mất long tin của dân chúng khiến hoạt động ngân hàng trở nên khó khăn và nhiều rủi ro hơn.

Ngồi ra, cịn do bản chất của nợ xấu bắt nguồn từ khách hàng vay sử dụng vốn không hiệu quả và thường bộc lộ sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí cịn kéo dài hơn nếu khách hàng cố tình che giấu, chính vì thế đến năm 2012 khi dư nợ tín dụng khơng tăng nữa thì tỷ lệ nợ xấu bắt đầu được biểu hiện và được đánh giá chủ yếu là các khoản cấp tín dụng cũ trong thời kỳ tăng trưởng trước đó

 Tác động của nợ xấu

Nợ xấu gia tăng tạo ra gánh nặng ngân sách trong vấn đề xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao vượt ngoài khả năng tự xử lý của các ngân hàng thương mại nên cần có sự can thiệp của Chính phủ. Mặc dù, nguồn vốn để xử lý nợ xấu từ ngân sách Nhà nước chưa được đưa ra và chủ trương xử lý bước đầu phải dựa vào bản thân các ngân hàng thương mại nhưng nhìn vào giá trị nợ xấu thì để giải quyết tồn diện nhất định phải có sự can thiệp của ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, các nguồn thu ngân sách đang ngày càng khó khăn do sự đình trệ của nền kinh tế. Về dài hạn, nếu việc xử lý nợ xấu gây ra bội chi ngân sách sẽ tiềm ẩn rủi ro lạm phát, gây bất ổn nền kinh tế. Có thể nói, chính những biện pháp sử dụng ngân sách, nới lỏng tín

dụng những năm 2008 để thúc đẩy nền kinh tế đã là một nhân tố gây ra lạm phát cao trong những năm sau đó.

Nợ xấu gia tăng gây đình trệ nền kinh tế. Khi nợ xấu tăng, ngân hàng phải trích lập dự phịng rủi ro, do đó lượng vốn đưa vào lưu thơng bị hạn chế. Nếu nợ xấu tăng quá cao ngân hàng không được phép cho vay đồng nghĩa với dòng huyết mạch của nền kinh tế bị nghẽn lại, các thành phần khác của nền kinh tế (doanh nghiệp, hộ sản xuất,…) cũng không thể tiếp tục kinh doanh. Điều này sẽ gây ra những tác động xã hội như thất nghiệp, việc làm, an sinh xã hội.

Hơn nữa nợ xấu tăng đe dọa an toàn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng. Nếu nợ xấu khơng được xử lý kịp thời, có thể gây ra sự đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém, khi đó nó sẽ có thể gây ra tác động lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng, gây mất niềm tin của người dân, của nhà đầu tư, của doanh nghiệp, của các tổ chức quốc tế. Nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính quốc gia.

 Biện pháp can thiệp

Trong tình trạng cấp bách này, nhiệm vụ tiên quyết của Chính phủ cũng như bản thân của các ngân hàng thương mại là phải xử lý nợ xấu để trả lại sự chu chuyển bình thường của dịng vốn trong hệ thống tài chính – ngân hàng. Hành động cụ thể theo tinh thần trên, Chính phủ đã đưa ra đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” theo Quyết định 254/QĐ – TT nhằm tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại cùng với việc kiểm soát nợ xấu và đảm bảo trích lập dự phịng rủi ro ở các ngân hàng thương mại. Đến hết năm 2012, NHNN chỉ tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tái cơ cấu tổ chức, tăng cường quản trị hệ thống ngân hàng…để tiến đến xử lý nợ xấu toàn diện.

Thứ hai, giai đoạn thứ hai từ năm 2013-2015, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng chậm lại khơng chỉ nhờ nỗ lực riêng của cơ quan quản lý mà còn là thành quả đáng khen ngợi của các tổ chức tín dụng. Đến cuối năm 2014, tuy con số giá trị nợ xấu

vẫn ở khá cao 129,043 tỷ đồng do dư nợ tín dụng tăng, nhưng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng giảm, khoảng 3.25% vào tháng 12/2014.Năm 2015, năm cuối cùng của giai đoạn 2011-2015 thực hiện Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, mặc dù q trình xử lý nợ xấu cịn nhiều vấn đề nhưng thành quả đạt được là không thể phủ nhận, con số giá trị nợ xấu giảm xuống 118,968 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng đạt 2.55% (đạt mức dưới con số mục tiêu 3%).

3.2. Thực trạng các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)