Các nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47 - 52)

3.2. Thực trạng các nhân tố tác động đến tỷ lệnợ xấu của Ngân hàng thương

3.2.1. Các nhân tố vĩ mô

3.2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Tổng sản phẩm trong nước là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh quy mô, thực trạng và sức mạnh nền kinh tế, là căn cứ để quản lý, điều hành vĩ mơ và cân đối, tính tốn nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng khác. Bảng 3.1 trình bày số liệu về GDP và tốc độ tăng GDP của Việt Nam 2006-2015.

Bảng 3.2: GDP và tốc độ tăng GDP của Việt Nam (2006-2015) Năm GDP giá hiện tại

(USD) Tốc độ tăng GDP(%) 2006 66,371,664,817 6.98% 2007 77,414,425,532 7.13% 2008 99,130,304,099 5.66% 2009 106,014,600,964 5.40% 2010 115,931,749,905 6.42% 2011 135,539,487,317 6.24% 2012 155,820,001,920 5.25% 2013 171,222,025,390 5.42% 2014 186,204,652,922 5.98% 2015 6.68%

Nguồn: Worlbank

Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam (2006-2015)

Hình 3.3 minh họa tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 – 2015. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt 6.32%; giai đoạn 2011- 2015 đạt 5.91% một năm. Nhìn chung tăng đều và ổn định qua các năm. Trong đó, năm 2012 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất (5.25%) và 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất (7.13%).

Nhìn chung, ta nhận thấy giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu có hai biểu hiện cụ thể. Có vẻ như trong giai đoạn 2006-2008 và 2011-2015, biểu hiện ngược chiều còn trong giai đoạn 2009-2010 lại biểu hiện cùng chiều. Lý giải cho nhận định trên như sau:

Trong giai đoạn 2006-2008, nước ta bước đầu trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới, mở ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành các kế hoạch trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt 7.13%, cao nhất từ năm 1997 đến nay. Đồng thời, hoạt động tín dụng cũng được đẩy mạnh để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận vốn để thực hiện các dự án kinh doanh tạo lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 đạt

6.980% 7.130% 5.660% 5.400% 6.420% 6.240% 5.250% 5.420% 5.980% 6.680% 2.600% 1.500% 2.060% 1.900% 2.210% 3.070% 4.080% 3.610% 3.250% 2.550% .000% 1.000% 2.000% 3.000% 4.000% 5.000% 6.000% 7.000% 8.000% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

gần 40%. Điều kiện kinh tế thuận lợi mở ra nhiều cơ hội việc làm cũng như cơ hội kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tê, từ đó gia tăng thu nhập bù đắp chi phí đi vay. Chính vì thế, trong thời gian này tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu có quan hệ ngược chiều với nhau.

Tuy nhiên năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phát triện chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cấu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu chững lại.Chính phủ đã can thiệp bằng cách đưa ra gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng, sau đó tăng lên 160.000 tỷ đồng. Gói kích cầu có tác động tích cực như kích thích nhu cầu tăng, dẫn đến tăng GDP. Tuy nhiên cũng có nhiều hạn chế do sử dụng không hiệu quả nguồn vốn này vào các dự án không khả thi nên dẫn đến tình trạng nợ khơng khả năng thanh tốn. Đó là lý do trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu lại có quan hệ cùng chiều. Điều này đi ngược lại với kết quả nghiên cứu tại Chương 2, có thể là do sự can thiệp của Chính phủ nên tác động này bị ảnh hưởng

Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta đạt mức thấp nhất trong giai đoạn 2006-2015, lý do là Chính phủ tun bố ngừng triển khai gói kích cầuvà ban hành chính sách thắt chặt tiền tệđể ổn định tỷ lệ lạm phát do hệ lụy trong việc triển khai gói kích cầu. Chính vì thế, lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp bị hạn chế cho vay, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình thế rất khó khăn, nợ xấu ngân hàng và hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản và chứng khoán suy thoái, đặc biệt là thị trường bất động sản đóng băng trong khi dư nợ lĩnh vực này rất cao. Nợ xấu của toàn nền kinh tế tăng cao đe dọa sự ổn định của nền kinh tế.

