Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu của luận văn:

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

2.1.1. Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng bộ trưởng. Trong 25 năm tồn tại và phát triển, Agribank đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mơ hình Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đến nay, Agribank là một DN Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mơ hình Tổng cơng ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất rộng khắp trên toàn quốc với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao d ịch đươ ̣c kết nối trực tuyến. Năm 2010, Agribank bắt đầu mở rô ̣ng ma ̣ng lưới ra nước ngoài khi chín h thức khai trương chi nhánh đầu tiên ta ̣i Vương q́c Campuchia.

Với vai trị tr ụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nơng nghiệp, nơng thơn, Agribank chú trọng mở rơ ̣ng ma ̣ng lưới hoạt động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Hiện nay, Agribank có số lượng khách hàng đông đảo với trên hàng triệu hộ sản xuất và hàng chục nghìn doanh nghiệp.Mạng lưới hoạt đơ ̣ng r ộng khắp góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức.

32

Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngoài nước, Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế.Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh tốn biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đơng đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank. 2.1.2.1. Môi trƣờng hoạt động kinh doanh. 2.1.2.1. Môi trƣờng hoạt động kinh doanh.

Ngày nay, việc tăng nhanh các tổ chức tín dụng cùng với nhu cầu ngày càng cao của thị trường làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng.

Môi trường kinh doanh ngành ngân hàng những năm gần đây được đánh giá là khó khăn đối với hoạt động của các NHTM nói chung và Agribank nói riêng: (i) NHNN liên tục giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp và quy định trần lãi suất cho vay, trong khi nhu cầu vốn của nền kinh tế rất lớn, do vậy nguồn vốn trở thành bài tốn khó đối với các NHTM; (ii) Thị trường vàng và chứng khoán liên tục biến động đã thu hút một lượng vốn từ nền kinh tế; (iii) Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn do chịu sự tác động suy thối kinh tế tồn cầu;

Bên cạnh đó, tình hình thiên tai bão lũ liên tục đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra, việc triển khai các sản phẩm tín dụng của Agribank chịu ảnh hưởng bởi chủ trương kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế đầu tư công và chi từ nguồn ngân sách. Việc cắt giảm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chậm thanh toán, ngân hàng thắt chặt tín dụng và lãi suất cho vay liên tục tăng cao khiến nhiều Doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất, làm ăn thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ vay. Thị phần của Agribank thời gian qua vì thế cũng có những thay đổi lớn.

33

2.1.2.2. Kết quả hoạt động chung.

Theo báo cáo thường niên của Agibank (2012, 2013, 2014), hoạt động trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn do khủng hoảng và suy thoái, kinh tế trong nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong 6 tháng đầu năm 2014 do những biến động của nền kinh tế, thị trường vốn, lãi suất, vốn huy động và dư nợ cho vay liên tục giảm, song với những biện pháp chỉ đạo quyết liệt của Hội đồng thành viên, Ban điều hành, sự đồng thuận, nỗ lực của toàn hệ thống, Agribank tiếp tục khẳng định vị trí, vai trị của Ngân hàng thương mại hàng đầu đối với thị trường tài chính nơng thơn và nền kinh tế đất nước, góp phần tích cực cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

So với năm 2012, Agribank đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong năm 2013. Vốn huy động tăng trưởng 6,39%, tăng trưởng tín dụng đạt 4,97%. Nợ xấu từng bước được kiểm soát với tỷ lệ 5,8%, giảm được 0,3% so với năm 2012. Thanh khoản được giữ vững ổn định. Tình hình tài chính tăng trưởng khá. Hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập từ dịch vụ tăng 29% so với năm 2012. Công tác quản trị điều hành được đổi mới kiện toàn theo hướng sâu sát từ Trụ sở chính đến các đơn vị cơ sở, linh hoạt và phù hợp với diễn biến thị trường, góp phần đưa hoạt động kinh doanh của Agribank ổn định và có hiệu quả.

Tính đến 31/12/2013, tổng tài sản của Agribank đạt trên 693.517 tỷ đồng; tổng nợ phải trả đạt trên 627.000 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 556.000 tỷ đồng. Agribank có 2.400 chi nhánh và phịng giao dịch trong và ngồi nước, có cơ sở khách hàng trên 30.000 DN, hàng triệu hộ sản xuất và hàng ngàn đối tác trong và ngồi nước, có quan hệ đại lý với 1.033 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đến 31/12/2014, tổng tài sản của Agribank đạt 762,869 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2013. Tổng nợ phải trả đạt 690,191 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2013, trong đó, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 78% vốn huy động.

34

Tổng dư nợ cho vay (bao gồm ngoại tệ quy đổi) của ngân hàng đạt 605,324 tỷ đồng, tăng 8.8%. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn duy trì mức độ tăng trưởng, đạt 411,295 tỷ đồng, tăng 32,310 tỷ đồng (+8.5%) so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 74%/tổng dư nợ. Riêng dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng 39,972 tỷ đồng, tốc độ tăng 13.4% tương đương với tốc độ tăng trưởng dư nợ toàn ngành ngân hàng năm 2014.

Ngân hàng cho biết kết quả kinh doanh dịch vụ tăng trưởng ổn định so với năm trước, đến 31/12/2014, tổng thu dịch vụ của Agribank đạt 2,877 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2013, đạt 104% kế hoạch 2014. Trong đó, nhóm dịch vụ thanh tốn trong nước tăng 10%, nhóm dịch vụ thanh tốn quốc tế tăng 11%, nhóm dịch vụ thẻ tăng 47%, các dịch vụ khác tăng 8%.

Bên cạnh đó, ngân hàng công bố lãi hoạt động kinh doanh vốn, đầu tư giấy tờ có giá tăng 40% so với năm 2013.

Kết quả năm 2014, Agribank đạt lợi nhuận trước thuế 3.238 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 101% kế hoạch năm 2014.

Bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2012 – 2014.

STT Chỉ tiêu

Năm 2012

2013 2014 Số liệu Tăng so với

2012 Số liệu với 2013 Tăng so

1 Tổng tài sản 614.947 693.517 11,33% 762.869 10,00% 2 Tổng nợ phải trả 579.536 627.446 8,27% 690.191 10,00% 3 Tổng dư nợ 443.476 480.453 8,34% 530.600 10,44% 4 Lợi nhuận trước thuế 4.104 3.055 -25,57% 3.238 6,00%

Nguồn: báo cáo tài chính Agribank các năm 2012, 2013, 2014

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)