Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 88 - 89)

a. Từ chính phủ

Cần có các biện pháp kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp tư nhân trong sản xuất kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn để nâng cao năng lực tài chính, giảm thiểu rủi ro mất vốn của ngân hàng. Song song, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cần duy trì lạm phát ổn định ở mức thấp để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, tạo điều kiện tiếp cận vốn cho các khách hàng có đề án kinh doanh hiệu quả để nâng cao khả năng thu hồi vốn gốc và lãi cho ngân hàng. Thông qua việc giảm lãi suất vay vốn sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất, tăng năng lực canh tranh. Theo hiệu ứng Fisher thì muốn giảm mặt bằng lãi suất chung của nền kinh tế xuống x%, thì tỷ lệ lạm phát phải giảm tương ứng.

b. Từ Ngân hàng nhà nước

Chỉnh sửa và hoàn thiện quy chế cho vay của TCTD, nhất là quy định về gia hạn nợ, đi đôi với nghiêm chỉnh các quy định an toàn về hoạt động ngân hàng. Đồng thời ban hành rõ ràng các quy định về vốn tự có và các hệ số an tồn vốn cũng như quy định về trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ cập nhật theo thơng lệ quốc

tế trên cơ sở thực hiện phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế (5 nhóm) buộc các NHTMCP phải thực thi trên phạm vi tồn hệ thơng để đảm bảo chất lượng hoạt động, nâng cao tính cạnh tranh với thế giới

Nâng cao vai trò của Thanh tra ngân hàng trong việc giám sát rủi ro tín dụng để có thể phát hiện và xử lý kịp thời những rủi ro đang tồn tại cũng như cảnh báo sớm đối với những rủi ro đang tiềm ẩn

Lựa chọn mơ hình phát triển phù hợp cho các cơng ty mua bán nợ và hồn thiện hành lang pháp lý đủ thơng thống để hỗ trợ cho q trình xử lý nợ của các cơng ty mua bán nợ diễn ra nhanh chóng. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia mua nợ xấu của các NHTMCP. Nếu người nước ngoài tham gia mua bán nợ xấu, giá trị thực của các khoản nợ sẽ được đánh giá xác thực, tính minh bạch cao, điều cần thiết cho việc xác định chính xác mặt bằng giá nợ xấu của các NHTMCP

Tiếp tục đẩy mạnh quá trình mua bán, sáp nhập (M&A) để tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, loại bỏ những ngân hàng yếu kém nâng cao năng lực tài chính cũng như năng lục quản trị rủi ro cho các tổ chức tín dụng để quá trình xử lý nợ xấu diễn ra hiệu quả và triệt để. Tăng trưởng tín dụng với chất lượng tốt chỉ có được khi nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng lành mạnh và thực hiện hiệu quả quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)