Giai đoạn 2013-2015, Chính phủ đã thực hiện quyết liệt việc tái cơ cấu nền kinh tế song song với xử lý toàn diện nợ xấu của các NHTMCP với mục tiêu phát triển an toàn và bền vững. Kết quả là nền kinh tế nước ta đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại, đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng giảm đáng kể, còn 2.55% vào năm 2015

3.2.1.2. Tỷ lệ lạm phát

Bảng 3.3: Tỷ lệ lạm phát của Việt nam (2006-2015)

Năm Lạm phát (%) 2006 8.57% 2007 9.63% 2008 22.67% 2009 6.22% 2010 12.07% 2011 21.26% 2012 10.93% 2013 4.76% 2014 3.66% 2015 0.63%

Nguồn: World Bank

Nguồn: World Bank

Hình 3.4 : Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu của Việt nam (2006-2015)

Hình 3.4 minh họa diễn biến tình hình lạm phát giai đoạn 2006 – 2015. Có thể nhận thấy hai cột mốc cần chú ý chính là lạm phát năm 2008 và 2011. Trong

2.600% 1.500% 2.060% 1.900% 2.210% 3.070% 4.080% 3.610% 3.250% 2.550% 8.570% 9.630% 22.670% 6.220% 12.070% 21.260% 10.930% 4.760% 3.660% .630% .000% 5.000% 10.000% 15.000% 20.000% 25.000% .000% .500% 1.000% 1.500% 2.000% 2.500% 3.000% 3.500% 4.000% 4.500% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng Tỷ lệ lạm phát

giai đoạn 2006-2011(ngồi trừ năm 2009) thì mức độ lạm phát của Việt nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực.

Nhìn chung, ta thấy giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu hình như có mối quan hệ cùng chiều với nhau, cụ thể:

Năm 2008, lạm phát bùng nổ với tỷ lệ cao nhất 22.67% trong vịng 10 năm trở lại đây, có thời điểm lạm phát tăng cao gần 30%. Có thể nói, tình trạng lạm phát tăng cao chính là kết quả của cuộc chạy đua tăng trưởng kinh tế của Việt nam trong bước đầu mở cửa đón các luồng tiền đầu tư nước ngồi. Chính phủ đã đề ra mục tiêu đẩy nhanh, đẩy mạnh đầu tư nhưng lại khơng chú trọng đến hiệu quả nên gây ra tình trạng đầu tư dàn trải, gây lãng phí. Chính vì nhu cầu vốn đầu tư cao hơn tổng số tiền tiết kiệm trong nước nên chủ nợ địi hỏi lãi suất cao, thậm chí có những khế ước vay với lãi suất lên đến 20%/năm trong những tháng đầu năm 2010. Lãi suất cao làm chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng, gây áp lực tăng giá sản phẩm làm giảm tính cạnh tranh, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng như gián tiếp làm giảm khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng làm tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát tăng cao kéo tỷ lệ nợ xấu tăng theo là do làm giảm thu nhập thực tế, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Năm 2011, lạm phát lại một lần nữa gia tăng sau khi Chính phủ thực hiện kiểm soát đưa lạm phát trở về một con số vào năm 2009 và 2010. Lạm phát năm 2011 tuy tăng mạnh nhưng vẫn còn thấp hơn so với năm 2008. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng lại vào năm 2011 cũng tương đồng với năm 2008, cụ thể:

− Nguyên nhân thứ nhất: Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá, đặc biệt gia tăng chương trình đầu tư cơng qua các doanh nghiệp nhà nước và hậu quả là làm tăng mức cầu về tín dụng, từ đó làm lãi suất cho vay tăng cao. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước thường làm ăn thua lỗ, ví dụ điển hình vào cuối năm 2010, cơng ty quốc doanh xây cất tàu thủy Vinashin rơi vào tình trạng gần phá sản, ngân hàng bị tổn thất nặng nề do không thể thu hồi được vốn

− Nguyên nhân thứ hai: do bội chi ngân sách tương đương với 8.9% và 5.9% của tổng sản phẩm nội địa lần lượt trong hai năm 2009 và 2010. Và cán cân thương mại thiếu hụt thường xuyên tương đương với 8.9% và 10.2% của GDP trong 2009 và 2010. Những con số này chứng tỏ rằng chi tiêu của nhà nước cao hơn thu nhập và nhu cầu nhập khẩu cao hơn trị giá hàng xuất khẩu. Hai sự thiếu hụt này tạo áp lực trên giá cả bằng cả hai tác động cầu kéo và chi phí đẩy.

− Nguyên nhân thứ ba: chi phí gia tăng, theo Nghị Quyết số 11/NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011, Nhà nước cho phép gia tăng giá xăng dầu trong nước cho phù hợp với giá xăng dầu thế giới và giá điện trong nước theo cơ chế thị trường. Tăng giá điện và xăng ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực kinh tế và trực tiếp làm nạn lạm phát trầm trọng thêm. Đây là một hiện tượng chi phí đẩy.

− Nguyên nhân thứ tư: do việc phá giá đồng VNĐ. Ngân hàng nhà nước quyết định phá giá VNĐ là để giảm bớt sự chênh lệch giữa hối suất chính thức và hối suất chợ đen và làm giảm sự khan hiếm ngoại tệ. Sự phá giá VNĐ cũng giúp tăng xuất khẩu và giảm chênh lệch cán cân thương mai vì làm giảm chi phí sản xuất trong nước. Tuy nhiên, đồng Việt Nam mất giá cũng làm tăng lạm phát vì giá sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu sẽ gia tăng tính theo VNĐ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)