CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
5.3. Hàm ý quản trị
5.3.6. Yếu tố thu nhập và phúc lợi
Ban giám hiệu nhà trường thực hiện chính sách thu nhập và phúc lợi khá tốt, nhưng người lao động vẫn có sự so sánh về thu nhập với nhau giữa các bộ phận trong công việc. Nguyên nhân chủ yếu do sự chênh lệch về cách tính phụ cấp giữa các thành viên trong các bộ phận tùy theo tính chất từng cơng việc. Phần lớn những giáo viên có lương cao hơn là ở bộ phận giảng dạy, do nhà trường áp dụng tính lương theo giờ giảng và được phụ cấp nhiều hơn khi giảng dạy bằng tiếng Anh. Vì vậy các giải pháp cần phải thực hiện như sau:
Thứ nhất, các lãnh đạo các phòng, ban, khối phải theo dõi giám sát trong việc
tính giờ giảng để xét phần lương thưởng thêm.
Thứ hai, các lãnh đạo các phòng, ban, khối phải theo sát quy trình làm việc để
hỗ trợ đầy đủ cho nhân viên ở bộ phận nấu ăn, bếp, bán trú, vệ sinh, bảo vệ,… khi cần thiết. Thực hiện giải quyết hỗ trợ các trường hợp đau ốm, bệnh nghề nghiệp và những nguyên nhân gây hại cho sức khỏe do cơng việc gây nên để có những chế độ cho người lao động xứng đáng được hưởng.
Thứ ba, phòng hành chánh nhân sự phối hợp với các bộ phận cùng tổ chức các
cuộc sinh hoạt giao lưu công việc, kỹ năng làm việc, xây dựng các chương trình chia sẻ chất lượng cuộc sống, giúp đỡ đồng nghiệp có hồn cảnh khó khăn để mọi thành viên đều cảm nhận sự đồng cảm, sự chia sẻ từ mọi người nhằm mục tiêu tăng sự hiểu biết và thơng cảm với những khó khăn của từng cơng việc tại mỗi bộ phận của người lao động. Thời gian thực hiện giải pháp thí điểm là 6 tháng 1 lần, sau đó sẽ sơ kết đánh giá kết quả thực hiện giải pháp rồi thực hiện tiếp giải pháp mỗi 6 tháng sau đó. Chi phí sẽ trích từ quỹ khen thưởng động viên.
Thứ tư, Ban Giám hiệu nên ra quy định bảo mật lương thưởng của từng cá nhân
để tránh gây ra sự ghen tỵ so sánh nội bộ các vị trí cơng việc trong nhà trường.